Trung Quốc hối thúc Mỹ ngừng ngay dự án bán khí tài quân sự cho Đài Loan
Bắc Kinh tiếp tục chỉ trích dự án Mỹ bán khí tài quân sự cho vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).
Máy báy chiến đấu F-16 (phải) tham gia cuộc diễn tập quân sự ở Pingtung, Đài Loan (Trung Quốc) ngày 30/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố mới nhất ngày 22/8, người phát ngôn Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc, Mã Hiểu Quang hối thúc Mỹ ngừng ngay dự án này, đồng thời chấm dứt sự hậu thuẫn cho lực lượng ủng hộ độc lập Đài Loan.
Ông Mã Hiểu Quang cho rằng việc làm của Mỹ chính là hành động can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, vi phạm nguyên tắc “Một Trung Quốc” và 3 thông cáo Trung – Mỹ, từ đó gây tổn hại quan hệ hai nước, cũng như hòa bình và ổn định trên toàn bộ Eo biển Đài Loan.
Tuyên bố trên của ông Mã Hiểu Quang được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 20/8 phê duyệt dự án bán khí tài quân sự cho Đài Loan, theo đó, vùng lãnh thổ này sẽ được cung cấp phiên bản mới nhất của máy bay chiến đấu F-16C/D Block 70 do nhà thầu quân sự Lockheed Martin sản xuất cùng một số động cơ và hệ thống vũ khí khác trong thương vụ trị giá 8 tỷ USD.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định việc Washington phê chuẩn dự án này phù hợp với chính sách lâu nay của Mỹ, thực hiện đúng những cam kết mà nước này đã đưa đối với tất cả các bên.
Trước đó, ngày 21/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng khẳng định Bắc Kinh sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo các lợi ích của nước này, trong đó có việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Mỹ tham gia bán vũ khí cho Đài Loan.
Theo Lan Phương (TTXVN)
Video đang HOT
Lý do Mỹ bán F-16V cho Đài Loan
Việc Mỹ bán máy bay F-16V cho Đài Loan là nhằm vừa gia tăng kiềm chế, vừa làm công cụ mặc cả với Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại.
Mỹ chấp thuận bán 60 F-16V cho Đài Loan
Hôm 19/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận rằng, ông đã chấp thuận thỏa thuận bán máy bay chiến đấu F-16V cho vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), bất chấp sự phản đối từ chính quyền Trung Quốc. Thỏa thuận hiện giờ chỉ còn chờ sự chấp thuận của Thượng viện là sẽ ngay lập tức được thực hiện.
"Đúng, đúng là như vậy. Ý tôi là, tôi đã chấp thuận thỏa thuận này. Nó được cho phép thực hiện" - người đứng đầu nhà nước nói khi trả lời câu hỏi về việc, điều gì đã khiến ông đi bước này.
Ông chủ Nhà Trắng cho biết thêm rằng, giờ đây Thượng viện sẽ phải phê chuẩn những thỏa thuận liên quan. Nếu được chấp thuận, nó sẽ mang lại cho Washington khoảng 8 tỷ dollars. Đây là con số không nhỏ so với các hợp đồng bán máy bay F-16 khác.
"Đây là số tiền lớn, một số lượng lớn các việc làm sẽ được tạo ra" [cho công nhân Mỹ] - ông Trump nói, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng rằng, chính quyền Đài Bắc sẽ sử dụng máy bay chiến đấu một cách có trách nhiệm, nếu không thì Mỹ đã không bán máy bay cho họ.
Ngày 22 tháng 3 năm nay, Bloomberg dẫn một nguồn tin cho biết, chính quyền của ông Trump đã đồng ý với yêu cầu Đài Loan về việc mua hơn 60 máy bay chiến đấu F-16V của Mỹ, bất chấp việc Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ thương vụ này.
Sau đó, vào tháng 4, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phê duyệt cho Lầu Năm Góc phân bổ 500 triệu dollars nhằm tiếp tục đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu F-16 của Đài Loan, cùng với gói hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ hậu cần ở tại căn cứ Không quân Luke ở Arizona.
Được biết, lần gân đây nhât Hoa Kỳ đa bán một lô 150 chiến đấu cơ F-16 cho Đài Loan là vào năm 1992. Từ đó đến nay, đã gần 30 năm Washington mới bán một lô máy bay chiến đấu lớn như vậy cho hòn đảo này.
Vào tháng 6 năm 2017, chính quyền Trump đã phê duyệt thương vụ lơn cung cấp các thiết bị quân sự cho Đài Loan. Tinh tổng cộng có 7 hợp đồng tổng trị giá khoảng 1,4 tỷ USD. Gói này bao gồm các đài radar cảnh báo sớm đòn tấn công tên lửa, hệ thống đánh chặn tên lửa, ngư lôi và các bộ phận cho tên lửa phòng không dẫn đường.
