Trung Quốc hung hăng “châm ngòi” cuộc chiến tàu ngầm châu Á-Thái Bình Dương
Phán quyết gần đây của Tòa án Trọng tài quốc tế The Hague về “đường lưỡi bò” Biển Đông, sự bác bỏ quyết liệt của Trung Quốc đối với phán quyết này đã giải thích nguyên nhân khiến nhiều quốc gia châu Á phải củng cố và phát triển một lực lượng tàu ngầm đủ độ tin cậy để răn đe ngăn chặn.
Ảnh minh họa
Từ năm 1950 đến cuối thế kỷ 20, lực lượng tàu ngầm Nga trên Đại Tây Dương luôn là mối đe dọa Hải quân Mỹ trong lĩnh vực tàu ngầm. Nhưng tất cả đã thay đổi. Hải quân Mỹ phải đối mặt với những thử thách nặng nề không phải ở Đại Tây Dương, mà trong Thái Bình Dương.
Trong buổi điều trần tình hình khu vực năm 2016 Tư lệnh lực lượng quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương Đô đốc Harry Harris nhấn mạnh, lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên có số lượng khoảng 150 chiếc trong số 200 tàu ngầm hiện đang hoạt động trong Thái Bình Dương. Con số chỉ nói lên được một phần của tình hình ngày càng trở lên đáng lo ngại hơn.
Tiến độ các khoản đầu tư ngân sách của các quốc gia đã nêu dành cho tàu ngầm và 10 quốc gia khác thuộc châu Á-Thái Bình Dương sẽ hình thành một vùng rất nguy hiểm dưới đáy biển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2030. Sự phát triển các chính sách và những cơ sở thực tiễn căn bản cho phép định hình chính xác môi trường hoạt động của tàu ngầm trong khu vực phải được bắt đầu trước khi khủng hoảng xảy ra.
Phán quyết gần đây của Tòa án Trọng tài quốc tế, sự bác bỏ quyết liệt của Trung Quốc về tính hợp pháp của phán quyết này đã giải thích nguyên nhân khiến nhiều quốc gia châu Á phải củng cố và phát triển một lực lượng tàu ngầm đủ độ tin cậy để răn đe ngăn chặn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi một số quốc gia trong khu vực nỗ lực đầu tư mua sắm và tăng cường sức mạnh hạm đội tàu ngầm trong những năm gần đây. Một số quốc gia khác cũng đang nghiên cứu xem xét để hình thành và phát triển lực lượng tàu ngầm.
Cả hai xu hướng phát triển lực lượng tàu ngầm được mô tả trong bảng trên, cho thấy số lượng tàu ngầm hiện tại và số lượng dự kiến đến năm 2030 của tàu ngầm diesel (SSK) và tàu ngầm hạt nhân (SSN). Các quốc gia trong khu vực châu Á đang nỗ lực xây dựng một lực lượng răn đe đủ mạnh, khi lòng tin về hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương suy giảm nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến những bất ổn từ sự trỗi dậy của Trung Quốc và độ tin cậy trong những cam kết của Mỹ trong sứ mệnh bảo vệ hòa bình và sự ổn định.
Sứ mệnh của tàu ngầm
Tàu ngầm có thể được sử dụng để bảo vệ lãnh thổ đất nước và những dự án năng lượng của quốc gia trên vùng biển ngoài biên giới. Hầu hết các quốc gia vùng biển châu Á mua sắm tàu ngầm nhằm tăng cường khả năng răn đe ngăn chặn trên biển đối với lực lượng quân sự của kẻ thù có quy mô và tiềm lực lớn hơn gấp nhiều lần. Cuộc chiến tàu ngầm bản chất là cuộc chiến tranh phi đối xứng, áp đặt tổn thất nặng nề cho bất kỳ kẻ thù nào.
