Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông, chiến lược buộc Bắc Kinh “trả giá”

Theo dõi VGT trên

Bắc Kinh tập trung những hành động hung hăng nhằm củng cố thực trạng mới được tạo ra tại vùng biển châu Á. Cần phải chống lại sự thách thức trật tự thế giới hiện tại ở Biển Đông và Biển Hoa Đông của Trung Quốc, một tổ chức nghiên cứu an ninh Úc khuyến nghị.

Bản báo cáo vừa công bố của hai chuyên gia Ashlay Townshend và Rory Medcalf thuộc Viện Lowy về chính sách quốc tế nêu rõ, Bắc Kinh tập trung vào những hành động hung hăng nhằm củng cố thực trạng mới được tạo ra tại vùng biển châu Á.

Theo các chuyên gia Úc, chiến lược của Trung Quốc tập trung xung quanh chương trình xây đảo nhân tạo trái phép, và đã bồi lấp hơn 1.214 ha đất trên 7 thực thể địa lý mà Bắc Kinh cưỡng chiếm tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những hành động của Trung Quốc đã châm ngòi căng thẳng với các nước tuyên bố chủ quyền khác, bao gồm Philippines và Việt Nam và thúc đẩy Mỹ thực hiện các chuyến tuần tra thực thi tự do hàng hải ở Biển Đông.

Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông, chiến lược buộc Bắc Kinh trả giá - Hình 1

Hai khu trục hạm Lassen và Wilbur từng thực hiện tuần tra tự do hàng hải thách thức Trung Quốc ở Biển Đông

Trong khi hầu như không thể buộc Trung Quốc triệt thoái các tiề.n đồn trên, chính sách cấp bách hiện nay bên cạnh việc bảo vệ tự do hàng hải, là ngăn chặn thực trạng đẩy mạnh quân sự hóa hoặc thiết lập một vùng nhận diện phòng không mới để trả đũa ở Biển Đông, chuyên gia Úc đề xuất.

Trung Quốc đã tuyên bố một khu vực nhận diện phòng không vào tháng 11/2013 tại biển Hoa Đông, bao trùm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản. Trong bối cảnh Trung Quốc cố gắng áp đặt yêu sách chủ quyền phi lý, các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể cố thiết lập một vùng nhận diện phòng không tương tự ở Biển Đông.

Mỹ đang lo ngại Trung Quốc có thể sắp bắt đầu khởi động việc bồi lấp, xây đảo nhân tạo tiếp theo tại khu vực bãi cạn Scarborough chiếm được của Philippines năm 2012. Ngày 19/4 vừa qua, Mỹ đã điều 6 máy bay quân sự tiến sát bãi cạn chỉ năm cách bờ biển Philippines khoảng 230km.

Đô đốc Harry Harris, chỉ huy bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã cảnh báo, bổ sung thêm một đường băng nữa vào mạng lưới đương băng và các địa điểm giám sát hiện hữu Trung Quốc sẽ “tạo ra một cơ chế kiểm soát thực tế toàn bộ Biển Đông trong bất cứ kịch bản chiến tranh chớp nhoáng nào”.

Hai chuyên gia Ashlay Townshend và Rory Medcalf gọi chiến lược hiện nay của Trung Quốc là “sự hung hăng tiêu cực”, nơi Bắc Kinh lợi dụng danh nghĩa sự ổn định của khu vực hòng thúc đẩy việc xây dựng đảo nhân tạo trái phép, quân sự hóa khu vực và bành trướng lực lượng hải quân, cũng như tuần tra cưỡng chế nhằm tạo ra khu vực chủ quyền quân sự mới.

Một phần của chiến lược này là mô tả Mỹ và các đồng minh như những kẻ xâm lược. Chiến thuật này đã được sử dụng trong cuộc họp báo hàng tháng mới đây của bộ quốc phòng Trung Quốc. “Cái gọi là chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ đã đẩy tình hình ở Biển Đông vào mất trật tự, hủy hoại sự ổn định khu vực và làm tổn hại đến lợi ích an ninh của các quốc gia ven biển”, phát ngôn viên bộ quốc phòng Trung Quốc Wu Qian cáo buộc.