Ngoài ra, vào ngày 25 tháng 9 năm 2018, Hoa Kỳ cũng đã quyết định bán cho Đài Loan lô phụ tùng danh cho máy bay chiến đấu F-16, máy bay chiến đấu F-5, máy bay vận tải C-130 của Mỹ và tiêm kich IDF do Đài Loan sản xuất. Theo Lầu Năm Góc, tổng số tiền giao dịch là là 330 triệu USD.
Ngoài các phụ tùng thay thế, Đài Loan cũng sẽ nhận được các thiết bị liên quan cần thiết.
Mỹ chấp thuận bán 60 tiêm kích F-16V cho không quân Đài Loan
Mỹ dùng Đài Loan để kiềm chế Trung Quốc
Theo giới phân tích, viêc cung câp lô tiêm kich F-16V cho thấy Hoa Kỳ dự định tiếp tục tích cực tham gia vào việc hiện đại hóa không quân Đài Loan, đây là một bước nghiêm túc nhăm tăng cường hơp tác quân sự giữa Washington và chính quyền Đài Bắc.
Theo giới phân tích, với việc bán lô lớn máy bay chiến đấu F-16V cho Đài Loan, Hoa Kỳ đã gưi tin hiêu không chỉ tơi Bắc Kinh và Đài Bắc, mà cả tơi các đồng minh cua Mỹ trong khu vực rằng, trong khuôn khô chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ chú trọng hơn nữa việc duy trì quan hê với Đài Loan.
Ngay cả nêu lô khí tài quân sự ma Hoa Kỳ cung cấp cho chính quyền Đài Bắc không đạt được mức cao kỷ lục, điêu đo vẫn có ý nghĩa biểu tượng quan trọng trong thực hiện các cam kết với đồng minh. Việc Mỹ đưa cac tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan cũng có logic tương tự.
Việc thực hiện các cam kết bảo vệ Đài Bắc cũng sẽ la một tín hiệu quan trọng gửi tơi các đồng minh của Washington trong khu vực.
Trong bối cảnh hiên co những nghi ngờ ngày càng tăng về khả năng cua Hoa Kỳ đảm bảo an ninh khu vực, chính quyền Donald Trump cần phải thuyết phục các nươc đồng minh vê viêc Washington "không bỏ đồng minh cua minh". Và Đài Loan với mối quan hệ quân sự lâu đời với Hoa Kỳ là một thi du điển hình.
Trong tương lai gần, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đóng vai trò người bảo đảm an ninh cho Đài Loan. Đây là một phần của chính sách kiêm chê Trung Quốc, ma chính quyền Trump vân không tư bo, mặc dù đang tìm kiếm sự thỏa hiệp trong quan hê thương mại.
Trong bôi canh mối quan hệ lạnh nhạt giữa Bắc Kinh và chính quyền Đài Loan do ba Thái Anh Văn đứng đầu và căng thẳng trong cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ, bất kỳ tín hiệu nào thậm chí ít quan trọng hơn về viêc thay đôi tinh chât cua mối quan hệ quân sự giữa Mỹ với Đài Loan đêu gây sư lo lăng cua ban lãnh đạo Bắc Kinh.
Đây là lý do tai sao ngay trước khi Quốc hội My phê duyêt hơp đông bán máy bay chiến đấu cho Đai Băc, chính quyền của ông Tập Cận Bình đa cảnh báo Washington về hậu quả của việc cung cấp vũ khí hiện đại cho Đài Loan.
Bắc Kinh đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, Washington nên nhận ra sự nhạy cảm của vấn đề này, đây la môt nhân tố tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ Trung - My. Tính chất của mối quan hệ Mỹ-Đài Loan sẽ quyết định sự xấu đi hoặc tốt lên của quan hệ giữa hai bên.
Mặc dù đã một lần có ý định trì hoãn hợp đồng này vào hồi tháng 4 năm nay, nhưng trong điều kiện căng thẳng trong chiến tranh thương mại hiện nay, Washington đã sử dụng con bài Đài Loan để giáng đòn trực tiếp vào Bắc Kinh, dùng nó vừa làm công cụ kiềm chế vừa là con bài mặc cả trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc.
Huy Bình
Theo baodatviet
Đài Loan bắn thử 117 tên lửa trong lúc Trung Quốc tập trận Đài Loan đã kết thúc 2 ngày tập trận bắn đạn thật trùng với cuộc tập trận của Trung Quốc trên bờ biển đại lục đối diện với hòn đảo tự trị này - hãng tin AP cho hay. Cơ quan Quốc phòng Đài Loan nói rằng cuộc tập trận bao gồm thử nghiệm 12 loại tên lửa tầm bắn lên tới 250km,...