Những nguy cơ đe dọa từ các hoạt động của tàu ngầm có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc nghiên cứu xem xét, lên kế hoạch tác chiến của đối phương. Trong thời bình, lực lượng tàu ngầm thực hiện các mục tiêu răn đe, ngăn chặn bằng các hoạt động theo giám sát các động thái chuyển dịch, cơ động lực lượng của hải quân các nước khác, bảo vệ các tuyến đường vận tải biển của quốc gia. Một số ít các quốc gia khác tiến hành các hoạt động tuần tiễu răn đe hạt nhân trên biển.
Hạm đội tàu ngầm phải được điều khiển bởi một lực lượng thủy thủ đoàn được đào tạo, huấn luyện tốt để có thể hình thành một lực lượng tác chiến linh hoạt, có khả năng thực hiện được nhiều nhiệm vụ quan trọng cấp chiến lược – chiến dịch.
Hình thái địa lý biển châu Á
Hình thái địa lý hàng hải khu vực châu Á-Thái Bình Dương và vị thế trung tâm của khu vực trong nền kinh tế toàn cầu và của Mỹ và toàn cầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ khả năng triển khai và sử dụng lực lượng tàu ngầm của các quốc gia trong khu vực.
Ví dụ như Trung Quốc vô cùng lo ngại tuyến phòng thủ của các quốc gia đồng minh Mỹ trên chuỗi đảo thứ nhất, chạy dài từ Nhật Bản qua Đài Loan đến Philippines đã tạo thành một rào cản tự nhiên, có thể “kiềm chế ngăn chặn” lực lượng hải quân Trung Quốc.
Video đang HOT
Hình thái chiến trường Tây Thái Bình Dương (Giả định)
Ngược lại, số lượng tương đối ít các tuyến đường đi qua các đảo là điều kiện địa hình tốt đối với lực lượng tên lửa ngày càng phát triển của Trung Quốc. Lực lượng tên lửa chống tàu của quân đội Trung Quốc (PLA) có một một số lượng tương đối nhỏ các cửa khẩu mà trên vùng eo biển hẹp, quân đội Trung Quốc dễ dàng phong tỏa, ngăn chặn lực lượng hải quân nước ngoài.
Những khu vực huyết mạch quan trọng như eo biển Malacca, Lombok và Sunda là những cửa khẩu mà Trung Quốc có thể sử dụng lực lượng tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa gây khó khăn cho các lực lượng hải quân thâm nhập vào khu vực Biển Đông, biển Hoa Đông.
Những eo biển cửa khẩu vào khu vực vùng nước Tây Thái Bình Dương
Lực lượng tàu ngầm của hải quân các nước cũng chịu tác động đáng kể bởi địa hình đáy biển khác nhau (xét trên góc độ kỹ thuật tàu ngầm, độ sâu đáy biển) của vùng biển châu Á. Khu vực này có các vùng biển nông như biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông, khu vực rất sâu như vùng biển ven Philippine, vùng biển duyên hải phức tạp với độ nông sâu khác nhau như Biển Đông.
Lực lượng tàu ngầm hạt nhân có ưu thế tốt nhất trong vùng nước mở rộng và sâu nhưng hoạt động khó khăn hơn và có nhiều hạn chế trong vùng nước nông khu vực Đông Nam Á.
Tại vùng nước Biển Đông và biển Hoa Đông, tàu diesel – điện có kích thước nhỏ hơn có thể sử dụng địa hình đáy biển đa dạng tạo lên lợi thế chiến trường. Các vùng nước nông miền duyên hải châu Á kết hợp với các tuyến đường vận tải thương mại huyết mạch trong khu vực làm tăng khả năng ngăn chặn, chống xâm nhập hiệu quả vốn có của tàu ngầm diesel – điện.
Sự phát triển lực lượng hải quân tàu ngầm
Tương tự như các phương tiện tác chiến khác, tàu ngầm đòi hỏi công tác hậu cần kỹ thuật, bảo trì bảo dưỡng thường xuyên phức tạp. Đồng thời hải quân các quốc gia sở hữu tầu ngầm phải có một lực lượng thủy thủ được đào tạo chu đáo, rèn luyện kỹ năng thường xuyên để có thể khai thác triệt để năng lực của phương.
