Trung Quốc hối thúc dân ‘móc hầu bao’ hậu Covid-19

Theo dõi VGT trên

Làm thế nào để người dân bớt ngần ngại chi tiêu nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang sa sút vì Covid-19 là câu hỏi lớn với giới chức Trung Quốc.

Vào giờ ăn trưa một ngày trong tuần gần đây, nhà hàng vịt cuốn của Gu Zekun tiếp tục vắng khách. Anh quyết định tháo biển hiệu. Sau hơn một năm vật lộn với những tác động từ đại dịch Covid-19, Gu không còn lựa chọn nào khác là đóng cửa nhà hàng nhỏ của mình trong một trung tâm thương mại ở Bắc Kinh.

“Ngày càng ít người đến ăn. Nhiều cơ sở kinh doanh đã ngừng hoạt động từ năm ngoái”, Gu nói, chỉ tay vào những cánh cửa đóng kín trong trung tâm thương mại nơi anh thuê. “Chúng tôi bán một suất cuốn giá 30 tệ (4,6 USD). Không ít khách hàng cau mày trước mức giá đó. Họ ngần ngại rút hầu bao”.

Trung Quốc hối thúc dân móc hầu bao hậu Covid-19 - Hình 1

Bên trong một trung tâm thương mại ở Vũ Hán, Trung Quốc, hồi tháng 12 năm ngoái. Ảnh: Reuters.

Nhà hàng của Gu nằm trong vô số doanh nghiệp Trung Quốc sụp đổ do mức chi tiêu dùng sụt giảm mạnh vào năm ngoái. Theo Banyuetan, tạp chí do hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua quản lý, ít nhất 3 triệu cửa hàng và nhà hàng ở đại lục đã buộc phải đóng cửa hoặc bị thu hồi giấy phép từ tháng một đến hết tháng 11/2020.

Doanh số bán lẻ của Trung Quốc năm ngoái giảm 3,9% so với năm 2019, đánh dấu mức giảm đầu tiên kể từ năm 1978. Trong khi đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 2,3%, biến Trung Quốc thành nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới ghi nhận mức tăng trưởng dương trong năm 2020, chủ yếu được thúc đẩy bởi đầu tư cơ sở hạ tầng và xuất khẩu.

Không ít nhà kinh tế từng kỳ vọng chi tiêu tiêu dùng của Trung Quốc sẽ phục hồi sau đại dịch, nhưng có nhiều lo ngại rằng việc tăng tỷ trọng tiêu dùng khu vực tư nhân sẽ là bài toán khó với Bắc Kinh trong dài hạn, khi khoảng cách giàu nghèo đã tăng lên đáng kể do Covid-19.

Trong báo cáo công tác chính phủ được Thủ tướng Lý Khắc Cường công bố vào tuần trước, Trung Quốc thừa nhận “nền tảng phục hồi kinh tế đang bị lung lay” và “tiêu dùng của người dân vẫn hạn chế”. Chính phủ đồng thời cam kết ổn định và tăng sức tiêu dùng.

“Chúng tôi sẽ tăng thu nhập của người dân thông qua nhiều kênh”, Thủ tướng Lý nói. “Chúng tôi sẽ tăng đều đặn sức tiêu dùng và cải thiện môi trường tiêu dùng, giúp mọi người có thể và sẵn sàng chi tiền”.

Thúc đẩy tiêu dùng nội địa là một ưu tiên kinh tế trong kế hoạch 5 năm của Trung Quốc đến năm 2025, cũng như tầm nhìn dài hạn đến năm 2035, theo bản dự thảo kế hoạch phát triển chi tiết dự kiến được quốc hội thông qua tuần này.

“Tiêu dùng sẽ trở thành trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc, theo yêu cầu trong tầm nhìn mới về ‘lưu thông kép’”, Liu Qiao, chuyên gia kinh tế tại Đại học Bắc Kinh, nhận định. “Vì vậy, cần giải quyết vấn đề cấp bách: Làm thế nào để chi tiêu tiêu dùng trở thành động lực của nền kinh tế”.

Theo Cục Thống kê Quốc gia, thu nhập khả dụng của người dân Trung Quốc đạt khoảng 4.935 USD vào năm ngoái, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước đó sau khi điều chỉnh lạm phát. Tuy nhiên, tổng chi tiêu tiêu dùng lại giảm 4% so với năm 2019, xuống còn gần 3.264 USD.

Video đang HOT

Cùng lúc, nợ hộ gia đình tăng nhanh chóng lên mức tương đương 60% GDP trong quý ba năm ngoái, từ mức dưới 40% của 5 năm trước đó, do ngày càng nhiều người tiêu dùng đi vay để xoay xở cuộc sống, theo Viện Tài chính và Phát triển Quốc gia Trung Quốc.

