Trung Quốc hung hăng thách thức tất cả trên Biển Đông
Những ngày qua, Trung Quốc tỏ rõ ý đồ chiếm đoạt toàn bộ Biển Đông khi hung hăng gây hấn với tất cả các nước trong khu vực.
Trung Quốc trang bị vũ khí cho nhiều tàu cảnh sát biển. Ảnh: Tân Hoa Xã
Giới quan sát nhận định trong nhiều năm qua, Trung Quốc luôn áp dụng chiến thuật “chia để trị” nhằm chiếm đoạt chủ quyền trên Biển Đông. Bắc Kinh tìm mọi cách cản trở các nước Đông Nam Á đạt lập trường chung về vấn đề biển Đông.
Thủ đoạn thường thấy của Trung Quốc là khi leo thang gây hấn với một hoặc hai quốc gia thì sẽ hòa hoãn, không khiêu khích các nước khác. Tuy nhiên trong thời gian qua, Bắc Kinh tỏ ra hung hăng một cách bất thường.
Trong cùng một thời điểm, Trung Quốc công khai thách thức chủ quyền trên Biển Đông của tất cả các quốc gia trong khu vực, ngay cả những nước có quan hệ hữu hảo truyền thống với Bắc Kinh như Malaysia và Indonedia.
Dằn mặt Indonesia
Nạn nhân mới nhất của Trung Quốc là Indonesia. Ngày 20/3, hàng loạt tàu cá Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển chỉ cách quần đảo Natuna khoảng 4 km, nghĩa là nằm rất sâu trong vùng lãnh hải 12 hải lý của Indonesia.
Thậm chí, một tàu hải cảnh Trung Quốc tông thẳng vào tàu tuần tra Indonesia để giải vây cho các tàu cá xâm phạm. Khi đó, nhà chức trách Indonesia bắt giữ 8 ngư dân Trung Quốc.
Trung Quốc từng công khai thừa nhận chủ quyền của Indonesia đối với quần đảo Natuna. Nhưng thay vì xin lỗi, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đòi Jakarta phải thả 8 ngư dân với lý do những kẻ này “hoạt động trong ngư trường truyền thống của Trung Quốc”.
Đây là tuyên bố đi ngược lại hoàn toàn Công ước Luật biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS). Phản ứng lại, Indonesia chỉ trích cái gọi là “ngư trường truyền thống” của Trung Quốc ngoài khơi quần đảo Natuna chỉ trò “bịa đặt trắng trợn”.
Quần đảo Natuna ở phía nam Biển Đông, giữa bán đảo Mã Lai và đảo Borneo. Đồ họa: Developmentadvisor
Trước đây, Indonesia khẳng định không có tranh chấp chủ quyền với nước nào trên Biển Đông. Quần đảo Natuna cũng nằm ngoài phạm vi bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp Trung Quốc vẽ ra để đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông. Nhưng “đường lưỡi bò” trên thực tế có chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia.
Video đang HOT
Vấn đề là Bắc Kinh công khai gây hấn với Jakarta trong thời điểm hai nước đang thúc đẩy hợp tác kinh tế. Trung Quốc tài trợ và trực tiếp xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng tầm cỡ tại Indonesia, bao gồm tuyến đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung và một số nhà máy nhiệt điện lớn.
Giới quan sát nhận định sự kiện ngày 20/3 cho thấy Indonesia cũng là một “con mồi” của Trung Quốc, do đó không thể đứng ngoài tranh chấp Biển Đông. Đương nhiên quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á không thể chịu nhún. Chính quyền Jakarta triệu tập Đại sứ Trung Quốc để phản đối, quyết truy tố 8 ngư dân và dọa kiện Bắc Kinh.
Trung Quốc trang bị vũ khí cho nhiều tàu cảnh sát biển. Ảnh: Tân Hoa Xã
Nhật báo Jakarta Post cũng đăng bài xã luận lên án Trung Quốc theo đuổi “chủ nghĩa thuộc địa hàng hải”. Báo này cảnh báo Trung Quốc muốn dùng Biển Đông làm bàn đạp để hiện thực hóa giấc mơ bá chủ toàn cầu.
Bắt nạt đối tác Malaysia
Ngày 25/3, khoảng 100 tàu, thuyền Trung Quốc thọc sâu vào vùng biển Malaysia ở khu vực gần cụm bãi cạn Luconia. Bộ trưởng An ninh quốc gia Malaysia Shahidan Kassim cảnh cáo nước này sẽ “có hành động pháp lý” nếu các tàu Trung Quốc tiếp tục xâm phạm EEZ của Malaysia trên Biển Đông.