Tàu ngầm có phần lớn thời gian hoạt động trong môi trường ngập mặn ăn mòn cao, áp suất cao và được lắp đặt các bộ phận, trang thiết bị có công nghệ chế tạo tinh xảo nhằm đảm bảo giảm tiếng ồn đến mức tối thiểu khi cơ động.
Hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phải mua tàu ngầm nước ngoài với giá thành tương đối cao do không có nền công nghiệp đóng tàu phát triển mạnh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng khai thác và thời gian phục vụ của tàu ngầm nếu như quốc gia này không cần nhiều sự hỗ trợ nhà của nhà sản xuất nước ngoài. Ví dụ: công ty DCNS của Pháp hiện nay phải cung cấp hỗ trợ toàn diện cho Malaysia do các cơ sở bảo trì bảo dưỡng kỹ thuật của quốc gia này, đã không thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật sau khi quốc gia này mua hai tàu ngầm Scorpene do chính công ty Pháp này đóng.
Ngoài các vấn đề bảo trì bảo dưỡng thường xuyên liên tục, sứ mệnh đào tạo một lực lượng thủy thủ tàu ngầm có trình độ năng lực cao, thuần thục trong khai thác sử dụng là một thách thức lớn đối với các lực lượng hải quân quy mô nhỏ. Cần phải có một bộ máy quản lý và cơ sở hạ tầng đào tạo huấn luyện lớn và hiện đại, những lực lượng hải quân quy mô nhỏ hầu như không có khả năng để xây dựng một lực lượng thủy thủ tàu ngầm có kỹ năng thành thạo.
Lực lượng hải quân có trong biên chế có một hoặc hai tàu ngầm hoạt động sẽ phải bổ sung cho sự thiếu hụt kinh nghiệm bằng phương pháp đào tạo huấn luyện, phát triển các kỹ năng cần thiết cho cả thủy thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy.
Sự thiếu hụt cơ sở huấn luyện thường xuyên và chương trình huấn luyện xoay vòng hiện diện trong tất cả các quốc gia châu Á. Nhưng sự thiếu hụt này phải được khắc phục bằng chương trình trao đổi huấn luyện đào tạo giữa các quốc gia trong khu vực. Nếu không có lực lượng thủy thủ đoàn được đào tạo kỹ lưỡng, các tàu ngầm tiên tiến hoàn toàn không có ý nghĩa tác chiến thực sự.
Châu Á tăng cường lực lượng tàu ngầm Mặc dù thời gian phát triển lực lượng tàu ngầm rất dài và yêu cầu kỹ thuật trong khai thác sử dụng phức tạp, các nước châu Á dự kiến sẽ có được khoảng hơn 100 tàu ngầm đến năm 2030. Tại nhiều quốc gia, các tàu ngầm cũ sẽ được cho về hưu và thay thế bằng các tàu ngầm mới, có năng lực tác chiến mạnh hơn.
Nhiều quốc gia khác đang tìm kiếm giải pháp để thành lập lực lượng tàu ngầm mới hoặc tăng cường sức mạnh hạm đội tàu ngầm hiện có. Những quyết định này xuất phát từ tập hợp những mối quan hệ đối ngoại căng thẳng đang hình thành trên vùng nước châu Á-Thái Bình Dương, khiến các quốc gia trong khu vực không tin tưởng rằng trong tương lai gần, an ninh và ổn định vẫn sẽ duy trì trên một quỹ đạo phát triển tích cực.
Trong tương lai, sự gia tăng số lượng tàu ngầm không hoàn toàn đồng nghĩa với việc các tàu ngầm có được nhưng khả năng tiên tiến nhất và hạm đội tàu ngầm cũng không chắc sẽ giải quyết được những vấn đề mà các quốc gia châu Á đang phải đối mặt.