Giới chức Trung Quốc cảnh báo nợ hộ gia đình là một “mối quan ngại lớn” đối với chính quyền trong nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng.

Tổng chi tiêu tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng hơn 4 lần, lên 8.000 tỷ USD trong một thập kỷ qua, chiếm 12% tiêu dùng toàn cầu vào năm 2018. Tổng chi tiêu tiêu dùng tính theo tỷ trọng GDP tăng đều đặn từ năm 2010, lên khoảng 55% vào năm 2020, song vẫn thấp hơn mức của hầu hết các nền kinh tế phát triển, nơi tiêu dùng cá nhân chiếm 70% giá trị nền kinh tế.

Kế hoạch lưu thông kép, được công bố hồi tháng 5 năm ngoái, đặt mục tiêu tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa và là cách tiếp cận chiến lược của Trung Quốc để thích ứng với môi trường bên ngoài ngày càng bất ổn và đối địch. Bắc Kinh được dự đoán sẽ bớt phụ thuộc vào chiến lược phát triển hướng xuất khẩu, hay “lưu thông bên ngoài”, song không từ bỏ hoàn toàn nó.

Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc, để thực hiện kế hoạch lưu thông kép, chính phủ sẽ ban hành các chính sách hỗ trợ việc làm, cải thiện dịch vụ công, tăng cường mạng lưới an sinh xã hội và giảm bất bình đẳng thu nhập. Tất cả đều là những trở ngại kinh niên đang kìm hãm người tiêu dùng “móc hầu bao”.

Gan Li, nhà kinh tế học tại Đại học Tài chính Kinh tế Tây Nam, cho rằng điều đáng lo ngại nhất lúc này là tình trạng bất bình đẳng thu nhập, tức khoảng cách giàu nghèo, đang trở nên tồi tệ hơn do Covid-19.

“Trung Quốc nên đưa ra những chính sách cải thiện sinh kế của người dân và hỗ trợ những người có thu nhập thấp, người làm nghề tự do và chủ doanh nghiệp nhỏ tự doanh”, Gan nói. “Nếu không, chúng sẽ là điểm trì trệ trong hệ thống lưu thông kép”.

Theo một cuộc khảo sát toàn quốc trên hơn 70.000 hộ gia đình do Đại học Tài chính Kinh tế Tây Nam và Ant Group Research thực hiện, tốc độ tăng thu nhập của các hộ gia đình có thu nhập hàng năm dưới 50.000 nhân dân tệ (gần 7.694 USD) là chậm nhất trong tất cả các nhóm.

Những người có thu nhập hàng năm trên 300.000 tệ (46.126 USD), có tốc độ gia tăng nhanh nhất, nhờ công việc ổn định và lợi nhuận đầu tư tốt trên thị trường chứng khoán.

Trung Quốc có 600 triệu dân sống với thu nhập hàng tháng từ 1.000 tệ (140 USD) trở xuống, Thủ tướng Lý hồi năm ngoái cho biết. Điều này có nghĩa hơn 40% trong 1,4 tỷ dân Trung Quốc sống với thu nhập dưới 5 USD/ngày.

“Mức đó chỉ đủ trả tiền thuê nhà hàng tháng ở một thành phố cỡ trung của Trung Quốc”, Thủ tướng Lý cho hay.

Trong khi đó, thị phần của Trung Quốc trên thị trường xa xỉ phẩm toàn cầu tăng gần gấp đôi, lên 20%, vào năm 2020, cho thấy sức chi tiêu khổng lồ trong tầng lớp giàu có ở nước này. Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề bất bình đẳng thu nhập, tuy nhiên tiến bộ đạt được còn hạn chế.

“Chỉ khi nào người dân bình thường sẵn sàng chi tiêu, chúng ta mới có thể nói rằng họ đang được hưởng lợi từ thịnh vượng kinh tế của đất nước”, nhà kinh tế chính trị độc lập Hu Xingdou bình luận. “Chính phủ còn rất nhiều việc phải làm để khiến người dân có thể và sẵn sàng chi tiêu”.

Giới phân tích đánh giá việc chính phủ thiếu các chương trình hưu trí và y tế phù hợp khiến các hộ dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn và cắt giảm chi tiêu.

Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 14, Trung Quốc sẽ cải cách hệ thống hộ khẩu nhằm cho phép những người đến từ vùng nông thôn đăng ký thường trú tại các thành phố, nơi thường có dịch vụ xã hội tốt hơn.

“Vai trò của tiêu dùng trong nền kinh tế ở mức độ nào còn phụ thuộc vào cách thức chính phủ theo đuổi các biện pháp kích thích”, Louis Kuijs, lãnh đạo bộ phận kinh tế châu Á tại công ty phân tích thị trường Oxford Economics, nhận định. “Dù Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ khi gia tăng vai trò của khu vực dịch vụ, nỗ lực nâng cao vai trò của tiêu dùng trong 5 năm qua chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân không nhỏ là do mỗi khi có áp lực giảm đối với tăng trưởng, cách thức mà chính phủ Trung Quốc ưa dùng là tăng cường đầu tư”.