Vị trí cụm bãi cạn Luconia. Ảnh: Wordpress
Trên thực tế, việc tàu Trung Quốc xâm phạm EEZ của Malaysia là phổ biến, không phải ngoại lệ, theo Malay Mail. Theo báo Malay Mail, tàu cá Trung Quốc thường xuyên vào hoạt động bất hợp pháp trong EEZ của Malaysia.
Thời gian qua Bắc Kinh liên tục đưa cả tàu cá và tàu bán quân sự tới gần bờ biển Malaysia, đặc biệt tại khu vực cụm bãi cạn Luconia (cách bờ biển Sarawak của Malaysia 84 hải lý).
Trước đó, hồi tháng 8/2012, 2 tàu hải giám Trung Quốc cản trở hoạt động của các tàu khảo sát Malaysia tại bãi cạn James và cụm bãi cạn Luconia. Tình báo Mỹ mô tả tình hình ở cụm bãi cạn Luconia là “một thách thức mới trong khu vực”.
Nhà chức trách Malaysia cũng cáo buộc tàu bán quân sự Trung Quốc dùng vũ lực để đuổi các tàu cá Malaysia, khiến cuộc sống của ngư dân địa phương trở nên vô cùng khó khăn.
Malaysia được xem là quốc gia có mối “quan hệ đặc biệt” với Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là đối tác thương mại số một của Malaysia.
Do đó, chính quyền Kuala Lumpur luôn chọn “giải pháp an toàn”, rất cẩn trọng khi đề cập tới tranh chấp trên Biển Đông. Nhưng trước những hành vi leo thang căng thẳng, bộ trưởng quốc phòng Malaysia tuyên bố nước này “phải phản kháng” Trung Quốc.
Âm mưu “tam giác chiến lược”
Theo tạp chí Economist, Trung Quốc là nước vi phạm luật pháp và các hiệp ước quốc tế về biển với số lần kỷ lục. Năm 2002, Trung Quốc ký tuyên bố chung với ASEAN, cam kết kiềm chế ở Biển Đông.
Tuy nhiên, 2 năm qua Trung Quốc ồ ạt bồi lấn, xây đảo nhân tạo trái phép tại 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc xây dựng hàng loạt đường băng, cơ sở quân sự và hệ thống radar trên các đảo nhân tạo bất hợp pháp này.
Ngoài ra Bắc Kinh triển khai tên lửa phòng không và máy bay chiến đấu tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc chiếm đóng phi pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974.
Hải quân Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang chuẩn bị bồi đắp và quân sự hóa bãi cạn Scarborough nằm trong EEZ của Philippines. Trung Quốc dùng vũ lực chiếm bãi Scarborough hồi năm 2012.
Giới chuyên gia cảnh báo nếu xây đảo nhân tạo trên bãi Scarborough, Trung Quốc sẽ hoàn thành “tam giác chiến lược” (gồm tàu ngầm ở Hải Nam, tên lửa và máy bay ở Hoàng Sa, các đảo nhân tạo tại Trường Sa và bãi Scaborough) để thực hiện hóa âm mưu thống trị Biển Đông.
Ảnh chụp bãi Scarborough từ trên không. Ảnh: Globalsecurity.org
Tạp chí Economist bình luận Trung Quốc quyết chiếm Biển Đông bất chấp làn sóng phản đối của cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ. Tuy nhiên, việc Trung Quốc thách thức mọi nước ở Biển Đông sẽ buộc các nước này hợp tác chặt chẽ với nhau hơn và xích lại gần hơn cường quốc bên ngoài như Ấn Độ, Australia, Nhật Bản và đặc biệt là Mỹ.
Theo ZingNews
Kế hoạch cải tổ Quân đội Trung Quốc: Khó trăm bề
Sự xáo trộn về nhân sự cấp cao và giải quyết ổn thỏa việc giảm 300.000 quân là những thách thức trong chương trình cải tổ Quân đội Trung Quốc.
Trong tháng 9/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố chương trình cải cách quân đội theo mô hình phương Tây. Theo kế hoạch, Quân đội Trung Quốc (PLA) sẽ giảm 300.000 quân, quy hoạch 7 đại quân khu thành 5 vùng chiến lược.
Đánh giá về kế hoạch cải tổ quân đội Trung Quốc, nhà phân tích Mandip Singh, thuộc Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng (IDSA) có trụ sở tại New Delhi, Ấn Độ trao đổi với tạp chí Eurasia Review Journal rằng, kế hoạch báo hiệu 3 điểm nhấn quan trọng.
