Trung Quốc hứa ‘không tùy tiện dùng vũ lực’
Lãnh đạo quân đội Trung Quốc cam kết không tùy tiện dùng vũ lực trong vấn đề lãnh thổ trong khi truyền thông nước này cảnh báo Bắc Kinh không dung thứ bất kỳ sự khiêu khích quân sự nào.
Đại tướng Phùng Quang Thanh dự Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 6 – Ảnh: Bảo Trung
Tuyên bố “không tùy tiện dùng vũ lực ngay cả trong vấn đề chủ quyền” được Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, tướng Phạm Trường Long đưa ra ngày 17.10 tại Diễn đàn Hương Sơn ở Bắc Kinh, theo Tân Hoa xã.
Ông Phạm nhấn mạnh Trung Quốc “thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình và chính sách quốc phòng mang tính phòng ngự, mãi mãi không xưng bá, mãi mãi không bành trướng”.
“Trung Quốc sẽ không bao giờ áp dụng chính sách hiếu chiến và cũng không bắt nạt kẻ yếu”, Kyodo News dẫn lời ông Phạm. Ông Phạm còn khẳng định Trung Quốc luôn giải quyết bất đồng và các tranh chấp thông qua đàm phàn thân thiện với các bên liên quan và “sẽ cố không để xảy ra các cuộc xung đột ngoài ý muốn”.
Ông tuyên bố Trung Quốc sẽ đeo đuổi việc mở rộng hợp tác quân sự với 10 nước thành viên ASEAN, bằng cách có thể thiết lập đường dây nóng và trao đổi sĩ quan, theo AP. Mặt khác, ông Phạm tiếp tục ngụy biện rằng những đảo nhân tạo Bắc Kinh xây phi pháp ở quần đảo Trường Sa của VN “sẽ không ảnh hưởng” tới tự do lưu thông ở Biển Đông và những cơ sở trên đó “chủ yếu phục vụ cho mục đích dân sự”.
Tuy nhiên, những cam đoan, tuyên bố như trên của Trung Quốc lâu nay hầu như không nhận được nhiều tin tưởng từ bên ngoài. AP chỉ ra sau khi ông Phạm đưa ra các tuyên bố, cựu Tham mưu trưởng hải quân Mỹ, Đô đốc Gary Roughead phát biểu tại cùng diễn đàn rằng tình trạng Bắc Kinh mở rộng nhanh chóng các bãi đá ở Trường Sa thành đảo nhân tạo và không có lời giải thích rõ ràng cho hành động đó “làm gia tăng sự nghi ngờ và nguy cơ tính toán sai lầm”. Theo ông Roughead, Trung Quốc cần có những biện pháp tạo niềm tin và tăng cường sự minh bạch để các nước láng giềng yên tâm về ý định của mình.
Trong khi đó, Tân Hoa xã hôm qua đăng bài bình luận chỉ trích việc Mỹ “cố vi phạm chủ quyền của Trung Quốc” ở Biển Đông “đang phá hoại hòa bình, ổn định khu vực và đang quân sự hóa vùng biển này”. Bài viết còn nhấn mạnh Trung Quốc “sẽ không dung thứ bất kỳ sự khiêu khích quân sự hay sự vi phạm chủ quyền từ Mỹ và các quốc gia khác”.
Bài viết được đăng tải vài ngày sau khi một số quan chức Mỹ tiết lộ Washington quyết định sẽ điều tàu hải quân vào vùng biển 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa để thể hiện sự không công nhận chủ quyền của Bắc Kinh và kiểm chứng cam kết gần đây của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc “không quân sự hóa” khu vực.
Video đang HOT
Đại tướng Phùng Quang Thanh trao đổi với Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia (trái) tại Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 6 – Ảnh: Bảo Trung
Cũng tại Diễn đàn Hương Sơn ngày 17.10, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein nói rằng những vấn đề về Biển Đông nên được giải quyết một cách hòa bình thông qua các cơ chế đa phương”, theo Hãng thông tấn Bernama.
Nhấn mạnh rằng một Bộ quy tắc ứng xử (COC) là công cụ tốt nhất cho việc quản lý các tranh chấp ở Biển Đông, ông Hishammuddin kêu gọi các bên tăng cường tham vấn để sớm cho ra đời COC. Dự kiến trong ngày hôm nay 18.10, cũng là ngày cuối của Diễn đàn Hương Sơn, đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng VN, phát biểu về những vấn đề liên quan đến an ninh biển, theo AFP.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Tướng Trung Quốc tuyên bố không liều lĩnh dùng vũ lực ở Biển Đông
Một vị tướng quân đội Trung Quốc ngày 17/10 tuyên bố, Bắc Kinh sẽ không liều lĩnh sử dụng vũ lực ở Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực do Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xây đảo nhân tạo.
Tướng Phạm Trường Long (Ảnh: CNS)
Tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, cơ quan chỉ huy các lực lượng vũ trang và do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu, ngày 17/10 cho biết tại một điễn đàn an ninh cấp cao rằng Bắc Kinh đã tìm cách tránh xung đột.