Dù vậy, các chuyên gia kinh tế từ UBS Securities lại vẽ ra một bức tranh màu hồng về tiêu dùng của Trung Quốc trong tương lai. Họ kỳ vọng tổng chi tiêu tiêu dùng sẽ tăng nhanh hơn GDP trong thập kỷ tới “khi tầng lớp trung lưu tăng lên và tỷ lệ tiết kiệm giảm” do những cải thiện về an sinh xã hội.

Họ dự đoán tổng chi tiêu tiêu dùng của Trung Quốc có thể tăng 8.000 đến 9.000 tỷ USD trong thập kỷ tới và đạt 17.000 tỷ USD vào năm 2030.

Mảng tối bất bình đẳng giới trong đại dịch

"Phụ nữ ở vị trí lãnh đạo: Hiện thực hóa một tương lai bình đẳng trong thế giới COVID-19" - Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đã chọn chủ đề này cho Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 năm nay khi mà cuộc khủng hoảng COVID-19 hơn 1 năm qua đang ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nữ giới trên toàn cầu.

Mảng tối bất bình đẳng giới trong đại dịch - Hình 1
Một nữ y tá làm viêc tại bệnh viện ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 29/3/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Câu chuyện bất bình đẳng giới thường được nghe thấy tại các nước chậm phát triển ở châu Phi hay châu Á, nay, vì virus SARS-CoV-2, đang trở thành vấn đề nổi cộm tại nhiều nước phát triển châu Âu. Các đợt phong tỏa quốc gia làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng giới. Công việc xã hội, sức khỏe, gia đình, bạo lực hôn nhân, việc nhà..., phụ nữ có lẽ đang phải trả giá rất đắt.

Khi Chính phủ Pháp quyết định phong tỏa quốc gia lần thứ hai từ cuối tháng 10/2020, Assia đã không thể cầm được nước mắt: "Bị giam lỏng trong căn phòng 20 m2 một lần nữa, tôi sẽ không trụ vững". Trước đó, sau 5 tháng nhận 80% lương theo diện bảo hiểm thất nghiệp một phần do nhà nước chi trả, hợp đồng ngắn hạn của cô trong vị trí nhân viên lễ tân tại một công ty tổ chức sự kiện ở Paris đã không được gia hạn. Assia nghẹn ngào: "Thất nghiệp, không có triển vọng, trong một lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề, tôi sẽ phải đối phó như thế nào?".

Aurélie cũng hoảng sợ. Là kỹ sư làm việc cho một tập đoàn công nghệ thông tin, cô đã trải qua lần phong tỏa đầu tiên hồi mùa xuân năm 2020 trong tồi tệ. Cô tâm sự: "Trông coi hai đứa con 7 tháng và 4 tuổi giữa các cuộc điện thoại công việc, đi chợ, dọn dẹp nhà cửa, ngay cả khi chồng tôi làm việc nhà nhiều hơn, hầu hết mọi việc đều chất lên vai tôi". Song điều khó khăn nhất là Aurélie cảm thấy như bị tụt lại sau các đồng nghiệp nam, do họ có nhiều thời gian để làm việc nhiều hơn. "Trong vòng 6 tháng, tôi nhận thấy khoảng cách ngày càng mở rộng", cô tỏ ra thất vọng.

Assia là một ví dụ điển hình của nữ giới làm các công việc bấp bênh và trong lĩnh vực dịch vụ. Việc đóng cửa biên giới đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến du lịch, khách sạn, nhà hàng và các doanh nghiệp nhỏ. Đặc biệt đối với phụ nữ: ở Pháp, 84% nhân viên khách sạn, 64% nhân viên bán hàng và 57% nhân viên phục vụ là phụ nữ, theo Viện Bình đẳng giới châu Âu (EIGE). Trong khi đó, phụ nữ thường khó tìm được việc mới hơn, sau thời gian phải nghỉ làm vì công ty cũ phá sản, hoặc để gánh vác những trách nhiệm gia đình. Thống kê của EIGE cho thấy 1/10 phụ nữ ở Liên minh châu Âu (EU) làm việc bán thời gian hoặc không làm việc vì trách nhiệm gia đình, so với 1/100 đàn ông.

