Trung Quốc hỏi tội quan Tân Cương tham ô, yêu nhiều phụ nữ một lúc
Một quan chức cấp cao ở Tân Cương vừa bị sa thải và sắp bị truy tố vì tham ô, quan hệ tình dục bất chính với nhiều phụ nữ, không nỗ lực chống chủ nghĩa cực đoan tại một trong những khu vực nhạy cảm nhất của Trung Quốc.
Zhang Jinbiao, Bí thư Đảng tại khu vực Hotan, Tân Cương Trung Quốc bị sa thải, khai trừ đảng và bị truy tố vì nhiều tội danh bao gồm tham ô, quan hệ tình dục bất chính với nhiều phụ nữ…
Theo Reuters, trong một tuyên bố, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI), cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc cho biết, ông Zhang Jinbiao, Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc tại khu vực Hotan, phía Nam vùng Tân Cương xa xôi của Trung Quốc đã phá vỡ các nguyên tắc của đảng.
Theo đó, ông Zhang, 53 tuổi bị cáo buộc “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật chính trị và các quy tắc chính trị của Đảng; không thực hiện chính sách chống khủng bố và duy trì sự ổn định trong khu vực mình quản lý, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng”.
Các nhà điều tra đã phát hiện Zhang nhận hối lộ bao gồm cả tiền lẫn quà tặng, lạm dụng quyền lực và có “quan hệ bất chính, dị thường với nhiều phụ nữ”.
Video đang HOT
Các cáo buộc tình dục được cho khiến thanh danh của Zhang bị hủy hoại hoàn toàn. Sau khi bị sa thải và khai trừ đảng, hồ sơ của Zhang sẽ được chuyển cho các cơ quan pháp luật, theo CCID. Điều này có nghĩa là Zhang sẽ bị truy tố. Hiện không rõ ông Zhang có được phép yêu cầu luật sư bào chữa hay không.
Hàng trăm người đã thiệt mạng ở Tân Cương trong vài năm gần đây vì bạo lực và các cuộc tấn công cực đoan. Các nhà điều tra cho biết, với tư cách là quan chức cấp cao trong khu vực, Zhang “có trách nhiệm lãnh đạo quan trọng” nhưng ông ta lại có ý thức kém và không tuân theo các chỉ thị của Đảng để chống chủ nghĩa cực đoan tại một trong những khu vực nhạy cảm nhất của Trung Quốc.
Theo hồ sơ lý lịch của Zhang, ông này là một người gốc Hán, đã làm việc ở Tân Cương từ lâu. Tuy nhiên, ông này mới chỉ bắt đầu nhậm chức ở Hotan hồi tháng 5 năm ngoái và bị điều tra kể từ tháng 1.
Một số cựu quan chức Hotan đã ngã ngựa trong chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” của Chủ tịch Tập Cận Bình, bao gồm cựu thị trưởng Hotan Adil Nurmemet, đang phải chịu án 12 năm vì tham nhũng.
Theo Danviet
Trung Quốc đề nghị Indonesia đổi 1 quan tham lấy 4 người Duy Ngô Nhĩ
Trung Quốc đề nghị với chính phủ Indonesia dẫn độ 4 người Duy Ngô Nhĩ đang thụ án ở quốc gia này để đổi lại việc Bắc Kinh sẽ làm tương tự với một quan chức mà Jakarta đang săn lùng.
Quân đội Trung Quốc ở Tân Cương - Ảnh: Reuters
Ông Samadikun Hartono, 68 tuổi, bị tòa án Indonesia kết án 4 năm tù về tội tham nhũng hồi năm 2003 và buộc phải nộp 169 tỉ rupiah tiền bồi thường. Nhưng ông này trốn khỏi Indonesia để tránh bị ngồi tù. Indonesia nhờ Trung Quốc can thiệp và bắt được ông Samadikun ở Thượng Hải hồi tuần qua.
Trang thông tin Kompas.com cho biết giới chức Indonesia yêu cầu Trung Quốc cho dẫn độ quan tham về nước và Bắc Kinh đồng ý đề nghị này của Jakarta. Tuy nhiên, theo Straits Times, Bắc Kinh đưa ra yêu cầu Indonesia làm tương tự với 4 người Duy Ngô Nhĩ đang thụ án ở quốc gia này.
Hồi tháng 7.2015, tòa án Indonesia đã tuyên phạt 4 người Duy Ngô Nhĩ 6 năm tù mỗi người vì tham gia vào Santoso, tổ chức bị Jakarta liệt vào danh sách khủng bố ở Trung Sulawesi, vì ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Người Duy Ngô Nhĩ là nhóm thiểu số Hồi giáo ở khu vực Tân Cương, cực tây Trung Quốc.
Tuy nhiên, một quan chức ngoại giao của Trung Quốc ở nước ngoài đã từ chối bình luận về vụ này. theo Straits Times.
Cảnh sát Indonesia tăng cường tuần tra ở Jakarta Reuters
Giáo sư luật Hikmahanto Juwana thuộc Đại học Indonesia nói với Straits Timesrằng yêu cầu của Trung Quốc không thể đáp ứng, bởi những người Duy Ngô Nhĩ này phạm tội trên lãnh thổ Indonesia và đang thụ án.
"Chịu thua áp lực của Trung Quốc sẽ làm cho công chúng nghĩ rằng chính phủ Indonesia yếu kém, tạo điều kiện cho Bắc Kinh can thiệp và gây rối hệ thống pháp luật của Indonesia", ông Hikmahanto nhận định.
Các nhóm hoạt động nhân quyền quốc tế phản đối việc trục xuất hoặc dẫn độ người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo về Trung Quốc. Năm 2015, dưới sức ép của Bắc Kinh, Thái Lan trục xuất hơn 100 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc, khiến Bangkok bị chỉ trích gay gắt.
Năm 2009, Indonesia và Trung Quốc đã ký hiệp ước dẫn độ song phương. Indonesia cũng ký hiệp ước dẫn độ với Malaysia, Philippines, Thái Lan, Úc, Hồng Kông và Hàn Quốc.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc có thể sắp tổ chức các cuộc họp kín ở Bắc Đới Hà Các lãnh đạo Trung Quốc có thể đã tới Bắc Đới Hà để chuẩn bị tham gia những cuộc họp kín trước thềm đại hội đảng lần thứ 19. Khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: SCMP. Sau lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), việc Chủ tịch...