Trung Quốc hợp tác với Canada phát triển thuốc và vaccine phòng COVID-19
Ngày 13/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên xác nhận Trung Quốc đang tiến hành hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới, trong đó có Canada, nhằm điều chế thuốc và vaccine phòng chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Kỹ thuật viên thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 tại phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Triệu Lập Kiên đưa ra tuyên bố trên trong khuôn khổ buổi họp báo thường kỳ tại thủ đô Bắc Kinh khi giải đáp các câu hỏi liên quan việc Hội đồng Nghiên cứu quốc gia của Canada đang hợp tác với công ty CanSino Biologics của Trung Quốc, mở đường tiến hành các cuộc thử nghiệm nhiều loại vaccine tiềm tàng trong tương lai tại nước này. Hiện công ty CanSino Biologics đang đệ đơn đề nghị tới Bộ Y tế Canada xin cấp phép tiến hành các cuộc thử nghiệm lâm sàng.
Bình luận về việc hợp tác y tế giữa Trung Quốc và Canada, ông Triệu Lập Kiên nêu rõ hai bên đã và đang hỗ trợ lẫn nhau kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19. Khoảng 32 tấn hàng viện trợ y tế do Chính phủ Trung Quốc trao tặng đã được chuyển tới Canada, đồng thời Trung Quốc cũng tạo điều kiện cho phía Canada mua các trang thiết bị y tế.
Cũng tại Trung Quốc, Bộ Văn hóa và Du lịch đã cho phép các cơ sở quy mô nhỏ hoạt động trở lại tại các khu vực có nguy cơ dịch bệnh COVID-19 ở mức thấp, trong khi các cơ sở quy mô vừa và lớn hơn vẫn tiếp tục ngừng hoạt động.
Theo hướng dẫn ban hành ngày 12/3 của bộ trên, lượng khách tại các cơ sở như nhà hát không được vượt quá 30% tổng sức chứa và khán giả phải giữ khoảng cách tối thiểu 1m với những người xung quanh. Bên cạnh đó, văn bản cũng chỉ dẫn việc mở lại các quán cà phê và cơ sở giải trí, giới hạn số lượng khách hàng được phép có mặt cùng lúc không vượt quá 50% tổng số khách nhà hàng được phép tiếp đón. Ngoài ra, tất cả các khách hàng đều phải đeo khẩu trang và đo thân nhiệt tại cửa ra vào.
Cùng ngày, các trường học tại Trung Quốc đã nhận được khuyến nghị thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19 trong bối cảnh trường học các cấp dần mở cửa trở lại.
Nhà nghiên cứu Feng Luzhao tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc nhấn mạnh các trường học nên lập kế hoạch cụ thể để phòng ngừa, kiểm soát và ứng phó khẩn cấp với đại dịch COVID-19, đồng thời đảm bảo những biện pháp này được thực hiện hiệu quả. Ngoài việc tăng cường theo dõi sức khỏe của giáo viên và học sinh, các cơ sở giáo dục cũng cần thảo luận với giới chức y tế và các đơn vị y tế lân cận để thiết lập cơ chế phối hợp linh hoạt.
* Trong diễn biến cùng ngày, ông Febrio Kacaribu, quan chức Bộ Tài chính Indonesia, cho biết chính phủ nước này sẽ rót vốn cho các công ty quốc doanh chịu ảnh hưởng do đại dịch COVID-19.
Để được nhận khoản hỗ trợ trên, các công ty phải đáp ứng một số tiêu chí sẽ được thảo luận và thống nhất trong cuộc họp nội các tới đây, điển hình trong đó có tiêu chí thực thể này phải đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.
* Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Nhật báo Khmer Times đưa tin Ủy ban chống COVID-19 Campuchia ngày 12/5 đã thảo luận biện pháp nới lỏng hạn chế, nối lại hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực ưu tiên để thúc đẩy hoạt động kinh tế quốc gia.
Người phát ngôn Bộ Y tế Or Vandine cho biết bộ này vẫn đang cân nhắc các phương án đề xuất trình Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Cũng theo bà Or Vandine, Chính phủ Campuchia đang cân nhắc cho phép hoạt động trở lại đối với các ngành nghề như kinh doanh nhà hàng, cơ sở giải trí, trường học và sòng bài. Người phát ngôn trên cũng khuyến cáo trong khi chính phủ đang xây dựng tiến trình phục hồi sau dịch bệnh, điều cần thiết nhất là người dân phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm các hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm ngăn chặn làn sóng bùng phát dịch lần 2. Theo đó, cần rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội.