Video đang HOT

“Phát biểu của Trung Quốc là ví dụ mới nhất về những cố gắng tuyên truyền của nước này nhằm phác họa Mỹ như một nhân tố khiêu khích chính trên biển. Bằng cách mô tả Mỹ và các đối tác của Mỹ như những lực lượng gây bất ổn, chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc có thể gây lẫn lộn về việc ai đang gây căng thẳng trên biển ở châu Á”, nhà nghiên cứu Townshend vạch rõ.

Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông, chiến lược buộc Bắc Kinh trả giá - Hình 2

Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ thường trực tại châu Á-Thái Bình Dương

Để chiến đấu với chiến lược hung hăng của Trung Quốc, các nước có lợi ích nên thông qua những giải pháp nhằm áp đặt những cái giá phải trả gián tiếp và trực tiếp đối với Trung Quốc. Khuyến nghị bao gồm:

Tăng cường và mở rộng các biện pháp xây dựng lòng tin về hàng hải và hàng không nhằm đưa quy tắc ứng xử Trung Quốc-Nhật Bản và Trung Quốc-ASEAN lên cấp độ ngang với quy chế Trung Quốc-Mỹ. Bộ quy tắc về những va chạm ngẫu nhiên trên biển nên bao gồm cả các lực lượng tuần duyên và các cơ quan thực thi pháp luật dân sự trên biển khác.

Các quốc gia nên thực thi tự do hàng không và lưu thông trong phạm vi khu vực 12 hải lý của các đảo nhân tạo Trung Quốc yêu sách chủ quyền và vùng đặc quyền 200 hải lý tính từ bờ biển Trung Quốc.

Cũng nên mở rộng năng lực hàng hải cho tất cả các nước nhằm phản ứng trước sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc. Bao gồm việc chuyển giao các tàu bè, máy bay và các công nghệ giám sát cho phép các nước như Philippines và Malaysia tuần tra vùng biển của nước mình.

Mở rộng chiến dịch chỉ trích ngoại giao nhằm vào danh tiếng như một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế của Trung Quốc, bao gồm tăng cường ủng hộ vụ Philippines kiện Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế.

Theo VietTimes

Biển Đông sôi sục, Trung Quốc hung hăng, Mỹ quyết "xoay trục"

Trong vòng 20 tháng, Trung Quốc đã cải tạo diện tích đất gấp 17 lần diện tích cải tạo của các nước có tuyên bố chủ quyền cộng lại trong vòng 40 năm qua, chiếm khoảng 95% tổng diện tích đất đã cải tạo ở quần đảo Trường Sa", một trong những khu vực tranh chấp căng thẳng nhất ở Biển Đông.

Theo Time, mặc dù tình hình địa chính trị ở châu Á có vẻ tương đối ổn định trong năm 2016, đặc biệt so với những điểm nóng khác, trên thực tế không thiếu những xung đột âm ỉ đang diễn ra. 5 thực tế dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn cụ thể về thực trạng an ninh dễ biến động ở châu Á.

Biển Đông sôi sục, Trung Quốc hung hăng, Mỹ quyết xoay trục - Hình 1

Trung Quốc đang xây thêm đường băng ở Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Mỹ "xoay trục" châu Á

Dù cách xa hẳn một đại dương rộng lớn nhưng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á vẫn tỏ ra vượt trội. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, hiện có tổng cộng 150.600 nhân viên quân sự nước này đồn trú trên khắp thế giới, trong đó khoảng 50.000 ở Nhật Bản và gần 28.000 đóng quân ở Hàn Quốc.

Nếu đem so sánh thì hiện tại có chưa đến 10.000 lính Mỹ đóng quân ở Afghanistan, nơi họ vẫn đang chiến đấu và hy sinh. Tại các quốc gia bất ổn nhất ở Trung Đông cũng chỉ còn chưa tới 45.000 nhân viên quân sự Mỹ. Điều này cũng không mấy ngạc nhiên khi thị trường châu Á là đích đến của hơn 25% hàng hóa xuất khẩu của Mỹ và tạo ra 1/3 việc làm liên quan tới xuất khẩu của Mỹ. Với hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương sắp có thể được phê chuẩn, Mỹ thậm chí sẽ có nhiều cơ hội hơn để duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở khu vực này.

