Trung Quốc hối thúc Philippines trở lại bàn đàm phán
Trung Quốc ngày 6-7 đã lên tiếng hối thúc Philippines quay trở lại bàn đàm phán để giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông.
Tàu Hải quân Mỹ và Philippines trong một lần tập trận
“Chúng ta cần nối lại đàm phán song phương mà không kèm theo bất cứ điều kiện gì. Tôi nghĩ đây là cách tốt nhất chúng ta có thể làm để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình”, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa nói với các phóng viên tại Thủ đô Manila.
Động thái trên diễn ra một ngày trước khi Tòa Trọng tài Thường trực của Liên hợp quốc tại The Hague, Hà Lan mở phiên xử vụ Philippines kiện Trung Quốc, trong đó Manila yêu cầu tòa án bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Cũng theo ông Triệu Giám Hoa, Bắc Kinh vẫn giữ vững quyết định không tham gia vào phiên tòa này.
Trước khi cuộc chiến pháp lý chính thức khai màn, Antonio Carpio – trợ lý tư pháp cấp cao tham gia đoàn luật sư Philippines tham gia phiên tòa này cho rằng, Philippines tin tưởng sẽ thắng kiện bởi họ tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Cũng theo luật sư Antonio Carpio, Philippines đặt quyết tâm mạnh mẽ vào vụ kiện vì: “Vấn đề ở đây là liệu Philippines sẽ giữ 80% vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở Biển Đông hay là để rơi vào tay Trung Quốc. Nếu Philippines mất đi 80% EEZ trong khu vực Biển Đông, điều đó có nghĩa là sẽ mất đi 80% sản lượng đánh bắt cá tại vùng biển này, chưa kể nhiều tổn thất khác”, ông Carpio trả lời phỏng vấn với tờ Rappler.
Cũng trong ngày 7-7, một thủy thủ Philippines cho biết từng phát hiện nhiều chiếc phao cao su có chữ Trung Quốc ở Biển Đông từ hồi tháng 5-2015. Phía Philippines cho rằng, các phao trên được thả để ngư dân Trung Quốc báo hiệu vị trí tàu cá của họ, sau đó nếu hải quân Philippines tìm cách xua đuổi ngư dân, các tàu Trung Quốc sẽ xuất hiện để bảo vệ người Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Philippines phát hiện “vật thể lạ” như vậy. Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã từ chối đưa ra bình luận về thông tin trên.
Theo_An ninh thủ đô
Video đang HOT
48 giờ phán quyết tương lai Hy Lạp tại Eurozone
Sau thắng lợi trong cuộc trưng cầu dân ý trong nước, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras hôm nay 7/7 sẽ tới Brussels mang theo các đề xuất mới để bước vào những cuộc thương thảo có tính quyết định tương lai của Athens tại Eurozone trong 48 giờ tới.
Trước khi nhà lãnh đạo Athens bước vào các cuộc đàm phán được dự báo không mấy dễ dàng với lãnh đạo Eurozone, tình hình đang trở nên phức tạp hơn khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) trong ngày 6/7 đã từ chối tăng hạn mức hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp cho các ngân hàng Hy Lạp, vốn đang vô cùng thiếu tiền mặt và có nguy cơ đổ vỡ nếu không được giải cứu.
Người Hy Lạp vẫn đang lo lắng từng ngày khi ngân hàng vẫn đóng cửa (Ảnh: Getty)
Trong chiều nay theo giờ châu Âu, một cuộc họp Bộ trưởng tài chính các nước Eurozone sẽ diễn ra, trước khi các lãnh đạo 19 quốc gia thành viên khu vực này nhóm họp khẩn trong tối cùng ngày.
Với việc tương lai của Hy Lạp tại EU cũng như số phận đồng Euro đang bị đặt lên bàn đàm phán, một cuộc họp giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande trong ngày thứ Hai đã đưa ra tiếng nói "làm nền" cho các cuộc họp ngày 7/7.
"Thời gian đang là yếu tố cấp bách", bà Merkel phát biểu sau cuộc họp. "Hy Lạp cần đưa các đề xuất lên bàn đàm phán trong tuần này". Tương tự, ông Hollande khẳng định: "Tôi nhấn mạnh rằng không còn nhiều thời gian. Hy Lạp cần phải hành động gấp rút. Châu Âu cần khẩn trương".
Dù vậy, bầu không khí trước thêm cuộc họp thượng đỉnh tại Brussels vẫn cho thấy những chia rẽ nhất định trong chính nội bộ các chủ nợ.
Thủ tướng Hy Lạp Tsipras (giữa) sẽ đối mặt với những cuộc đàm phán khó khăn tại châu Âu (Ảnh: AP)
Trong khi Thủ tướng Pháp Manuel Valls khẳng định Eurozone không thể "chấp nhận rủi ro từ việc Hy Lạp ra đi. Những yếu tố cơ bản cho một thỏa thuận vẫn tồn tại", ông Valls phát biểu trên đài phát thanh Pháp.
