Trung Quốc hung hăng, Mỹ điều lực lượng khủng tới châu Á
Hạm đội 3 của hải quân Mỹ sẽ điều động thêm nhiều chiến hạm tới Đông Á, mở rộng hoạt động ra ngoài phạm vi thường lệ, song song với Hạm đội 7. Một quan chức Mỹ hôm 14/6/2016 cho biết như vậy trong bối cảnh đang căng thẳng với Trung Quốc.
Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ
Nhóm hành động Thái Bình Dương của Hạm đội 3, trong đó có các khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Spruance và USS Momsen đã được triển khai đến Đông Á hồi tháng 4/2016. Một viên chức Mỹ giấu tên nói rằng sẽ có thêm nhiều chiến hạm của Hạm đội 3 được điều đến khu vực này trong tương lai, thực hiện một loạt chiến dịch, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Việc các chiến hạm Mỹ tuần tra gần các đảo do Trung Quốc kiểm soát tại Biển Đông khiến Bắc Kinh tức giận, cho là hành động khiêu khích, nhưng phía Mỹ khẳng định nhằm bảo vệ tự do hàng hải.
Hạm đội Ba của Mỹ có căn cứ chính ở San Diego, California, thường giới hạn các hoạt động ở bờ đông hải phận quốc tế của Thái Bình Dương. Tờ Nikkei Asian Review của Nhật dẫn lời đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội 3 tuyên bố hoạt động này diễn ra trong bối cảnh bất định và khủng hoảng trong khu vực, ám chỉ các hành vi của Trung Quốc. Đô đốc Swift cho biết Hải quân cần phải huy động tổng lực của Hạm đội Thái Bình Dương, gồm 140.000 thủy thủ, trên 200 chiến hạm và 1.200 máy bay.
Tàu đô bộ của hải quân Mỹ
Video đang HOT
Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ thường trực ở châu Á-Thái Bình Dương
Đô đốc Swift đưa ra phát biểu trên chỉ vài ngày sau khi một tàu khu trục Trung Quốc xâm nhập vùng biển tiếp giáp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý ở Biển Hoa Đông. Đây là lần đầu tiên một tàu chiến của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đến gần quần đảo này như vậy.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường lực lượng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông do tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.
Sự hợp nhất Hạm đội 7 và 3 đồng nghĩa với việc thêm nhiều tàu chiến của Hạm đội 3 sẽ tăng cường hoạt động ở tây Thái Bình Dương, khu vực truyền thống của Hạm đội 7. Hạm đội 7 sở hữu một nhóm tàu sân bay tác chiến, 80 chiến hạm khác và 140 chiến đấu cơ, còn Hạm đội 3 có trên 100 chiến hạm, trong đó có bốn hàng không mẫu hạm.
Trả lời Reuters tuần trước, đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh bực bội phát biểu: Tôi nghĩ rằng trước việc gọi là tái cân bằng tại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, Biển Đông rất yên tĩnh, rất hòa bình. Trung Quốc đang đối thoại với các láng giềng. Chúng tôi đã có bản Tuyên bố ứng xử, và Philippines đang đàm phán với chúng tôi. Một khi người Mỹ nhảy vào, mọi việc đã thay đổi đáng kể. Họ muốn tìm cớ cho sự hiện diện quân sự hùng hậu tại Biển Đông và châu Á-Thái Bình Dương. Đang yên lành như thế, họ vào đây để làm gì?.
Ông Greg Poling, giám đốc Asia Maritime Transparency Initiative (Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) hôm 14/6 cho rằng việc huy động thêm Hạm đội 3 có thể là một phần trong kế hoạch của tổng thống Barack Obama, bố trí 60% lực lượng hải quân tại châu Á, trong khuôn khổ chiến lược xoay trục nhằm đối phó với sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc.
Theo VietTimes
Chiến hạm Mỹ mang tên lửa đánh chặn ngoài khí quyển
Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) và Raytheon tiếp tục có kế hoạch thử nghiệm tên lửa SM3Block IIA với tính năng đánh chặn ngoài khí quyển.
Đại diện của MDA cho biết, SM-3Block IIA đã trải qua 2 bài thử nghiệm khả năng bay vào tháng 6 và 12/2015. Giám đốc chương trình SM-3 của công ty Raytheon, ông Amy Cohen cho biết, cuộc thử nghiệm đánh chặn đầu tiên của tên lửa này sẽ diễn ra vào cuối năm 2016.