Trung Quốc hung hăng

Trung Quốc không mấy hào hứng với viễn cảnh đó. Nền kinh tế cũng như chi tiêu quốc phòng của nước này tăng vọt trong những thập niên gần đây. Trong vòng 2 thập niên qua, hầu như năm nào tỷ lệ gia tăng ngân sách quân sự của Bắc Kinh cũng ở mức hai con số. Dù hiện tại Trung Quốc đang là nước có chi tiêu quân sự lớn thứ hai trên thế giới, trên thực tế mức chi này vẫn chỉ gần bằng chi phí quốc phòng của Mỹ. Trước mắt Trung Quốc chỉ giới hạn tham vọng quân sự ở các nước sân sau nhưng Bắc Kinh cũng vừa tuyên bố sẽ xây dựng một căn cứ quân sự quốc tế đầu tiên bên ngoài châu Á tại Dijbouti (Đông Phi). Trong khi đó, chỉ riêng ở Hàn Quốc, Mỹ đã có tới 85 cơ sở quân sự.

Cho đến nay, Trung Quốc mới chỉ phô trương sức mạnh quân sự với mục đích bảo vệ lợi ích lãnh thổ và kinh tế của mình, và bằng lòng chấp nhận việc Mỹ đóng vai trò giám sát an ninh ở những nơi khác trên thế giới . Nhưng Bắc Kinh không muốn có kỳ phùng địch thủ ở châu Á. Trung Quốc đã ngày càng trở nên hung hăng hơn khiến các nước láng giềng không khỏi lo ngại.

Biển Đông nón.g bỏn.g

Tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á ngày càng leo thang căng thẳng. Nằm ở trung tâm của cuộc tranh chấp là các mỏ dầu và khí đốt tự nhiên cũng như quyền kiểm soát một trong các tuyến đường thương mại quan trọng nhất của thế giới. Khoảng 30% thương mại hàng hải đi qua Biển Đông hàng năm.

Nhờ sự trỗi dậy kinh tế, Trung Quốc càng trở nên hung hăng và đã bắt đầu xây dựng trái phép các đảo nhân tạo nhằm củng cố các tuyên bố pháp lý của mình. Theo báo cáo của Lầu Năm Góc mùa hè vừa qua "Trong vòng 20 tháng, Trung Quốc đã cải tạo diện tích đất gấp 17 lần diện tích cải tạo của các nước có tuyên bố chủ quyền cộng lại trong vòng 40 năm qua, chiếm khoảng 95% tổng diện tích đất đã cải tạo ở quần đảo Trường Sa", một trong những khu vực tranh chấp căng thẳng nhất ở Biển Đông. Các nước châu Á khác lo ngại điều này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.

Mỹ muốn đảm bảo chắc chắn rằng tình hình không vượt khỏi tầm kiểm soát. Ngoài lượng hàng hóa trị giá 1,2 nghìn tỷ USD đến các thị trường của Mỹ qua Biển Đông hàng năm, Mỹ lo ngại Trung Quốc và các nước láng giềng sẽ nổ ra chiến sự. Nếu chiến tranh nổ ra ở châu Á, về mặt pháp lý, Mỹ có thể bị buộc phải bảo vệ Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan, những nước có liên minh quân sự chính thức với Mỹ. Nếu Mỹ không muốn tiếp tục sa lầy ở Trung Đông thì dĩ nhiên nước này cũng không mong đợi những xung đột mới ở châu Á.

Biển Đông sôi sục, Trung Quốc hung hăng, Mỹ quyết xoay trục - Hình 2

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Carter trên trực thăng khi thăm tàu sân bay trên Biển Đông tuần qua

Nhật Bản tái vũ trang

Để hiểu được thái độ hung hăng của Trung Quốc gây lo ngại như thế nào, hãy xem xét trường hợp Nhật Bản. Kể từ khi kết thúc Thế Chiến II, Nhật Bản đã theo đuổi chiến lược quân sự phòng thủ thuần túy, phó mặc an ninh cho Washington. Nhưng hiện tại Nhật Bản đã hoài nghi về việc Mỹ có thể duy trì sức mạnh ở châu Á lâu hơn, và cũng lo ngại rằng các cuộc xung đột ở Biển Đông sẽ thiết lập một tiề.n lệ nguy hiểm cho tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông.