Hầu hết các tàu ngầm diesel điện không có được tốc độ cần thiết để đeo bám được các tàu sân bay và không có đủ năng lực kỹ thuật để hoạt động trong vùng nước rộng lớn trên Thái Bình Dương hoặc Ấn Độ Dương.
Điều đó cho thấy, lực lượng tàu ngầm châu Á-Thái Bình Dương sẽ phát triển rất mạnh nhưng chỉ dành cho các nhiệm vụ có giới hạn hẹp như tạo ra các vùng chống xâm nhập/ngăn chặn tiếp cận 2A/AD trong một khu vực nhất định, hình thành một khu vực phòng thủ trong một vùng nước có giới hạn (khu vực đảo, quần đảo có giới hạn hẹp, một vùng kinh tế thềm lục địa nhất định).
Để đối phó với một lực lượng hải quân có quy mô lớn hơn, khả năng tác chiến dài hơi hơn và có hạm đội tàu ngầm mạnh mẽ hơn như hải quân Trung Quốc, có tàu ngầm tấn công nguyên tử, cần có sự yểm trợ của một lực lượng hạm đội chống ngầm mạnh mẽ như hạm đội tàu ngầm của Hải quân Mỹ. Chỉ có sự liên kết này mới tạo ra được sức mạnh cần thiết để hình thành sự cân bằng lực lượng trong khu vực, từ đó ngăn chặn khả năng hình thành cuộc chiến tranh ngầm dưới vùng nước châu Á-Thái Bình Dương, gây nguy cơ xung đột vũ trang khu vực.
Trước một tương lai đầy rủi ro và nguy hiểm cho chính hải quân và hạm đội tàu ngầm Mỹ trên vùng nước Tây Thái Bình Dương, cần phải có những chính sách và những chế định duy trì và phát triển lực lượng tàu ngầm, hỗ trợ sự phát triển của các đồng minh và đối tác. Để làm được điều có, cần có sự thống kê và tính toán cụ thể khả năng phát triển tàu ngầm của châu Á – Thái Bình Dương.
Theo Viettimes
Vu Lan báo hiếu châu Á khá khác Việt Nam
Ở các quốc gia châu Á, các nghi lễ Vu Lan khá đa dạng và có những nét riêng biệt tùy văn hóa mỗi nước.
Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày 14 và 15/7 Âm lịch hàng năm, cũng là tên gọi khác của Rằm tháng Bảy. Theo phong tục truyền thống, vào ngày này, các gia đình chuẩn bị một lễ cúng thần linh và mâm cơm tưởng nhớ tổ tiên, cầu nguyện cho các vong hồn sớm siêu thoát. Lễ Vu Lan còn là dịp để những người con thể hiện tình yêu và báo hiếu công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.
Ở Việt Nam, vào ngày này, mọi gia đình đều chuẩn bị hai mâm cúng là mâm cúng tổ tiên và mâm cúng chúng sinh. Ngoài ra tại các chùa chiền còn có nghi thức "Bông hồng cài áo", bông hồng dành cho ai còn mẹ và bông trắng cho những ai mất mẹ nhằm nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tưởng nhớ đấng sinh thành.
Phong tục trong ngày Lễ Vu Lan ở Việt Nam là vậy, còn ở các quốc gia châu Á khác, Lễ Vu Lan vẫn mang ý nghĩa bày tỏ sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, tuy nhiên các nghi lễ khá đa dạng và có những nét riêng biệt tùy từng văn hóa mỗi nước.
Malaysia
Người Malaysia gọi ngày Lễ Vu Lan là Ngày Tổ tiên hay Lễ hội tháng 7. Ngoài những lễ nghi truyền thống như tảo mộ, cúng thờ tổ tiên, còn có những hoạt động sinh hoạt tôn giáo, văn hóa mang đậm nét riêng của quốc gia này. Theo phong tục của người Malaysia, ngày này người dân sẽ nghỉ làm và cử hành nghi thức siêu độ vong linh. Các gia đình cũng tập trung đến chùa để tụng kinh, cầu nguyện cho ông bà, bố mẹ quá cố.