Hiện nay, các nhà phát triển sẽ kiểm tra khả năng dò tìm mục tiêu và sức công phá của đầu đạn khi SM-3Block IIA mang nhiệm vụ tiêu diệt một tên lửa đạn đạo tầm trung.
Chiến hạm Aegis phóng tên lửa SM-3.
Trong khi đó, theo trang mạng thông tin khoa học kỹ thuật quốc phòng Trung Quốc, nhà thầu Raytheon hiện đang triển khai một hợp đồng ký kết với Cục phòng thủ tên lửa Mỹ để mua sắm lượng nguyên liệu để chế tạo tên lửa đánh chặn SM-3 (Standar Missile 3).
Được biết, ngoài hợp đồng mua sắm nguyên vật liệu trị giá khoảng 8,7 triệu USD này, trong năm 2016, Raytheon sẽ tiếp tục ký hợp đồng mua sắm lô vật liệu thứ 2, để hoàn tất kế hoạch triển khai các tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3 Block IIA, đúng thời hạn vào năm 2018.
Tên lửa SM-3 Block IIA có chiều dài 21,6 feet (6,55m), là loại tên lửa đánh chặn nhiên liệu rắn 3 tầng, có bộ chiến đấu cỡ lớn và rất hiện đại. Loại tên lửa đánh chặn này có khả năng bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm gần, ở giai đoạn giữ đường bay.
Theo tiến sĩ Lawrence, giám đốc kỹ thuật của Raytheon, hiện nay, SM-3 IIA do công ty Raytheon chế tạo trong khuôn khổ chương trình hợp tác Mỹ - Nhật, với tổng chi phí đầu tư khoảng 2 tỷ USD. Chúng sẽ được sử dụng trong các hệ thống tác chiến Aegis do công ty Lockheed Martin của Mỹ phát triển.
Mỹ và Nhật Bản, mỗi nước đóng góp 1 tỷ USD để thiết kế, thử nghiệm và sản xuất thế hệ tên lửa mới này, nhằm nâng cao khả năng bảo vệ quốc gia trước các nguy cơ bị tấn công tên lửa đạn đạo.
Mỹ sẽ trang bị chúng trên khoảng trên 100 chiến hạm, bao gồm các tuần dương hạm lớp Ticonderoga, khu trục hạm lớp Arleigh Burke và khu trục hạm lớp Zumwalt, còn Nhật Bản sẽ trang bị trên các tàu khu trục lớp Atago và các khu trục hạm thế hệ mới của mình.
Là một bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ, SM-3 có khả năng phóng được từ các hệ thống Aegis trên đất liền vào các chiến hạm Aegis trên biển. Với lần cải tiến này, khả năng đánh chặn và phạm vi phòng thủ của nó sẽ được nâng cao rất nhiều so với phiên bản trước.
Tên lửa SM-3 trong nhà máy.
Quân đội Mỹ đã xây dựng kế hoạch đến năm 2018 sẽ hoàn tất việc triển khai loại tên lửa mới này cho các hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất và trên biển, hoàn thành giai đoạn 3 trong kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực châu Âu.
Hồi tháng 6/2015, Hội nghiên cứu và phát triển công nghệ (TRDI), Bộ quốc phòng Nhật Bản và Cục phòng thủ tên lửa Hoa Kỳ đã tiến hành thử nghiệm tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA tại bãi thử Point Mugu, ngoài khơi bang California vào ngày 6/6/2015.
Vụ phóng thử này đã đánh dấu lần đầu tiên thành công trong thử nghiệm tính năng bay; các chức năng của đầu đạn; khả năng kiểm soát chức năng của các tầng; khả năng phân tách của thiết bị trợ đẩy, các tầng đẩy thứ 2 và 3 của tên lửa SM-3 Block IIA.
Các chuyên gia quân sự Mỹ và Nhật Bản cho rằng, sau khi được triển khai hàng loạt, SM-3 sẽ giúp nâng cao rất mạnh khả năng phòng thủ tên lửa, với các hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo, cơ động trên mặt đất và mặt biển, khiến các hệ thống Aegis Mỹ trở thành độc nhất vô nhị, mạnh nhất trên thế giới.
Mỹ Đức
Theo_Báo Đất Việt
Các ngoại trưởng ASEAN quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông Các ngoại trưởng ASEAN đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây ở Biển Đông, bao gồm hoạt động bồi đắp, tôn tạo và xây dựng quy mô lớn các bãi đá, quân sự hóa đảo nhân tạo. Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc đã diễn ra ngày 14/6 tại Côn...