Trung Quốc hung hăng, Việt Nam muốn Ấn Độ “nhanh trỗi dậy”
Đại sứ Đặng Đình Qúy – Giám đốc Học viện Ngoại giao nhận định lo ngại trước những hành động làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông từ Trung Quốc, Việt Nam muốn Ấn Độ “nhanh chóng trỗi dậỵ” trong khu vực.
“Chúng tôi đặc biệt quan ngại trước sự quả quyết của Trung Quốc trên Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đang hành động mà không cần tới sự khiêu khích từ bên ngoài. Quyết định triển khai hành động dường như xuất phát từ giới lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc”, tờ Indian Express dẫn lời đại sứ Qúy.
Theo ông Qúy, vì chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama chưa đưa ra những quan điểm rõ ràng do đó “Chúng tôi hy vọng Ấn Độ sớm trỗi dậy. Chúng tôi kỳ vọng lớn vào Ấn Độ”.
Sự xuất hiện của giàn khoan dầu HD-981 của Trung Quốc trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đang làm gia tăng tình hình căng thẳng trên Biển Đông
Nhận định trên của ông Qúy được đưa ra trong cuộc thảo luận bàn tròn tại Học viện Ngoại giao hôm 9/5. Hiện nay, Học viện Ngoại giao đang triển khai một cuộc nghiên cứu chiến lược về các mối quan hệ quốc tế và chính sách quốc tế cũng như đảm nhận vai trò chuyên gia về chính sách ngoại giao cho Bộ Ngoại giao, Đảng và chính phủ Việt Nam.
Video đang HOT
Cuộc họp tại Học viện Ngoại giao được tổ chức với sự tham gia và chia sẻ thông tin từ giới học giả Australia. Các chuyên gia đã bàn thảo những vấn đề liên quan tới tình hình an ninh trong khu vực bao gồm mối quan hệ Mỹ – Trung, lĩnh vực hàng hải tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và thảo luận thêm về những cam kết của Australia với châu Á.
Trước lời bình luận của ông Qúy – Giám đốc Viện Nghiên cứu Australia – Ấn Độ, ông Amitabh Mattoo cho rằng: “Sự quả quyết của Trung Quốc đang tiến dần tới một cuộc xâm lược. Đây dường như là kiểu mẫu ứng xử trên biển của Trung Quốc”.
Cũng theo ông Mattoo, Bắc Kinh cho rằng thời đại của họ đã đến và họ muốn thực hiện âm mưu bá quyền trong toàn khu vực. Tuy nhiên, cách ứng xử này là vô cùng thiển cận và mang tính đối đầu.
Thậm chí, Trung Quốc đang tự làm mất lòng tin của các quốc gia láng giềng và mất toàn bộ bạn bè. “Ngoài Triều Tiên và Pakistan, Trung Quốc không quan tâm tới lối ứng xử ngoại giao với bất cứ quốc gia nào khác”, ông Mattoo nhấn mạnh.
Theo Dân Trí
Trung Quốc càng hung hăng, Mỹ - Nhật càng gắn bó
Tờ Mingjing News (Đài Loan) nhận định việc Trung Quốc quyết tâm giành chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông chỉ khiến mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Mỹ ngày càng thêm gắn bó.
Theo Mingjing News, Nhật Bản đang hưởng lợi lớn từ mối quan hệ ngoại giao với Mỹ. Ngoài ra, trong 5 năm qua, Washington đã liên tục đưa ra những chương trình hỗ trợ đặc biệt cho Tokyo nhằm "kìm cương" Bắc Kinh.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng không ngừng có những động thái đe dọa tới an ninh Nhật Bản cũng như tạo khoảng cách giữa Washington và Tokyo nhằm đưa Mỹ vào thế trung lập trong cuộc chiến tranh chấp giành chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Hiện nay, cả Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hai tàu tuần tra bờ biển Nhật Bản chặn tàu lạ tiến vào hòn đảo tranh chấp Uotsuri trên biển Hoa Đông hồi tháng 8/2012
Mối quan hệ căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh được đẩy lên tới mức đỉnh điểm vào tháng 9/2012 khi Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa 3/5 số hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hành động này đã khơi mào cho làn sóng biểu tình phản đối Nhật Bản trên khắp lãnh thổ Trung Quốc.
Hồi cuối năm ngoái, Trung Quốc còn có hành động "đổ thêm dầu vào lửa" khi đơn phương tuyên bố thiết lập "Vùng nhận diện phòng không" trên biển Hoa Đông bao gồm không phận quần đảo tranh chấp với Nhật Bản, Senkaku/Điếu Ngư. Theo đó, Bắc Kinh yêu cầu tất cả máy bay tiến vào "Vùng phòng không" phải thông báo trước lịch trình bay và giữ liên lạc qua radio hoặc bộ phát tín hiệu.
Cũng theo Mingjing News, mặc dù, Nhật Bản nhận được sự ủng hộ của Mỹ trong cuộc chiến giành chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư song Tokyo dường như không thể chắc chắn được rằng Washington sẽ hỗ trợ khi cuộc chiến thực sự với Trung Quốc bùng nổ.
Tuy nhiên, mối lo ngại của Nhật Bản đã được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel giải đáp trong chuyến thăm tới đất nước mặt trời mọc vào đầu tháng này. Ông Hagel đã có buổi làm việc với Thủ tướng Shinzo Abe và nhiều quan chức trong chính phủ Nhật Bản. Đây cũng là chuyến thăm thứ tư tới châu Á của ông Hagel kể từ khi giữ cương vị người đứng đầu Lầu Năm Góc cách đây một năm.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Nikkei (Nhật Bản), ông Hagel đã phủ nhận ý kiến cho rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama tỏ ra "yếu kém trước Trung Quốc", đồng thời tái khẳng định Mỹ "giữa nguyên quan điểm" quần đảo (Senkaku/Điếu Ngư) "nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản và nằm trong phạm vi khoản V của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật".
"Chúng tôi phản đối mọi hành động đe dọa hay ép buộc các quốc gia khác phải tôn trọng tuyên bố chủ quyền. Chúng tôi đã khẳng định quan điểm này một cách công khai và riêng tư tới Trung Quốc. Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục làm như vậy", ông Hagel nói.
Hôm 8/4, Bộ trưởng Hagel cũng tái khẳng định quan điểm của Washington trong cuộc chiến tranh chấp giành chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng như tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông.
"Lâu nay, Philippines và Nhật Bản là đồng minh của Mỹ. Chúng tôi đã xây dựng các hiệp ước phòng vệ song phương với hai quốc gia. Washington cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản trong bản hiệp ước", Bộ trưởng Hagel cho biết.
Phản ứng trước tuyên bố của ông Hagel, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Thường Vạn Toàn nói: "Trung Quốc khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ, Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp, không nhượng bộ và không thương lượng".
Theo Infonet
"Mỹ sẽ ủng hộ Nhật trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc" Lãnh đạo quốc phòng Mỹ, Trung hôm nay đã cho thấy những bất đồng về các tranh chấp chủ quyền của Bắc Kinh, khi người đứng đầu Lầu Năm Góc nói rằng Trung Quốc không có quyền đơn phương lập vùng phòng không trên các quần đảo tranh chấp mà không có sự tham vấn. Lãnh đạo quốc phòng Mỹ, Trung Quốc trước...