Trung Quốc hùng hổ kéo giàn khoan vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản
Hành động này của Trung Quốc sẽ làm leo thang căng thẳng Nhật – Trung khi cả hai bên đều kiên quyết không khoan nhượng đối với vấn đề chủ quyền tại đảo này.
Giàn khoan Trung Quốc
Theo tin từ Tân Hoa Xã, trong khi hải quân Trung Quốc tổ chức diễn tập bắn đạn thật tại vùng biển Hoa Đông thì một giàn khoan tự nâng tên gọi “Khải Hoàn 01″ đã tiến vào vùng biển thuộc khu vực đảo Senkaku/Điếu Ngư và tiến hành hoạt động thăm dò. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo này, song nó đang nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản.
Video đang HOT
Theo tờ Tuần báo Thượng Du, Khải Hoàn 01 có giá trị tới 180 triệu USD, do công ty KS Energy Singapore chế tạo, sau đó được Công ty ICBCLeasing (công ty con của Ngân hàng công thương Trung Quốc ICBC) mua lại và hiện đang được công ty dầu khí COSL (Trung Quốc) thuê.
Giàn khoan Khải Hoàn 01 dài 66,71m; rộng 67,06m.Trước đó, ICBCLeasing cũng đưa các giàn khoan Dầu khí Hải dương 932 và giàn khoan Nhà thám hiểm số 1 vào hoạt động trong tháng 3 và tháng 5.
Các chuyên gia phân tích cho hay, việc Trung Quốc đặt tên giàn khoan này là “Khải Hoàn 01″ cho thấy nước này có ý định sẽ đưa thêm nhiều thiết bị với tên gọi “Người chiến thắng” tới vùng biển tranh chấp với Nhật.
Theo Tri Thức Trẻ
Nhật tố tàu Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp
Tàu Trung Quốc ngày 6.6 đã đi vào vùng biển tranh chấp ở ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, sau khi lãnh đạo các nước G7 phản đối bất kỳ quốc gia nào sử dụng vũ lực để củng cố các tuyên bố chủ quyền.
Một tàu tuần duyên của Trung Quốc - Ảnh: AFP
Lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết 2 tàu Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải rộng 12 hải lý quanh một trong các hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào lúc 10 giờ sáng ngày 6.6 (tức 8 giờ sáng giờ VN), theo AFP.
"Hai tàu Trung Quốc lúc đầu được phát hiện cách đảo Uotsurijima khoảng 27km về phía tây, nhưng chúng đã xâm phạm lãnh hải Nhật Bản", AFP dẫn lời một quan chức lực lượng tuần duyên Nhật cho biết.
Động thái của các tàu Trung Quốc diễn ra sau khi Lãnh đạo nhóm G7 ngày 4.6 bày tỏ "quan ngại sâu sắc "về tình hình căng thẳng ở biển Đông và Hoa Đông, phản đối bất kỳ quốc gia nào sử dụng vũ lực để củng cố các tuyên bố chủ quyền.
Trước đó, Nhật Bản cũng đã lên tiếng tố cáo 2 tàu tuần duyên Trung Quốc lai vãng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào ngày 31.5.
Căng thẳng Trung Quốc - Nhật Bản leo thang kể từ tháng 9.2012, khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa những hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư.
Tàu tuần duyên và hải quân Trung Quốc - Nhật Bản thường xuyên đụng độ, chơi trò "mèo vờn chuột" tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Theo TNO
Dồn sức cho ngư dân Trên nghị trường Quốc hội, nhiều đại biểu nhất trí khẳng định, đã đến lúc phải dồn sức đầu tư đội tàu lớn cho ngư dân mua, thuê để có thể bám biển dài ngày. Một số đại biểu kiến nghị Quốc hội kỳ họp này ra một nghị quyết riêng cho ngư dân. Đồng thuận với tiếng nói của Quốc hội, của...