Video đang HOT
Căn cứ thực tế hiện nay, người dân Campuchia đang dần trở lại cuộc sống bình thường khi một tháng qua nước này không ghi nhận thêm ca nhiễm mới nào. Hiện chỉ còn 1 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tại Phnom Penh.
Những cáo buộc tình báo 5 nước nhắm vào Trung Quốc
Khi Daily Telegraph công bố tài liệu 15 trang từ liên minh tình báo Ngũ Nhãn, tờ báo Australia này mô tả nó như một "quả bom".
Daily Telegraph ngày 2/5 cho biết tài liệu của Ngũ Nhãn (Five Eyes), liên minh tình báo 5 nước Mỹ, Anh, Australia, New Zealand và Canada, cáo buộc Trung Quốc che đậy thông tin về virus bằng cách bác bỏ khả năng nCoV lây từ người sang người, "bịt miệng" các bác sĩ cảnh báo sớm, xóa bằng chứng trong phòng thí nghiệm và không chịu cung cấp mẫu sinh phẩm cho các nhà khoa học quốc tế nghiên cứu vaccine.
Nhà virus học Thạch Chính Lệ tại một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán năm 2017. Ảnh: AFP.
Tài liệu nhắc đến công việc của Thạch Chính Lệ, nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Virus học Vũ Hán (WIV). Năm 2013, bà Thạch và các đồng sự thu thập mẫu phân dơi móng ngựa từ một hang động ở tỉnh Vân Nam và sau này phát hiện nó chứa virus giống nCoV tới 96,2%.
Nhóm này từng tổng hợp ra một virus corona mới giống SARS, để phân tích xem nó có thể truyền từ dơi sang động vật có vú khác hay không. Nghiên cứu được thực hiện cùng với Đại học Bắc Carolina tháng 11/2015 kết luận rằng virus có thể truyền trực tiếp từ dơi sang người và không có cách điều trị.
Nghiên cứu thừa nhận độ nguy hiểm của công việc họ tiến hành. "Cần phải cân nhắc giữa một bên là tiềm năng 'đi trước đón đầu' những dịch bệnh trong tương lai với bên còn lại là nguy cơ tạo ra các mầm bệnh nguy hiểm hơn", các nhà khoa học viết. Họ cho biết "để đánh giá khả năng lây sang người của virus corona từ dơi, họ đã tạo ra một loại virus corona mới từ trình tự gene được phân lập từ dơi móng ngựa Trung Quốc".
Một trong những đồng tác giả với bà Thạch, giáo sư Ralph Baric từ Đại học Bắc Carolina, nói trong cuộc phỏng vấn với Science Daily vào thời điểm đó: "Virus này rất dễ gây bệnh. Cả phác đồ điều trị đã được sử dụng để đối phó SARS năm 2002 lẫn thuốc ZMapp chống Ebola đều không thể vô hiệu hóa được nó".
Tháng 3/2019, bà Thạch và các đồng sự công bố một đánh giá có tiêu đề "virus corona trong loài dơi ở Trung Quốc" trên tạp chí y khoa Viruses, viết rằng họ nhắm đến mục tiêu "dự đoán các điểm nóng virus và nguy cơ lây truyền giữa các loài". "Rất có khả năng dịch virus corona giống SARS hoặc MERS trong tương lai sẽ bắt nguồn từ dơi, và nhiều khả năng xảy ra ở Trung Quốc", đánh giá có đoạn viết.
Mỹ đã dừng tài trợ cho các thí nghiệm gây tranh cãi có nguy cơ làm lây lan virus nguy hiểm vào tháng 10/2014, lo ngại nó có thể dẫn đến đại dịch toàn cầu. Tuy nhiên, họ nối lại tài trợ vào tháng 12/2017. Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối Thịnh vượng chung Australia (CSIRO) tiếp tục phối hợp và tài trợ cho WIV. WIV vẫn liệt kê CSIRO là đối tác trong khi Mỹ đã cắt quan hệ với phòng thí nghiệm này kể từ khi Covid-19 bùng phát.