Đối với những người như Aurélie, làm việc từ xa đe dọa sự cân bằng giữa nghề nghiệp và cuộc sống gia đình, do đó họ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới trong cuộc khủng hoảng kinh tế liên quan đến COVID-19. Ông Massimiliano Mascherini thuộc Tổ chức châu Âu về cải thiện điều kiện sống và làm việc, gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng tác động tàn khốc của COVID-19 "đang gây nguy hiểm cho những tiến bộ đạt được về bình đẳng giới trong 10 năm qua ở châu Âu", nhất là trong bối cảnh tổng mức lương trung bình theo giờ của nữ giới vẫn thấp hơn 15% so với nam giới trong Khu vực đồng tiền chung euro.

Ngay trong mỗi gia đình, những đợt phong tỏa cũng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng. Khi cả hai vợ chồng bắt đầu làm việc từ xa, Cécile hy vọng nhận được nhiều hơn sự giúp đỡ của chồng trong việc nhà. Dù vậy, "tôi vẫn tiếp tục làm mọi việc: đi chợ, nấu ăn, giúp con làm bài tập, dọn vườn...", bà mẹ của hai cậu con trai đang học mẫu giáo chia sẻ. Trong ngày, Cécile rất vất vả để tập trung vào công việc của mình. Ngày tháng trôi qua, mối quan hệ giữa hai vợ chồng không còn sự cảm thông. Cécile thường xuyên cảm thấy rằng chồng cô đang đánh giá thấp khối lượng công việc của cô: "Tôi đang hy sinh sự nghiệp và thời gian của mình. Tôi ngã gục vì kiệt sức trong khi chồng tôi ngồi xem phim truyền hình".

Mỗi cặp vợ chồng trải qua cuộc khủng hoảng theo một cách khác nhau. Song nhiều việc hơn, căng thẳng hơn, mệt mỏi hơn, đó cùng là vấn đề mà các bà mẹ đều phải đương đầu. Trong một số trường hợp, điều này thúc đẩy đối thoại giữa hai vợ chồng. Nhưng trong nhiều trường hợp khác, bạo lực gia đình gia tăng do thiếu sự thông hiểu. Chuyên gia về nữ quyền Camille Froidevaux-Metterie nhận xét: "Nếu chúng ta hy vọng rằng đàn ông đồng ý chia sẻ nhiều hơn gánh nặng việc gia đình, thì các cuộc khảo sát đầu tiên về chủ đề này đã chỉ ra rằng nhận thức đó không thực sự diễn ra".

EIGE thống kê rằng 87,4% phụ nữ Pháp trong các gia đình có trẻ nhỏ dành ít nhất một giờ mỗi ngày để nấu nướng và dọn dẹp, so với chỉ 25,5% nam giới. Đối với những bà mẹ chuyển sang làm việc từ xa, cuộc sống hằng ngày trở thành một cuộc đua marathon siêu tính giờ. Trong trường hợp này, một lần nữa, việc con cái phải nghỉ học vì lệnh phong tỏa làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng vốn có. Theo EIGE, 43,4% phụ nữ ít học dành ít nhất một giờ mỗi ngày cho việc chăm sóc con cái, so với 25,6% đàn ông ít học. Tỷ lệ này lần lượt tăng lên 51,8% và 28,7% ở các cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao.

Charlotte, người đứng đầu một công ty truyền thông ở Marseille và là mẹ của 3 đứa trẻ 2, 6 và 9 tuổi, bộc bạch: "Thức dậy, học bài, ăn trưa, học bài, bữa chiều, chơi trước khi ngủ: tôi sống theo thời gian biểu của trẻ con trong ngày. Tôi chỉ thực sự bắt đầu làm việc từ 21h cho đến 01h sáng hôm sau". Không có thời gian nghỉ ngơi. "Sẽ ra sao nếu một ngày tôi đột ngột suy sụp?". Tất nhiên, chồng cô cũng giúp cô nhiều hơn trước. Giáo sư lịch sử Coline Charpentier nhấn mạnh: "Nhưng điều này vẫn chưa đủ để giảm bớt gánh nặng việc gia đình, dường như tăng gấp đôi trong bối cảnh trường học đóng cửa".

Bà Coline Charpentier đã tạo tài khoản Instagram "Bạn có nghĩ đến...?" dành cho những người muốn trút bớt gánh nặng tâm lý. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, tài khoản này tràn ngập những lời tâm sự của các bà mẹ kiệt sức vì bài tập của con, nấu ăn và các cuộc họp trực tuyến. Bà Coline Charpentier nhận xét rằng hầu hết phụ nữ "nhanh chóng cam chịu" vì lý do chính đáng: những nhiệm vụ này liên quan đến các bổn phận được cho là thuộc về nữ giới, ngay cả trong suy nghĩ của nhiều phụ nữ, những người nhiều khi cảm thấy khó khăn khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ người bạn đời của mình.

