Trung Quốc: Học sinh nam nữ phải cách xa nhau nửa mét
Vừa qua, một số trường trung học cơ sở ở Trung Quốc đề ra các qui định mới nhằm giảm tình trạng học sinh yêu sớm. Tuy nhiên, các qui định vừa ra đời đã bị phản ứng dữ dội từ dư luận xã hội và truyền thông.
Tại khuôn viên một ngôi trường trung học cơ sở ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc, các học sinh cả nam và nữ được nghe một qui định mới rất quan trọng. Bất kỳ lúc nào, các em học sinh nam và nữ cũng phải ở xa nhau tối thiểu nửa mét. Ngoài ra, các em học sinh nam và nữ không được phép đi trong trường thành từng cặp.
Các giáo viên và phụ huynh ở Trung Quốc muốn con em mình không yêu sớm để tập trung học hành.
Một ngôi trường khác ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, đã cấm cái mà trường này gọi là “tiếp xúc gần gũi” giữa học sinh nam và nữ cũng như các học sinh cùng giới tính. Tuy nhiên, trường này không định nghĩa “tiếp xúc gần gũi” nghĩa là gì.
Các quan chức giáo dục ở thành phố Ôn Châu đe dọa sẽ “kỉ luật nghiêm” những học sinh nào vi phạm.
Theo BBC, trong lúc có báo cáo rằng tình trạng yêu sớm (dù không có quan hệ tình dục) đang ngày càng trở nên phổ biến tại các trường trung học cơ sở ở Trung Quốc, các nhà quản lý giáo dục và cả phụ huynh nước này tỏ ra lo ngại con em mình sẽ sa sút trong học tập.
Vì thế, một số người đã tìm cách ngăn chặn tình trạng yêu sớm trong trường học bằng các biện pháp cứng rắn.
Tình yêu bồng bột
Người Trung Quốc coi tình yêu ở lứa tuổi niên thiếu là điều không tốt, và là thứ tình cảm không chín chắn.
Các nhà quản lý trường học và giáo dục ngày càng ra sức cung cấp thông tin cho giới trẻ về “những hậu quả phiền phức” từ kiểu tình yêu này. Có cả các trang web chuyên hướng dẫn cách tránh sự lôi cuốn của bạn khác giới và chỉ tập trung vào học tập. Các trường học ở Trung Quốc cũng tổ chức các buổi học về giới tính.
Video đang HOT
Cả giáo viên và phụ huynh đều cho rằng học sinh không được sao nhãng trong học tập và phải tập trung vào việc học để có cơ sở tốt cho tương lai.
Các trường học ở Hàng Châu và Ôn Châu đã hành động để đạt mục tiêu đó và một số người cho rằng các trường đó cần phải được khen ngợi.
“Kì cục và trái phép”
Tuy nhiên các qui định này cũng được chào đón bằng hàng loạt dòng đăng tải giận dữ trên mạng Internet ở Trung Quốc.
Nhiều người cho rằng các qui định trên là “dã man và mang tính cưỡng bức”. “Làm sao có thể lúc nào cũng nhăm nhe đo khoảng cách giữa các học sinh nam và nữ chứ?”, một cư dân mạng đặt câu hỏi.
Báo chí nhà nước cũng góp chung tiếng nói phản đối. Tờ Thanh niên Trung Quốc nhật báo đã gọi các biện pháp trên là “kì cục, nực cười và trái phép”.
“Việc thanh thiếu niên yêu đương là bình thường. Không nên khuyến khích tình yêu tuổi học trò nhưng cũng không nên sử dụng các biện pháp cực đoan và mang tính cưỡng bức như thế”, tờ báo này nhận xét.
Một học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ở Bắc Kinh cho biết các trường học đều có qui định cấm học sinh nam và nữ quá thân mật với nhau nhưng giáo viên có toàn quyền trong việc thực thi các qui định đó và một số giáo viên không nghiêm khắc.
Một nữ sinh trung học phổ thông ở Thượng Hải thừa nhận rằng tình yêu học đường đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, học sinh này cho rằng: “Nếu một số cặp đôi tốt nghiệp và kết hôn thì điều đó không phải là xấu”.
“Chẳng có gì sai nếu học sinh yêu nhau miễn là điều đó không ảnh hưởng tới kết quả học tập của họ”, một học sinh khác ở Bắc Kinh nói.
Các qui định của một số trường trung học cơ sở ở Hàng Châu và Ôn Châu bị cư dân mạng Trung Quốc phản đối dữ dội.
Học sinh không còn trong sáng, ngây thơ?
Giáo sư Zhang Yuling, giáo sư về giáo dục học tại trường Đại học Nam Kinh, cho rằng qui định của các trường trung học cơ sở nói trên phản tác dụng bởi lẽ các giá trị đạo đức ở Trung Quốc giờ đã thay đổi.
“Các trường học đối xử với học sinh như tù nhân và dư luận không đồng tình với điều đó”, ông nhận xét.
“Cách đây 30 hoặc 40 năm trước khi Trung Quốc cải cách và mở cửa, học sinh đều rất trong sáng và ngây thơ xét về vấn đề tình dục. Nhưng giới trẻ ngày nay đang tiếp xúc với nhiều thông tin hơn các thế hệ trước. Dư luận đặc biệt lo ngại trước tình trạng thanh thiếu niên có thể tiếp xúc dễ dàng với sách báo khiêu dâm”, ông nói.