WIV đang là tâm điểm của nhiều nghi ngờ. Tổng thống Mỹ Donald Trump và các quan chức Mỹ đang thúc đẩy giả thuyết nCoV đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm này. Cộng đồng Tình báo Mỹ hôm 1/5 bác bỏ giả thuyết nCoV là virus nhân tạo hoặc bị biến đổi gene, song cho biết họ đang xem xét khả năng nCoV thoát ra ngoài "sau một sự cố tại phòng thí nghiệm ở Vũ Hán". Giới chuyên gia đánh giá khả năng này khó xảy ra nhưng không phải không thể. Trong khi đó, Trung Quốc bác bỏ nghi vấn.
Daily Telegraph chú ý đến việc Hoàng Diễm Linh (Huang Yan Ling), nhà nghiên cứu tại WIV, "biến mất". Có những tin đồn trên mạng xã hội Trung Quốc rằng bà là người đầu tiên được chẩn đoán nhiễm nCoV và là "bệnh nhân số 0". Tiểu sử và ảnh của bà đã bị xóa khỏi trang web của WIV.
Ngày 16/2, Viện Virus học Vũ Hán bác bỏ thông tin Hoàng Diễm Linh là "bệnh nhân số 0", nói rằng bà vẫn sống và khỏe mạnh, nhưng không đưa ra bằng chứng.
Tài liệu của Ngũ Nhãn còn cáo buộc Trung Quốc che đậy thông tin về dịch. Ngày 6/12/2019, 5 ngày sau khi một người đàn ông liên quan đến chợ hải sản Hoa Nam Vũ Hán có triệu chứng giống viêm phổi, vợ anh ta cũng mắc bệnh, cho thấy có dấu hiệu virus lây từ người sang người.
Ngày 31/12/2019, giới chức Trung Quốc bắt đầu kiểm duyệt tin tức về virus trên các công cụ tìm kiếm của nước này, xóa các thuật ngữ bao gồm "biến thể SARS", "chợ hải sản Vũ Hán" và "viêm phổi Vũ Hán bí ẩn".
Ngày 1/1/2020, giới chức Vũ Hán đóng cửa và khử trùng chợ hải sản Hoa Nam, dù chưa tiến hành bất kỳ cuộc điều tra nào về nguồn gốc virus. New York Times đưa tin rằng Trung Quốc không lấy mẫu từ động vật hay chuồng nhốt tại đây và đánh giá đây là hành vi "xóa sạch bằng chứng".
Ủy ban Y tế Hồ Bắc ngày 2/1 ra lệnh cho các công ty nghiên cứu gene ngừng thử nghiệm virus mới và tiêu hủy tất cả các mẫu sinh phẩm. Một ngày sau, Ủy ban Y tế Quốc gia yêu cầu tiêu hủy hoặc chuyển các mẫu bệnh phẩm nCoV đến một số cơ sở xét nghiệm được chỉ định, đồng thời ra chỉ thị không công bố thông tin về dịch. Các bác sĩ lên tiếng về loại virus mới, như Lý Văn Lượng, bị khiển trách và bị coi là "lan truyền tin đồn thất thiệt".
Ngày 10/1, quan chức Trung Quốc nói rằng dịch "đã được kiểm soát" và người nhiễm chỉ có "triệu chứng nhẹ". Hôm sau, một phòng thí nghiệm ở Thượng Hải chia sẻ trình tự gene với thế giới, nhưng nó bị đóng cửa một ngày sau đó với lý do "sửa chữa".
Ngũ Nhãn chỉ trích Trung Quốc ban đầu liên tục phủ nhận dịch. "Mặc dù có bằng chứng virus lây từ người sang người vào đầu tháng 12/2019, Trung Quốc bác bỏ cho đến ngày 20/1", tài liệu có đoạn viết. "WHO cũng làm vậy, mặc dù các quan chức Đài Loan đã bày tỏ lo ngại virus lây từ người sang người từ ngày 31/12/2019. Các chuyên gia Hong Kong đưa ra cảnh báo tương tự ngày 4/1".
Ngày 24/1, các quan chức ở Bắc Kinh ngăn WIV chia sẻ các mẫu phân lập virus với Đại học Texas. Ngày 6/2, cơ quan giám sát mạng Trung Quốc tiếp tục thắt chặt kiểm soát chủ đề dịch bệnh trên các mạng xã hội.