Mảng tối bất bình đẳng giới trong đại dịch - Hình 2
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở Aachen, miền Tây Đức, ngày 10/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Làm việc từ xa cũng là một thách thức rất lớn. Nhà xã hội học Christine Castelain-Meunier phân tích: "Đó vừa là đòn bẩy vừa là phanh hãm đối với bình đẳng giới trong việc làm". Đối với một số người, làm việc từ xa đem đến sự linh hoạt đáng hoan nghênh. Chloé, trợ lý hành chính ở vùng Auvergne-Rhône-Alpes, tỏ ra vui mừng khi tiết kiệm được hai giờ mỗi ngày cho việc đi lại, và dành thời gian "quý giá" đó cho con cái và hạnh phúc lứa đôi.

Đối với những người khác, làm việc từ xa trở thành một cái bẫy. Natacha, một giám đốc truyền thông ở Paris, cho biết chủ công ty yêu cầu cô làm việc nhiều hơn, nhưng khi tắt máy tính để chăm sóc hai con gái 2 và 6 tuổi, thì "chồng tôi không nhúc nhích, vì cho rằng tôi làm việc đó tốt hơn. Kết quả là tôi cảm thấy chỉ làm mọi việc được nửa chừng và thấy rất có lỗi".

Theo nhà xã hội học Yvonne Lott thuộc quỹ nghiên cứu Hans-Bckler-Stiftung, làm việc từ xa, vì có giờ giấc linh hoạt, có xu hướng củng cố sự phân chia nhiệm vụ cổ điển trong các cặp vợ chồng. Nam giới chủ yếu sử dụng tính linh hoạt này để làm việc nhiều hơn, trong khi phụ nữ sử dụng nó để kết hợp tốt hơn giữa chuyên môn và việc gia đình. Điều này có nguy cơ làm gia tăng khoảng cách về tiền lương.

Tài chính luôn là một trong những mấu chốt của vấn đề bình đẳng giới. Theo Cơ quan Thống kê quốc gia Pháp, thu nhập của nam giới cao hơn nữ giới trong 3/4 số cặp vợ chồng. Kết quả là khi phải lựa chọn, các hộ gia đình thường tìm cách bảo tồn nguồn tài chính cao hơn. Sandrine, nhân viên bán hàng ở vùng Ile-de-France, tâm sự: "Cả hai chúng tôi đều làm việc, nhưng chồng tôi kiếm tiền nhiều hơn một chút. Vì vậy tôi tự giảm làm việc để chăm sóc ba đứa con phải nghỉ học". Song cô đã không tưởng tượng được rằng tình hình bệnh dịch lại kéo dài đến vậy. Ban đêm, Sandrine ngủ rất ít, lo lắng vì công việc sắp tới sẽ rất khó khăn. Cô kết luận: "Cuộc suy thoái chỉ mới bắt đầu và sẽ rất nghiêm trọng. Tôi sợ rằng sự mất cân bằng tài chính kéo dài sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực cho mối quan hệ giữa hai vợ chồng".

LHQ ghi nhận phụ nữ đứng ở tuyến đầu trong chiến dịch ứng phó với đại dịch COVID-19, đóng góp hiệu quả vào đẩy lùi đại dịch ở các vị trí khác nhau như nhân viên y tế, người chăm sóc, người sáng tạo, nhà tổ chức cộng đồng và các nhà lãnh đạo quốc gia. Những lãnh đạo nữ và các tổ chức của phụ nữ đã thể hiện kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và phát huy mạng lưới lãnh đạo hiệu quả trong ứng phó với COVID-19 và nỗ lực phục hồi.

Các nữ lãnh đạo đứng đầu chính phủ ở Đan Mạch, Ethiopia, Phần Lan, Đức, Iceland, Na Uy, New Zealand, Slovakia... đã được hoan nghênh vì nhanh chóng, quyết đoán và hiệu quả trong lãnh đạo đất nước ứng phó với COVID-19 cũng như ứng phó với các tác động về y tế và kinh tế-xã hội của đại dịch.