Các tranh chấp ở Biển Hoa Đông vài năm trước đây làm cho hàng hóa của Nhật Bản sang Trung Quốc giảm 14,1 % so với năm trước đó sau khi Trung Quốc bắt đầu tẩy chay hàng Nhật. Trong bối cảnh thương mại song phương hàng năm hiện chạm mốc 300 tỷ USD, một bước đi sai lầm có thể dẫn đến những thiệt hại lớn hơn nhiều.

Hồi tháng 9/2015, Quốc hội Nhật Bản thông qua luật mới cho phép chính phủ sử dụng lực lượng quân sự của mình trong các cuộc xung đột quốc tế, ngay cả khi Nhật Bản không bị tấ.n côn.g trực tiếp.

Căng thẳng Bán đảo Triều Tiên

Mặc dù xung đột trên biển đã làm dấy lên những căng thẳng giữa các nước lớn ở châu Á, điều may mắn là những tranh chấp này đang chuyển động tương đối chậm. Và nếu xét đến các lợi ích kinh tế ở Biển Đông, việc các cường quốc khu vực, kể cả Mỹ, ra sức duy trì mối quan hệ ôn hòa là cần thiết. Tuy nhiên, Triều Tiên lại là một câu chuyện khác.

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là một chiếc hộp đen của chính trị quốc tế. Ngay cả đồng minh truyền thống của nước này là Trung Quốc cũng không thể chắc chắn về những gì đang xảy ra ở đây. Bắc Kinh nhận thức được rằng chính sự hiếu chiến của Triều Tiên đã giữ chân hàng ngàn binh lính Mỹ ở Hàn Quốc. Nhưng để tránh sự sụp đổ của chế độ cũng như làn sóng tị nạn từ Triều Tiên - có thể lên tới khoảng 200.000 người - Trung Quốc đã tiếp tục hậu thuẫn Kim Jong-un. Tính đến năm 2014, 90% năng lượng , 80% tổng số hàng tiêu dùng và 45% nguồn thực phẩm của nước này là do Trung Quốc cung cấp.

Tuy nhiên, những động thái khó hiểu của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày càng gây khó khăn cho việc duy trì viện trợ của Bắc Kinh. Đó là lý do tại sao Trung Quốc đã tiến hành một bước đi bất thường khi tuyên bố sẵn sàng đàm phán 5 bên về tương lai của CHDCND Triều Tiên, tức không có sự góp mặt của đại diện nước này. Khi bối cảnh an ninh của châu Á đang thay đổi, có lẽ chiến lược của Trung Quốc cũng sẽ thay đổi.

Theo VietTimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử
18:35:47 01/10/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD
05:43:30 01/10/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Hình ảnh tiểu bang North Carolina của Mỹ 'xơ xác' sau bão Helene
20:07:33 30/09/2024
Bão Helene tàn phá Đông Nam nước Mỹ, số nạ.n nhâ.n thiệt mạng tăng lên 118 người
16:31:41 01/10/2024
Phát hiện mới về vai trò của nữ giới trong nền văn hóa Moche cổ đại
16:44:08 01/10/2024

Tin đang nóng

Vụ cháy xe đi dã ngoại tại Thái Lan: Nữ giáo viên trẻ vẫn ôm chặt học sinh trong giây phút sinh tử, dòng chia sẻ cuối cùng càng gây xó.t x.a
07:49:23 02/10/2024
Em dâu sốc nặng trước lời tuyên bố của anh trai chồng trong cuộc họp gia đình
05:13:39 02/10/2024
Bạn học vay 200 triệu rồi biến mất, ngày tôi kết hôn, cậu ấy bất ngờ xuất hiện đưa tôi một tấm thẻ kèm theo lời xin lỗi
05:42:24 02/10/2024
Nam diễn viên ở Việt Nam là ông hoàng quảng cáo, sang Mỹ lâm vào kiện tụng, kinh doanh thất bại
06:05:06 02/10/2024
Hôn nhân lần 2 của Vân Hugo: Nếu vậy thì ngay từ đầu, anh ấy không nên chọn lấy một người vợ như tôi
08:08:26 02/10/2024
Hậu l.y hô.n chồng Tây, Á hậu Việt: "Có tất cả mà không có ai chia sẻ với mình thì quá đáng tiếc"
06:01:17 02/10/2024
Công an TP Hồ Chí Minh truy tìm người liên quan đến vụ chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng
06:37:02 02/10/2024
"Rảnh" ngồi tính toán, cô gái trẻ ở Hà Nội làm dân mạng "choáng" vì chưa có chồng con vẫn tiêu hết 50 triệu/tháng
07:54:36 02/10/2024