Đầu tiên đó là thiết lập uy quyền tuyệt đối của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với PLA. Định hình cấu trúc hoạt động của quân đội Trung Quốc trong tương lai. Đảm bảo trách nhiệm, lòng trung thành tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội.
Nhà phân tích Singh nhận định, kế hoạch cải tổ là tín hiệu tốt đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, kế hoạch này đang đối mặt với những thách thức to lớn mà chưa từng được đề cập trên các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc.
4 vấn đề khó khăn
300.000 quân nhân Trung Quốc sẽ mất việc trong thời gian tới. Ảnh: Tân Hoa Xã
- Thứ nhất: Quá trình cải tổ quân đội phải hoàn thành vào năm 2020. 5 năm là một quãng thời gian dài đối với một Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng. Thay đổi lớn đầu tiên diễn ra ngay trong Quân ủy trung ương (CMC). Trong năm 2017, một nữa các tướng lĩnh cấp cao của CMC sẽ nghỉ hưu cùng với 20 quan chức cấp cao khác đang đối mặt với cáo buộc tham nhũng.
Việc lựa chọn thế hệ lãnh đạo mới sẽ là một thách thức không nhỏ. Ông Singh cho rằng, sự trung thành với ông Tập là tiêu chí quan trọng, tiếp đến là thâm niên và kinh nghiệm công tác. Quá trình lựa chọn này có thể dẫn đến sự xáo trộn trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của PLA.
- Thứ hai: 7 đại quân khu sẽ được tổ chức lại thành 5 vùng chiến lược. Một số quan chức lãnh đạo các đại quân khu có thể bị mất chức dẫn đến tâm lý bất mãn hay thái độ chống đối là điều khó tránh khỏi. Mục tiêu của việc cải tổ cơ cấu chỉ huy nhằm tăng cường sự khớp lệnh giữa các đơn vị quân đội trong các hoạt động chung.
Trong kế hoạch cải tổ cơ cấu chỉ huy, lục quân sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, trong khi đó vai trò của không quân và hải quân được nâng cao. Do đó, tâm lý phản đối cải cách chủ yếu xuất phát từ lục quân. Sau khi cải tổ, cơ cấu chỉ huy, PLA sẽ có 5 lực lượng bao gồm: Không quân, Hải quân, Lục quân, Tên lửa chiến lược và Hỗ trợ chiến lược với vai trò ngang bằng nhau.
- Thứ ba: Kế hoạch giảm 300.000 sẽ là thách thức lớn nhất, đặc biệt là đối với sĩ quan cấp dưới. Một số nguồn tin cho biết, khoảng 130.000 có thể được phân công các nhiệm vụ dân sự, trong khi 170.000 người còn lại không biết sẽ đi đâu về đâu.
Một số tướng lĩnh cấp cao PLA đã cảnh báo về sự cần thiết phải lên kế hoạch cẩn thận và sắp xếp công việc ổn thỏa cho các quân nhân bị giảm biên chế nếu không có thể dẫn đến sự bất ổn trong tầng lớp sĩ quan cấp dưới.
Cuối cùng là đặc quyền của PLA sau cải tổ sẽ không còn như trước. Một số quan chức cấp cao của PLA vốn quen với lối sống xa hoa và đặc quyền riêng, nên khi sự kiểm soát của Đảng đối với PLA trở nên gắt gao hơn có thể dẫn đến sự hình thành bè phái để bao che lẫn nhau.
CMC đang tiến hành chiến dịch quét sạch các tướng tham nhũng và bè phái trong quân đội, nhưng kế hoạch này không dễ thực hiện và phải đối mặt với những thử thách không nhỏ. Nhìn chung, kế hoạch cải tổ Quân đội Trung Quốc chắc chắn sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch, nhưng hiệu quả đến đâu vẫn cần thời gian để kiểm chứng, ông Singh kết luận.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Tim bạn sẽ muốn rơi khỏi lồng ngực sau khi xem những bức ảnh này Dù chỉ là trò đùa nhưng hành động bất chấp nguy hiểm của những thanh niên thích thách thức tử thần này sẽ khiến bạn muốn rớt tim ra khỏi lồng ngực. Dù chỉ là trò đùa nhưng hành động bất chấp nguy hiểm của những thanh niên thích thách thức tử thần này sẽ khiến bạn muốn rớt tim ra khỏi lồng...