Tuy nhiên, đại dịch đã tạo thêm những rào cản mới, làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng về kinh tế - xã hội, ngoài những rào cản xã hội và hệ thống đã có từ lâu. Phụ nữ ở nhiều nơi đang phải đối mặt với những mảng tối của bất bình đẳng giới khi bạo lực gia đình gia tăng, phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc mà không được trả lương, mất việc làm và nghèo đói. Phụ nữ đang chiếm phần lớn ở tuyến đầu chống đại dịch, nhưng chưa được đại diện một cách tương xứng ở những vị trí liên quan đến chính sách COVID-19 ở trong nước và trên toàn cầu. Khi COVID-19 đang khiến nữ giới có nguy cơ bị bỏ lại phía sau, xây dựng một tương lai bình đẳng mang tính bền vững trở thành trách nhiệm toàn cầu.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổiBản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổi
07:08:38 25/12/2024
Hỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinhHỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinh
19:33:55 24/12/2024
Máy bay chở khách của Azerbaijan va phải chim, rơi tại KazakhstanMáy bay chở khách của Azerbaijan va phải chim, rơi tại Kazakhstan
15:20:41 25/12/2024
Ít nhất 29 người sống sót sau thảm kịch rơi máy bay ở KazakhstanÍt nhất 29 người sống sót sau thảm kịch rơi máy bay ở Kazakhstan
21:09:54 25/12/2024
Iran yêu cầu Syria trả 30 tỷ USD: Thực tế hay chiến lược chính trị?Iran yêu cầu Syria trả 30 tỷ USD: Thực tế hay chiến lược chính trị?
05:40:12 25/12/2024
Nghi án ông Yoon nghe thầy bói rồi ban hành thiết quân luật?Nghi án ông Yoon nghe thầy bói rồi ban hành thiết quân luật?
15:41:45 25/12/2024
Thêm một quốc gia "cấm cửa" TikTokThêm một quốc gia "cấm cửa" TikTok
10:45:50 24/12/2024
Nhiều quốc gia ngỏ ý muốn làm chủ nhà cho cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và ông TrumpNhiều quốc gia ngỏ ý muốn làm chủ nhà cho cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và ông Trump
13:32:43 24/12/2024

Tin đang nóng

Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh bên bạn gái kém 18 tuổiĐỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh bên bạn gái kém 18 tuổi
23:27:08 25/12/2024
'Chị đẹp' Xuân Nghi đăng ảnh bên người yêu kỹ sư'Chị đẹp' Xuân Nghi đăng ảnh bên người yêu kỹ sư
21:53:54 25/12/2024
Một nữ ca sĩ Vbiz chia sẻ ảnh tổng kết năm, có gì "hot" mà khiến dân mạng chia sẻ rầm rộ vì quá đồng cảm?Một nữ ca sĩ Vbiz chia sẻ ảnh tổng kết năm, có gì "hot" mà khiến dân mạng chia sẻ rầm rộ vì quá đồng cảm?
22:35:19 25/12/2024
Hot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi lộ ảnh hẹn hò với nam thần hạng A kém tuổi vào đêm Giáng sinhHot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi lộ ảnh hẹn hò với nam thần hạng A kém tuổi vào đêm Giáng sinh
23:01:36 25/12/2024
Hoa hậu Jennifer Phạm tiết lộ tính cách của con trai lớnHoa hậu Jennifer Phạm tiết lộ tính cách của con trai lớn
21:56:06 25/12/2024
Kính Vạn Hoa lép vế hoàn toàn trước Chị Dâu: Khán giả nói gì về huyền thoại 20 năm?Kính Vạn Hoa lép vế hoàn toàn trước Chị Dâu: Khán giả nói gì về huyền thoại 20 năm?
23:17:07 25/12/2024
Ảnh hiếm dàn "boy phố" hot nhất Hà Thành 10 năm trước: SOOBIN - JustaTee nhìn không ra nhưng gây sốc chính là người nàyẢnh hiếm dàn "boy phố" hot nhất Hà Thành 10 năm trước: SOOBIN - JustaTee nhìn không ra nhưng gây sốc chính là người này
22:38:03 25/12/2024
"Nữ hoàng cảnh nóng" cay đắng, bị bệnh tâm thần vì yêu, U50 tìm an yên, chữa lành trong nhà vườn 6000m2"Nữ hoàng cảnh nóng" cay đắng, bị bệnh tâm thần vì yêu, U50 tìm an yên, chữa lành trong nhà vườn 6000m2
22:42:29 25/12/2024

Tin mới nhất

Đan Mạch đẩy mạnh chi tiêu quân sự cho Greenland sau khi ông Trump đòi mua

Đan Mạch đẩy mạnh chi tiêu quân sự cho Greenland sau khi ông Trump đòi mua

07:16:53 26/12/2024
Đan Mạch công bố kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quốc phòng cho Greenland, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cập chuyện muốn sở hữu hòn đảo này.
Tổng thống Biden ký luật công nhận đại bàng đầu trắng là quốc điểu Mỹ

Tổng thống Biden ký luật công nhận đại bàng đầu trắng là quốc điểu Mỹ

07:13:21 26/12/2024
Đài CBS News hôm 25.12 đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thành luật tổng cộng 50 dự luật vào đêm Giáng sinh, trong đó có đạo luật lần đầu tiên chính thức công nhận đại bàng đầu trắng là loài chim đại diện nước này.
American Airlines hoãn chuyến bay toàn nước Mỹ do lỗi kỹ thuật

American Airlines hoãn chuyến bay toàn nước Mỹ do lỗi kỹ thuật

07:10:46 26/12/2024
Một sự cố kỹ thuật đã khiến các chuyến bay của hãng hàng không American Airlines của Mỹ phải tạm hoãn trong thời gian ngắn, giữa lúc cao điểm đi lại mùa Giáng sinh.
Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