"Chúng tôi không bao giờ liều lĩnh sử dụng vũ lực, dù là về các vấn đề chủ quyền, và đã cố gắng hết sức để tranh các xung đột bất ngờ", ông Phạm nói tại Diễn đàn an ninh Hương Sơn, với sự hiện diện của các Bộ trưởng Quốc phòng Đông Nam Á.
Ông Phạm cho hay các đảo nhân tạo của Trung Quốc "sẽ không ảnh hưởng tới tự do hàng hải ở Biển Đông". Ông này còn nói các ngọn hải đăng mới được khánh thành tại quần đảo Trường Sa gần đây "đã bắt đầu cung cấp dịch vụ hàng hải cho tất cả các nước".
"Chúng tôi sẽ tiếp tục giải quyết các tranh chấp và khác biệt với các bên liên quan trực tiếp thông qua tham vấn hữu hảo và cam kết hợp tác với các bên liên quan để duy trì hòa bình và ổn đinh trong khu vực", ông Phạm nói.
Mỹ nói rằng luật pháp quốc tế cấm tuyên bố chủ quyền quanh các đảo nhân tạo được xây dựng trên các bãi ngầm trước đó. Washington cũng khẳng định quân đội nước này sẽ điều tàu và máy bay tới bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép.
Các nguồn tin báo chí cho biết Mỹ đã quyết định sẽ tiến hành các hoạt động tự do hàng hải bên trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Bắc Kinh phủ nhận việc quân sự hóa Biển Đông, nói rằng các công trình xây dựng chỉ phục vụ mục đích dân sự. Nhưng các nhà phân tích tại Washington và giới chức Mỹ cáo buộc rằng Bắc Kinh đã bắt đầu thiết lập các cơ sở quân sự tại đó.
Khuếch trương thanh thế, tham vọng đối trọng với Shangri-la
Các quan chức quốc phòng và an ninh từ khắp châu Á-Thái Bình Dương đã có mặt tại Bắc Kinh để tham dự Diễn đàn an ninh Hương Sơn kéo dài 3 ngày. Theo các nhà tổ chức, Diễn đàn, năm nay là lần thứ 6, có sự tham gia của 60 phái đoàn chính thức và 130 học giả.
Diễn đàn diễn ra trong bối cảnh căng thẳng cũng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế và cường quốc quân sự lớn nhất thế giới, do các động thái bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Diễn đàn nằm trong khuôn khổ nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gia tăng sự ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế, vốn cũng bao gồm việc thành lập Ngân hàng hạ tầng châu Á (AIIB) mới đây.
Một bình luận trên tờ Trung Quốc Nhật báo nói rằng diễn đàn sẽ giúp Bắc Kinh có tiếng nói lớn hơn và thay đổi những quan điểm về một Trung Quốc hung hăng.
Diễn đàn được xem là nhằm đối trọng với Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn an ninh cấp cao khu vực được tổ chức hàng năm tại Singapore, thu hút các chuyên gia và giới chức quân sự từ khắp thế giới.
Diễn đàn Hương Sơn diễn ra sau một cuộc gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 16/10 cho biết Bắc Kinh đã đề nghị tập trận chung với các thành viên ASEAN ở Biển Đông vào năm tới.
ASEAN từ lâu đã kêu gọi Trung Quốc đàm phán một Bộ quy tắc ứng xử (COC) cho khu vực nhằm ngăn chặn các hành động có thể dẫn tới xung đột. Bắc Kinh đã nhất trí tham gia các cuộc tham vấn về vấn đề này, nhưng không đồng ý đàm phán đầy đủ.
Tại Diễn đàn Hương Sơn, khi được hỏi về việc Trung Quốc ngày càng quyết đoán trong khu vực, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói rằng Bắc Kinh tăng cường các lực lượng vũ trang "để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Điều này không đe dọa khu vực hay bất kỳ nước nào".
Ông Hun Sen nói, các căng thẳng ở Biển Đông nên được giải quyết thông qua "khuôn khổ Trung Quốc-ASEAN hiện thời", đặc biệt là "việc thảo luận trực tiếp giữa các bên" mà Trung Quốc nên đóng vai trò đi đầu, chứ không phải Mỹ.
Trong khi đó, Washington luôn ủng hộ cách tiếp cận đa phương đối với tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Không quan chức Mỹ đương nhiệm nào có tên trong danh sách các vị khách tham dự diễn dàn, mặc dù một vị trí nổi bật đã được dành cho Đô đốc hải quân Mỹ về hưu Gary Roughead, người dự kiến sẽ phát biểu tại sự kiện.
An Bình
Theo Dantri
Trung Quốc tuyên bố không dùng vũ lực ở Biển Đông Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc, ông Phạm Trường Long ngày 17.10 cho biết Trung Quốc sẽ không bao giờ dùng vũ lực ở Biển Đông. Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc, ông Phạm Trường Long phát biểu tại diễn đàn an ninh Xiangshan tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 17.10.2015 - Ảnh: Reuters Phát...