Tin mới nhất

Cháy xe buýt ở Thái Lan, 25 học sinh và giáo viên thiệ.t mạn.g

10:18:17 02/10/2024
Trang tin Thai PBS dẫn nguồn tin từ giới chức Thái Lan nói rằng, chiếc xe buýt chở theo 44 người, bao gồm các học sinh và giáo viên, trong lộ trình di chuyển từ tỉnh Uthai Thani tới Ayutthaya thì bất ngờ bắt lửa tại tỉnh Pathum Thani.

Iran phóng 180 tên lửa đạn đạo về phía Israel, Mỹ giúp Tel Aviv phòng thủ

10:09:44 02/10/2024
Theo nhà chức trách Israel, hệ thống phòng không của nước này đã hoạt động hiệu quả khi bắ.n chặn được lượng lớn tên lửa thù địch.

Nga ngỏ ý có thể đàm phán phương án rút quân khỏi 2 vùng ly khai Georgia

08:26:57 02/10/2024
Nga tuyên bố họ cởi mở với việc thương lượng liên quan tới khả năng rút quân khỏi Abkhazia và Nam Ossetia, 2 vùng ly khai Georgia.

Nga vây bọc từ 3 hướng, hàng trăm lính Ukraine mắc kẹt ở thành trì Donetsk

08:23:52 02/10/2024
Nga tăng cường các mũi tấ.n côn.g nhằm vào Vuhledar, khép thế gọng kìm khiến hàng trăm binh sĩ Ukraine bị kẹt lại bên trong thành trì chiến lược.

Google xây trung tâm dữ liệu 1 tỷ USD tại Thái Lan

08:12:12 02/10/2024
Google vừa thông báo sẽ đầu tư 36 tỷ baht, tương đương 1 tỷ USD, vào Thái Lan để xây dựng trung tâm dữ liệu, dự kiến đặt tại một khu công nghiệp ở Chonburi, một tỉnh miền Trung của Thái Lan.

Ukraine thừa nhận tình hình tiề.n tuyến rất khó khăn

08:02:58 02/10/2024
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận, tình hình ở tuyến đầu của cuộc xung đột với Nga rất, rất khó khăn và các lực lượng Ukraine phải làm mọi thứ có thể trong giai đoạn mùa thu.

Nhóm ăn xin người Trung Quốc tiết lộ thu nhập 60 triệu đồng/tháng gâ.y số.c

08:00:41 02/10/2024
Cục Di trú Malaysia vừa triệt phá một đường dây ăn xin đường phố. Một trong số đó tiết lộ có mức thu nhập lên tới 10.000 RM/tháng (hơn 60 triệu đồng).

Quan chức Mỹ: Không có 'khả năng kỳ diệu' nào có thể thay đổi cục diện xung đột Ukraine

18:34:05 01/10/2024
Vào tuần trước, theo một báo cáo của Bloomberg, các quan chức phương Tây không tin kế hoạch chiến thắng của ông Zelensky sẽ tạo ra bước đột phá trong cuộc xung đột do thiếu các yếu tố bất ngờ.

Người dân Brazil phải đeo lại khẩu trang vì khói mù do cháy rừng bao phủ

17:38:50 01/10/2024
Theo Viện Thăm dò Datafolha (Brazil), ít nhất 40% dân số ở các thành phố như Sao Paulo và Belo Horizonte và 29% dân số ở thành phố Rio de Janeiro cho biết sức khỏe của họ bị ảnh hưởng rất nhiều do ô nhiễm không khí.

Gói kích thích của Trung Quốc - thuố.c đặc trị hay chỉ là liều giảm đau

17:36:22 01/10/2024
Ông Tianchen Xu, chuyên gia kinh tế của Economist Intelligence Unit, nhận định gói kích thích mới đây là "một dấu mốc cho thấy tư duy chính sách đã thay đổi .