21:41:32 25/12/2024
Ông Yolcu giải thích điều đó sẽ giúp ổn định khu vực biên giới, với ít mối nguy hiểm hơn từ lực lượng dân quân người Kurd (YPG) của Syria, tránh gây bất ổn và áp lực từ vấn đề di cư khi người Syria tràn vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Hàn Quốc chính thức trở thành 'xã hội siêu già'

Hàn Quốc chính thức trở thành 'xã hội siêu già'

21:37:54 25/12/2024
Theo phân loại của Liên Hiệp Quốc, quốc gia có trên 7% dân số từ 65 tuổi được coi là xã hội già hóa , trên 14% là xã hội già và trên 20% là xã hội siêu già .
Aceh của Indonesia hồi sinh sau 20 năm thảm họa sóng thần

Aceh của Indonesia hồi sinh sau 20 năm thảm họa sóng thần

21:37:24 25/12/2024
Tại Bảo tàng Sóng thần Aceh ở trung tâm thành phố Banda Aceh, những ngày lịch sử này luôn đông khách tham quan. Trong đó có cả những người dân Banda Aceh tìm đến để nhắc nhớ về ký ức và để thấy mình may mắn.
Vua Felipe VI tưởng nhớ các nạn nhân lũ lụt Valencia trong bài phát biểu đêm Giáng sinh

Vua Felipe VI tưởng nhớ các nạn nhân lũ lụt Valencia trong bài phát biểu đêm Giáng sinh

21:34:24 25/12/2024
Trong bài phát biểu, nhà vua nhấn mạnh rằng đây là một thảm họa cần được rút kinh nghiệm sâu sắc. Ông kêu gọi đất nước củng cố các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và đoàn kết hơn để vượt qua những thử thách tương tự t...
Tổng thống Putin lên tiếng về vụ rơi máy bay tại Kazakhstan

Tổng thống Putin lên tiếng về vụ rơi máy bay tại Kazakhstan

21:31:07 25/12/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc điện đàm cùng ngày đã bày tỏ lời chia buồn với người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev về vụ rơi máy bay.
Tổng thống Yoon Suk Yeol tiếp tục không chấp hành lệnh triệu tập

Tổng thống Yoon Suk Yeol tiếp tục không chấp hành lệnh triệu tập

21:26:31 25/12/2024
Ngoài ra, nhà lãnh đạo này cũng chưa nộp thông báo chỉ định luật sư. CIO dự kiến sớm nhất là ngày 26/12, sẽ quyết định các biện pháp tiếp theo, như ra lệnh triệu tập lần thứ ba hoặc xin lệnh bắt giữ.
'Giáng sinh tại Cung điện' - Hội chợ Giáng sinh lớn nhất tổ chức tại bảo tàng ở châu Âu

'Giáng sinh tại Cung điện' - Hội chợ Giáng sinh lớn nhất tổ chức tại bảo tàng ở châu Âu

21:24:25 25/12/2024
Đây không chỉ là hội chợ Giáng sinh lớn nhất tổ chức tại một bảo tàng ở châu Âu mà còn là một biểu tượng cho sự kết nối cộng đồng và sự sáng tạo văn hóa.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Palestine

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Palestine

21:17:51 25/12/2024
Đặc phái viên khẳng định Việt Nam là tấm gương, nguồn cảm hứng bất tận cho nhân dân Palestine tiếp tục đấu tranh giành các quyền bất khả xâm phạm, quyền tự quyết và quyền thành lập Nhà nước Palestine độc lập.
Giáng sinh vắng tuyết tại Anh

Giáng sinh vắng tuyết tại Anh

20:30:28 25/12/2024
Met Office dự báo càng gần ngày 30/12, thời tiết chuyển lạnh hơn và mưa nhiều hơn trên khắp cả nước. Khi bước vào Năm mới, khả năng tuyết rơi sẽ tăng dần. Hiện còn quá sớm để dự đoán nơi nào sẽ có tuyết.