Nhật Bản
Nhật Bản cũng có ngày Lễ Vu Lan và diễn ra vào tháng ngày 15/8 Dương lịch hàng năm, thông thường kéo dài 3 ngày. Người Nhật gọi ngày lễ này là Obon. Obon là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất ở Nhật Bản và được tổ chức để tưởng nhớ người thân quá cố. Người ta tin rằng vào ngày lễ Obon, linh hồn tổ tiên của gia đình sẽ quay trở lại ngôi nhà để đoàn tụ với mọi người. trong Obon và cầu nguyện cho các linh hồn. Dần dần người Nhật coi lễ Obon như là dịp để trở về quê hương, nguồn cội, dọn dẹp và thăm viếng phần mộ của ông bà, tổ tiên.
Vào ngày đầu tiên của lễ Obon, các gia đình treo đèn lồng trong nhà, đồng thời ra thăm mộ của tổ tiên và mời tổ tiên về thăm nhà. Trong suốt thời gian diễn ra Obon, hoạt động Bon Odori - ca múa theo vũ điệu dân gian được tổ chức tại các đường phố, công viên, khuôn viên chùa. Người Nhật coi những điệu nhảy trong lễ hội này như một cách để chào mừng linh hồn tổ tiên về nhà. Ngày cuối cùng sẽ diễn ra lễ thả đèn lồng, những chiếc đèn lồng được thả ở các sông, hồ, được coi như là nghi lễ tiễn đưa linh hồn tổ tiên trở về lại với thế giới riêng của họ.
Ngoài những nghi lễ trên, người Nhật cũng chuẩn bị đồ thờ cúng tương tự như người Việt Nam. Đồ cúng của họ có những chiếc bánh khảo làm từ bột gạo mang nhiều màu sắc như xanh, đỏ vàng, ngoài ra có thêm cả hoa quả nhiều loại.
Trung Quốc
Trung Quốc coi ngày Lễ Vu Lan là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn, tôn kính với tổ tiên và những người đã khuất. Trong suốt tháng 7 Âm lịch, người Trung Quốc tin rằng những linh hồn quanh quẩn và hiện diện ở hạ giới. Vào ngày thứ 15, cõi thiên đàng, địa ngục và cõi người sống mở cửa đón các linh hồn, cho các linh hồn cơ hội được trở về thăm con cháu. Trong dịp lễ, các gia đình chuẩn bị mâm cúng thờ tổ tiên và chúng sinh, đốt tiền, vàng mã. Sau dịp lễ, để đảm bảo các ngạ quỷ có thể tìm đường trở về, mọi người thường thả đèn hoa đăng trôi sông.
Hàn Quốc
Hàn Quốc chọn ngày 8/5 Dương lịch hàng năm là Ngày Cha mẹ và là dịp để con cái báo hiếu đấng sinh thành. Hoa cẩm chướng đỏ được coi là biểu tượng của ngày này.
Tùy từng hoàn cảnh mà con cái có thể tặng bố mẹ nhiều món quà khác nhau, nhưng tối thiểu phải có một bông hoa cẩm chướng. Các con sẽ gài bông hoa cẩm chướng lên áo của bố mẹ nhằm thể hiện tấm lòng biết ơn và hiếu thảo của mình. Ngoài hoa, các món quà lưu niệm hay thiệp chúc mừng cũng được bày bán khá nhiều ở các cửa hàng Hàn Quốc trước dịp lễ này.
Việt Hà
Theo NTD
Tỉ phú trẻ Ấn Độ thách thức Bill Gates Từng mở một gara sửa xe từ năm 13 tuổi, Arun Pudur đã thể hiện niềm đam mê cũng như tiềm năng của một nhà kinh doanh trẻ ngay từ thời niên thiếu. Tỉ phú Arun Pudur, người sáng lập Celframe Office cạnh tranh với Microsoft Tỉ phú Bill Gates, 60 tuổi, người sáng lập và đứng đầu tập đoàn đa quốc gia...