Nhánh chính sông Amazon cạn trơ đáy

16:41:45 01/10/2024
Các nhà môi trường cho biết biến đổi khí hậu và tình trạng ấm lên toàn cầu không chỉ khiến các con sông ở Amazon cạn nước mà còn gây các vụ cháy rừng chưa từng có, phá hủy thảm thực vật khô cằn.

Quốc hội Nhật Bản bầu ông Shigeru Ishiba làm Thủ tướng

16:39:06 01/10/2024
Ông Shigeru Ishiba được bầu vào Hạ viện 12 lần, từng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Nông nghiệp, Bộ trưởng Tái thiết khu vực và Tổng Thư ký LDP.

Có thể bạn quan tâm

Hoa sữa về trong gió - Tập 25: Trang đụng độ anh quản lý từng gây gổ

Phim việt

10:38:06 02/10/2024
Đúng là oan gia ngõ hẹp khi Trang bất đắc dĩ phải hội ngộ với anh quản lý quán cà phê nọ ở một tình huống không ngờ tới.

Người xui xẻo nhất trong scandal của Negav

Sao việt

10:31:38 02/10/2024
Vụ việc của Negav ít nhiều làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của GERDNANG. Trong đó, MANBO được netizen đán.h giá là thành viên dính hạn , xui xẻo nhất trong scandal của đồng đội.

Mùa thu thêm cá tính với loạt bản phối denim on denim cực chất

Thời trang

10:20:14 02/10/2024
Tông màu denim xanh nhạt tạo cảm giác tươi mát và hiện đại trong set đồ của Acne Studios. Áo khoác kiểu dáng cổ điển, với phần cổ áo lớn và các chi tiết túi ở ngực, được thiết kế rộng rãi và thoải mái.

Xuất hiện "deal" siêu hời cho người chơi, nhận 14 game bom tấn với giá siêu sốc

Mọt game

10:17:29 02/10/2024
Giai đoạn đầu năm luôn là quãng thời gian vàng để các nhà phát triển tung ra những khuyến mại, ưu đãi hấp dẫn đối với người chơi.

Những sai lầm nên biết khi đắp mặt nạ dưỡng da

Làm đẹp

10:13:57 02/10/2024
Để bảo vệ và cung cấp dưỡng chất cho vùng da này, bạn chỉ nên sử dụng những mặt nạ tự nhiên như dưa chuột, khoai tây hay lô hội để dưỡng ẩm cho vùng da quanh mắt.

Ngăn chặn nhóm thanh thiếu niên mang hun.g kh.í chuẩn bị thanh toán nhau

Pháp luật

10:13:26 02/10/2024
Lúc 21h30 ngày 1/10, Tổ công tác 123 Công an tỉnh Sóc Trăng bắt quả tang nhóm thanh thiếu niên mang theo nhiều hun.g kh.í chuẩn bị thanh toán nhau.

Tử vi tuổ.i Dần tháng 10/2024: Cảnh giác với thị phi và những rắc rối pháp lý

Trắc nghiệm

10:03:58 02/10/2024
Tháng 10/2024 dự báo sẽ mang đến cho người tuổ.i Dần nhiều thử thách, với những rắc rối liên tục khiến tâm trạng bạn có thể trở nên u ám.

Cầu phao Phong Châu tạm dừng hoạt động do nước sông Hồng dâng cao

Tin nổi bật

09:59:10 02/10/2024
Khoảng 18h ngày 1/10, Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đã cho tạm dừng hoạt động cầu phao Phong Châu, không cho các phương tiện di chuyển qua cầu phao để bảo đảm an toàn cho cầu và người dân.

Ăn mì 2 bữa mỗi ngày, 6 tháng sau nhận kết quả khám khiến bác sĩ khen ngợi

Sức khỏe

09:31:17 02/10/2024
Ngoài ra, người đàn ông này cũng đã hình thành thói quen nhai chậm, không chỉ giúp nếm được hương vị thơm ngon của thức ăn mà còn hỗ trợ tiêu hóa và giảm gánh nặng cho dạ dày.