Có thể bạn quan tâm

Xe tải chở rau va chạm ô tô chở công nhân, 2 người tử vong

Xe tải chở rau va chạm ô tô chở công nhân, 2 người tử vong

Tin nổi bật

07:38:40 26/12/2024
Xe tải chở rau chạy từ hướng xã Suối Nghệ (H.Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) đi quốc lộ 51 đã va chạm với ô tô 16 chỗ khiến 2 công nhân tử vong sau đó.
Công an 3 tỉnh, thành phố phá 'liên minh ma quỷ' làm giả, lừa đảo trên mạng

Công an 3 tỉnh, thành phố phá 'liên minh ma quỷ' làm giả, lừa đảo trên mạng

Pháp luật

07:33:37 26/12/2024
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Công an TP.Hà Nội, Công an tỉnh Đồng Tháp đã phá chuyên án, làm rõ 9 nghi phạm liên quan hành vi làm giả hình ảnh, giấy tờ, tài liệu, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Nhìn trán con bị bầm tím, tôi lỡ nói nặng lời với mẹ chồng nào ngờ phải trả cái giá quá đắt

Nhìn trán con bị bầm tím, tôi lỡ nói nặng lời với mẹ chồng nào ngờ phải trả cái giá quá đắt

Góc tâm tình

07:05:20 26/12/2024
Tôi rơi vào tình cảnh bi đát như hiện tại là do bản thân thương con đến mất kiểm soát. Nhà có 2 chị em, trong khi chị gái giỏi giang kéo làm kinh tế và lấy được chồng giàu
Sau 1 cú gõ búa, người đàn ông phát hiện cả kho 'vàng đen' gây chấn động thế giới: Giá trị ước tính lên đến 340 nghìn tỷ đồng

Sau 1 cú gõ búa, người đàn ông phát hiện cả kho 'vàng đen' gây chấn động thế giới: Giá trị ước tính lên đến 340 nghìn tỷ đồng

Lạ vui

06:47:07 26/12/2024
Năm 1985, sau khi tốt nghiệp ĐH Địa chất Trường Xuân, Trung Quốc, Lưu Tịch Hữu được phân công về đội địa chất của tỉnh Hắc Long Giang. Từ đây, ông bắt đầu công việc chuyên tâm đi tìm các kho báu dưới lòng đất.
Trường học Trung Quốc gây tranh cãi khi lập "khu ăn uống dành cho học sinh giỏi"

Trường học Trung Quốc gây tranh cãi khi lập "khu ăn uống dành cho học sinh giỏi"

Netizen

06:46:49 26/12/2024
Một trường trung học ở Trung Quốc gây tranh cãi vì thành lập khu ăn uống học sinh giỏi dành cho những học sinh đạt điểm số cao.
Những điểm tham quan quanh tuyến metro Bến Thành Suối Tiên

Những điểm tham quan quanh tuyến metro Bến Thành Suối Tiên

Du lịch

06:38:11 26/12/2024
Với chiều dài gần 20km và 14 ga, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên kết nối các khu vực trung tâm và phía Đông thành phố, qua đó đưa du khách đến gần hơn với các điểm tham quan nổi bật của TPHCM.
Chưa từng có tiền lệ: Lee Min Ho bỏ đi ngay giữa buổi ghi hình vì lí do tế nhị

Chưa từng có tiền lệ: Lee Min Ho bỏ đi ngay giữa buổi ghi hình vì lí do tế nhị

Sao châu á

06:36:44 26/12/2024
Jang Do Yeon đã hỏi dồn dập tài tử họ Lee về chuyện tình ái. Trước ống kính, nam tài tử Quân Vương Bất Diệt đứng hình toàn tập, tỏ ra vô cùng lúng túng.
Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?

Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?

Sức khỏe

06:19:21 26/12/2024
Nếu như ai không thể gỡ bỏ những suy nghĩ đó thì chắc chắn, tâm trạng của bạn sẽ không thể vui vẻ lên được. Đây cũng là nguyên nhân đầu tiên khiến bạn mắc chứng trầm cảm.
Christopher Nolan khởi động bom tấn sử thi 'The Odyssey' cùng loạt sao hạng A

Christopher Nolan khởi động bom tấn sử thi 'The Odyssey' cùng loạt sao hạng A

Hậu trường phim

06:15:01 26/12/2024
Dự án tiếp theo của đạo diễn triệu USD Christopher Nolan là The Odyssey chuyển thể từ tác phẩm sử thi kinh điển cùng tên của thi hào Homer cổ đại.
Bức ảnh đẹp phát sốc của nữ diễn viên hạng A luôn bị chê xấu suốt 20 năm qua

Bức ảnh đẹp phát sốc của nữ diễn viên hạng A luôn bị chê xấu suốt 20 năm qua

Phim châu á

06:11:03 26/12/2024
Poster nhân vật Hà Duy Phương của Dương Tử đã khiến nhiều người bất ngờ bởi chưa bao giờ thấy nữ diễn viên đẹp đến như vậy.
'Nhím Sonic 3': Tấm vé về tuổi thơ

'Nhím Sonic 3': Tấm vé về tuổi thơ

Phim âu mỹ

06:10:11 26/12/2024
Người hâm mộ 2 phần đầu của thương hiệu điện ảnh Nhím Sonic cũng như fan trò chơi điện tử Sega nổi tiếng hẳn sẽ không thể bỏ qua Nhím Sonic 3 (tựa gốc Sonic the Hedgehog 3 ).