Dù có thêm trường học nào ở Trung Quốc áp dụng các biện pháp nói trên để giám sát chuyện tình cảm và các mối quan hệ của học sinh hay không thì chủ đề này sẽ còn tiếp tục được thảo luận nhiều ở quốc gia này.
Nhưng nhiều người đặt câu hỏi liệu các qui định trên có thực sự làm giảm tình trạng yêu sớm hay lại càng khuyến khích học sinh “yêu trộm” để thử cảm giác phá vỡ các qui định.
Tùng Lâm
Theo infonet
Đừng nói 'anh yêu em' sớm
Tôi không thích một chàng trai nói với một cô gái lời yêu, rồi lại làm cô ấy buồn, cô ấy khóc, cô ấy tổn thương khi một thời gian ngắn chàng trai bỗng quên mất những lời ấy.
"Tôi từng chứng kiến biết bao cuộc tình, tưởng phong ba bão táp chẳng lay chuyển được, mà rồi khi cây trút lá thì cũng buông tay. Tôi đã chứng kiến bao người tình, trao cho nhau những lời nói yêu thương tưởng chừng vô tận, mà rồi sau đấy, vẫn những lời ngọt ngào nhưng là nói lại với người đến sau.
Thế gian vẫn yêu nhau như thế. Tình yêu mênh mông nhưng cũng thật mong manh. Tình yêu thiêng liêng nhưng cũng thật bình dị. Người ta dằn vặt vì nó, khóc cười vì nó, nhưng rồi người ta cũng quên nó, nhanh thôi...".
Tôi đọc được những dòng tâm sự trên vào một buổi chiều tà, trong một quán café vắng, khi đã trải qua một vài mối tình, đã xem tình yêu là điều không nên đùa cợt, lại càng không dễ gì rung động được.
Có những tình yêu đến chỉ trong nháy mắt, trong một nụ cười dễ mến, trong một cái nắm tay nhẹ vào một ngày mưa bay. Cũng có những tình yêu rời xa nhau chỉ vì một lần rơi nước mắt, vì một dỗi hờn nhỏ bé, vì một chút vô tâm. Tình yêu là thứ dễ đến với ta nhưng cũng khó nắm bắt nhất. Tôi thường không tin vào những tình yêu đến quá vội vàng, tôi thích gặm nhấm những nỗi nhớ thương, những lắng lo cho một người đến nỗi thấy tâm can mình cắn rứt.
Ảnh minh họa (Nguồn: Tumblr)
Tôi muốn nhìn anh ấy mỗi ngày, thấy anh ấy bận rộn với một đống công việc xếp chồng, tôi còn muốn đọc và lưu lại những tin nhắn vội, những cuộc hẹn vội, những lần đón đưa vội. Tôi không thích anh ấy nói yêu tôi quá sớm, tôi muốn dài hơn cho những mối quan hệ chưa phải là tình yêu nhưng sẽ là tình yêu nếu đủ sâu và đủ lâu hơn nữa.
Tôi không thích một chàng trai nói với một cô gái lời yêu, rồi lại làm cô ấy buồn, cô ấy khóc, cô ấy tổn thương khi một thời gian ngắn chàng trai bỗng quên mất những lời ấy. Tôi không thích chàng trai đến với một cô gái chỉ vì những cảm xúc thoáng qua. Tôi không thích chàng trai tỏ ra quan tâm thái quá đến một người, rồi bỗng một ngày, lúc cô ấy cần sự quan tâm ấy nhất thì lại lạnh lùng như chưa từng bên nhau vậy. Tôi không thích nghe lời yêu hời hợt, chỉ thoáng đầu môi...
Ảnh minh họa (Nguồn: Tumblr)
Phải chăng càng lớn thì người ta càng đòi hỏi lời yêu khó hơn. Bởi lẽ chữ "yêu" của một người từng trải qua những vui buồn, những rạn vỡ, những vết thương không đơn giản như là vui thì đến, không vui thì về. Tôi không cần anh nói anh yêu tôi quá sớm, tôi chỉ cần anh ở bên tôi đi hết những ngày đắm say. Tôi không cần những lời ngọt nhạt đầu môi, tôi chỉ cần anh nhớ thương tôi là đủ.
Một tình yêu thường không được cân đo đong đếm bằng những lời hẹn thề, một tình yêu chỉ thực sự bền vững khi những lo lắng, những quan tâm đã "chín". Tình yêu không phải là một trò chơi, để hôm nay vui nhưng mai mà chán thì thôi. Tình yêu là thứ khi người ấy buồn thì ta cũng thấy buồn, khi người ấy khóc thì ta thấy mình như vỡ ra từng mảnh, lời yêu đôi khi nói hay không nói cũng không quan trọng nữa. Điều quan trọng trái tim ta thật lòng yêu và muốn quan tâm, che chở cho người ấy, muốn được người ấy yêu và quan tâm lại, muốn được nắm tay cùng nhau đi hết cuộc đời này....
Theo VNE
Vị đắng của "trái cấm" Thống kê trên cho thấy, giới trẻ ngày càng sớm muốn biết "vị của trái cấm" và họ dễ dàng đi quá giới hạn trong tình yêu. Một khảo sát mới đây đối với 440 bạn trẻ độ tuổi từ 17-24 chưa lập gia đình về hành vi tình dục và kiến thức phòng tránh thai, 16,5% cho biết có quan hệ tình...