Giới chức y tế ở Hàng Châu đo thân nhiệt hành khách đến từ Vũ Hán ngày 23/1. Ảnh: Reuters.
Ngũ Nhãn nhấn mạnh nghịch lý khi giới chức Bắc Kinh ra lệnh cấm người dân đi lại trong nước, nhưng lại lên án động thái cấm người Trung Quốc nhập cảnh của Australia và Mỹ. "Hàng triệu người rời Vũ Hán sau khi dịch bùng phát và trước khi Vũ Hán bị phong tỏa ngày 23/1. Hàng nghìn người bay ra nước ngoài. Trong suốt tháng hai, Bắc Kinh yêu cầu Mỹ, Italy, Ấn Độ, Australia, Đông Nam Á và nhiều nước khác không áp hạn chế đi lại với công dân nước này, mặc dù chính Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt trong nước".
Tình báo 5 nước cho rằng hành động của Bắc Kinh "gây nguy hiểm cho các nước khác" và không khác gì "đòn công kích vào sự minh bạch quốc tế".
"Khi các nhà ngoại giao EU chuẩn bị một báo cáo về đại dịch, Trung Quốc đã gây áp lực với Brussels để loại bỏ ngôn từ chỉ trích Trung Quốc nói dối về Covid-19. Khi Australia kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về dịch, Trung Quốc dọa sẽ tẩy chay thương mại. Họ cũng phản ứng dữ dội với những lời kêu gọi minh bạch của Mỹ", tài liệu có đoạn viết.
Thực tế, tình báo Mỹ chưa xác nhận về sự tồn tại của tài liệu 15 trang nói trên, nhưng một quan chức cấp cao nước này nói với Fox News báo cáo đó phù hợp với quan điểm của tình báo Mỹ rằng Trung Quốc biết việc nCoV lây từ người sang người sớm hơn những gì họ thông báo, rằng họ biết chủng virus này lây lan mạnh hơn những gì nước này tuyên bố với cộng đồng quốc tế trong những tuần đầu tiên dịch bùng phát.
Báo Trung Quốc Global Times đã chỉ trích gay gắt Daily Telegraph sau khi họ đăng thông tin về tài liệu của Ngũ Nhãn. Họ dẫn lời Lý Hải Đông (Li Haidong), giáo sư Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng: "Truyền thông Australia tung tin về một tài liệu không được kiểm chứng để bôi nhọ Trung Quốc. Đây là hành vi thiếu tính chuyên nghiệp và khách quan của báo chí".
"Ngay cả khi tài liệu này thực sự tồn tại, liên minh Ngũ Nhãn được thành lập để phục vụ mục đích chính trị của 5 quốc gia. Báo cáo điều tra của họ chỉ đáp ứng nhu cầu chính trị của họ, thay vì sự thật khoa học", Lý nói thêm. "Một số đơn vị truyền thông và chính trị Australia không còn xem xét một cách độc lập lợi ích chung của đất nước mà áp dụng cách tiếp cận do Mỹ dẫn đầu để bôi nhọ Trung Quốc về Covid-19. Họ đang làm tổn thương tình bạn sâu sắc và lợi ích chung đã gắn kết từ lâu giữa hai đất nước".
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Quốc hội về Tình báo và An ninh Australia Andrew Hastie cho rằng thế giới cần sự minh bạch và phải tổ chức một cuộc điều tra. "Rất nhiều người Australia đã chịu thiệt hại do cách xử lý tồi tệ của chính phủ Trung Quốc. Nếu Australia - Trung Quốc thật sự thân thiết như Bắc Kinh nói, chúng ta cần câu trả lời về việc tất cả bắt đầu như thế nào", ông cho hay.
'Thám tử font chữ' lật tẩy tài liệu giả mạo Triệu phú Gerald McGoey đinh ninh hai ngôi nhà của mình nằm ngoài tầm với của chủ nợ, nhưng mọi chuyện thay đổi khi "thám tử font chữ" được mời tới. Năm 2017, triệu phú người Canada Gerald McGoey tuyên bố phá sản vài năm sau khi công ty viễn thông của ông ta sụp đổ, để lại khoản nợ 5,6 triệu CAD....