Trong khi đó, Bộ trưởng kinh tế Đức Sigmar Gabriel lại cảnh báo bất kỳ quyết định xóa nợ nào cho Hy Lạp sẽ hủy hoại đồng tiền chung của châu Âu.
"Tôi thực sự hy vọng rằng chính phủ Hy Lạp - nếu họ còn muốn thương lượng tiếp - sẽ chấp nhận rằng 18 quốc gia thành viên Eurozone còn lại không thể chấp nhận xóa nợ một cách vô điều kiện".
Trong khi đó, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tin rằng nếu Hy Lạp còn muốn là một phần của Eurozone, Athens phải triển khai những cải cách giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trả bớt nợ.
"Chúng tôi muốn giúp Hy Lạp nhưng Hy Lạp phải tuân thủ luật pháp châu Âu", ông Rajoy phát biểu với đài Telecinco của Tây Ban Nha.
3 quốc gia trên đang là chủ nợ của khoảng 137 tỷ Euro trong số hơn 323 tỷ euro nợ công của Hy Lạp. Theo tờ Guardian của Anh, trong khi Pháp, Ý và Tây Ban Nha nóng lòng muốn đạt được một thỏa thuận với Athens, thì Đức, Ủy ban châu Âu và các nước Bắc Âu có quan điểm cứng rắn.
"Triển vọng về một giải pháp tốt đẹp cho cuộc khủng hoảng hiện nay đang lu mờ nhanh chóng", Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne tiết lộ sau khi nói chuyện với một số lãnh đạo hàng đầu. "Nếu không có dấu hiệu nào cho thấy Hy Lạp và Eurozone sẵn lòng đàm phán, chúng ta có thể phải chấp nhận tình hình tài chính Hy Lạp xấu đi nhanh chóng".
Dấu hiệu nhượng bộ từ Athens?
Trong một dấu hiệu được xem như nhượng bộ từ Athens, Thủ tướng Tsipras đã bổ nhiệm Bộ trưởng tài chính mới để chủ trì các cuộc đàm phán với chủ nợ, thay cho ông Yanis Varoufakis, người từng tuyên bố Eurozone là "những kẻ khủng bố" trước thềm cuộc trưng cầu dân ý hôm 5/7.
Ông Euclid Tsakalotos (trái) tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng tài chính trước Tổng thống Hy Lạp Prokopis Pavlopoulos (Ảnh: AP)
Thay thế ông là nhà kinh tế học 55 tuổi Euclid Tsakalotos, người từng học tại trường tư nổi tiếng St.Paul và đại học Oxford tại Anh, dường như có quan điểm mềm mỏng hơn.
"Tôi sẽ không che giấu một sự thật là tôi rất lo lắng và sốt sắng. Tôi nhậm chức không phải vào thời điểm dễ dàng nhất trong lịch sử Hy Lạp", Tsakalotos nói sau khi tuyên thệ nhậm chức.
Các ngân hàng Hy Lạp đang cạn tiền mặt, dù chính phủ đã siết chặt hạn mức rút tiền của người gửi từ tuần trước. Trong khi đó ECB đã tuyên bố không cấp thêm tiền nếu các ngân hàng thương mại không cung cấp thêm tài sản thế chấp cho ngân hàng trung ương Hy Lạp.
Trong đề xuất gần nhất, chính phủ của ông Tsipras đã chấp thuận sẽ áp đặt các biện pháp thắt lưng buộc bụng hà khắc hơn, nhưng muốn lãnh đạo Eurozone đưa ra các điều khoản có lợi hơn trong việc trả nợ.
Cho đến nay, Hy Lạp đã nhận được các khoản vay trị giá 240 tỷ Euro từ các nước Eurozone. Tuy nhiên việc phải hạn chế chi tiêu theo các điều khoản của chủ nợ đã khiến kinh tế nước này không thể tăng trưởng, trong khi các biện pháp mở cửa nền kinh tế nước này diễn ra chậm hơn kỳ vọng.
James Nixon, kinh tế gia trưởng tại cơ quan tư vấn Oxford Economics, nhận định "có một khả năng nhỏ rằng quốc hội Hy Lạp sẽ chấp thuận yêu cầu cải cách để đổi lại việc được xóa nợ. 48 giờ tới sẽ có tính quyết định".
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AP, BBC
Ngân hàng Hy Lạp như "chỉ mành treo chuông" sau trưng cầu dân ý Với lượng tiền mặt hầu như đã cạn kiệt, các ngân hàng Hy Lạp sẽ khó lòng trụ được lâu nếu châu Âu ngừng cứu trợ sau khi các cử tri đã bỏ phiếu phản đối các điều khoản của chủ nợ. Rất có thể, Athens sẽ phải siết hơn nữa giới hạn rút tiền mặt. Số phận các ngân hàng Hy Lạp...