Trung Quốc hoàn tiền cho các nạn nhân vụ lừa đảo ngân hàng lớn nhất lịch sử
Các nhà chức trách ở Trung Quốc sẽ bắt đầu hoàn tiền cho các khách hàng có tài khoản ngân hàng bị đóng băng nhiều tháng, sau khi xảy ra một số cuộc biểu tình lớn.
Theo tuyên bố của các cơ quan quản lý tài chính cấp tỉnh, khách hàng tại bốn ngân hàng nông thôn ở tỉnh Hà Nam, miền Trung và một ngân hàng ở tỉnh An Huy lân cận, sẽ được chính quyền hoàn trả tiền từ ngày 15/7.
Họ cho biết khoản thanh toán đầu tiên sẽ dành cho các khách hàng có tổng số tiền gửi tiết kiệm dưới 50.000 nhân dân tệ (7.445 USD) tại một ngân hàng. Những khách hàng có khoản tiền lớn hơn trong tài khoản của họ sẽ được thông báo riêng vào đợt khác.
Bốn ngân hàng nông thôn này vẫn chưa đưa ra lời giải thích rõ ràng về lý do cũng như thời gian các khoản tiền của khách hàng tiếp tục bị đóng băng.
Trước đó, hồi tháng tháng 5, cơ quan quản lý ngân hàng quốc gia cho biết một cổ đông lớn của ngân hàng Hà Nam là người chịu trách nhiệm về hành vi thu hút tiền bất hợp pháp từ những người gửi tiết kiệm thông qua các kênh trực tuyến.
Số tiền hoàn trả sẽ được xử lý bởi hai ngân hàng không liên quan, song phía nhà quản lý không cho biết nguồn tiền đó đến từ đâu.
Các thông báo này được đưa ra sau khi một cuộc biểu tình lớn xảy ra tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, hôm 10/7. Đây là cuộc phản đối lớn nhất từ trước đến nay của các nạn nhân, những người đã đấu tranh suốt nhiều tháng để lấy lại số tiền tiết kiệm bị đóng băng của họ.
Tháng trước, một doanh nhân 45 tuổi ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, chia sẻ với CNN Business rằng ông đã không thể tiếp cận khoản tiền tiết kiệm trị giá 6 triệu USD của gia đình mình.
Tình trạng rút tiền gửi hàng loạt tại các ngân hàng nhỏ của Trung Quốc đã xay ra thường xuyên hơn trong những năm gần đây. Một số bị cáo buộc là không phù hợp về tài chính hoặc là hành vi tham nhũng.
Thế nhưng, giới chuyên gia lại đặc biệt lo ngại về một vấn đề tài chính lớn hơn có thể đang rình rập, được châm nguồn từ một bê bối trong ngành bất động sản và các khoản nợ xấu tăng cao liên quan đến đại dịch COVID-19.
Theo ước tính hồi tháng 4 của tạp chí Sanlian Lifeweek, có tới 400.000 khách hàng trên khắp Trung Quốc không thể tiếp cận khoản tiết kiệm của họ tại các ngân hàng nông thôn ở tỉnh Hà Nam và An Huy.
Video đang HOT
Đó là chỉ là một con số nhỏ trong hệ thống ngân hàng rộng lớn của Trung Quốc. Nhưng đáng lưu ý, một phần tư tổng tài sản của ngành này lại được nắm giữ khoảng 4.000 ngân hàng nhỏ, thường có cấu trúc quản lý và sở hữu không rõ ràng, đồng thời dễ bị tham nhũng và suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
Cảnh sát Hà Nam hôm 10/7 cho biết họ đã bắt giữ một số nghi phạm với cáo buộc sử dụng các ngân hàng nông thôn để gây quỹ công trái phép kể từ năm 2011.
Bất chấp hành động của cảnh sát và động thái trả nợ của chính quyền trong những ngày tới, các nhà phân tích cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng này có thể vẫn chưa kết thúc.
Vụ lừa đảo tiền tiết kiệm rúng động Trung Quốc
Hàng trăm người Trung Quốc đã biểu tình đòi lại tiền trong vụ lừa đảo tài chính lớn với hàng chục tỷ nhân dân tệ bị giam tại ngân hàng, thậm chí có thể mất trắng.
Theo Bloomberg, trên các video được lan truyền rộng rãi tại Trung Quốc, đám đông biểu tình tập trung tại một chi nhánh của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ở Trịnh Châu. Họ ném những chai nước rỗng, giơ cao biển và hét lên "trả lại tiền cho chúng tôi".
Những cuộc biểu tình lớn là điều hiếm gặp tại Trung Quốc, nhưng hiện nay, tình hình dường như đã vượt ngoài tầm kiểm soát của giới chức trách địa phương. Trong 2 cuộc biểu tình diễn ra vào ngày 23/5 và 26-27/6, đám đông lên tới hàng trăm người.
Đám đông tập trung tại một chi nhánh của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ở Trịnh Châu, giơ cao biển và hét lên "trả lại tiền cho chúng tôi". Ảnh: Bloomberg.
Vụ lừa đảo tài chính quy mô lớn
Những người biểu tình muốn đòi lại khoản tiền gửi lên tới hàng chục tỷ nhân dân tệ. Theo Ủy ban Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, kết quả điều tra chỉ ra New Fortune Group Hà Nam - một công ty đầu tư tư nhân có cổ phần ở 4 nhà băng nhỏ tỉnh Hà Nam - đã thông đồng với các nhân viên ngân hàng để huy động vốn trái phép thông qua những nền tảng trực tuyến của bên thứ 3.
Đến đầu tháng 4, các nhà băng tạm ngừng cho khách hàng rút tiền, bao gồm Ngân hàng Nông thôn Vũ Châu, Ngân hàng Thượng Thái, Ngân hàng Cộng đồng Chá Thành và Ngân hàng Phương Đông Khai Phong.
Mới đây, cảnh sát Trung Quốc cho biết đã bắt giữ thêm nhiều nghi phạm có liên quan đến vụ lừa đảo.
"Các cơ quan công an vừa bắt giữ một nhóm nghi phạm hình sự, đồng thời niêm phong, thu giữ và phong tỏa tiền, tài sản liên quan đến vụ án theo quy định của pháp luật", Bloomberg dẫn thông báo của công an thành phố Hứa Xương (tỉnh Hà Nam) hôm 10/7.
Hồi tháng 6, công an thành phố Hứa Xương cũng cho biết đã bắt giữ những nghi phạm có liên hệ với New Fortune Group Hà Nam.
Cuộc biểu tình với quy mô hàng trăm người hiếm gặp ở Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Sau đó, các nhà chức trách ở Trịnh Châu đã phạt 5 quan chức vì đổi mã y tế của 1.300 khách hàng thành màu đỏ nhằm ngăn họ đến những địa điểm công cộng hoặc di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng.
Hồi tháng 5, việc mã y tế bị chuyển sang màu đỏ khiến người biểu tình gặp rắc rối khi tìm cách tập hợp tại văn phòng của Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và PBoC ở Trịnh Châu.
Theo The Guardian, cô Yang - một trong các khách hàng - bị giam 499.500 NDT tại ngân hàng ở Hà Nam, ngày 18/4, cô phát hiện không thể truy cập vào tài khoản ngân hàng. "Khi cố gắng khiếu nại, mã y tế của tôi đột nhiên chuyển thành màu đỏ trong khoảng 10 ngày", cô kể lại.
Cuối ngày 10/7, cơ quan quản lý ngân hàng và bảo hiểm của tỉnh Hà Nam cho biết đang "tăng tốc" giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính địa phương và "bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công chúng".
Những lỗ hổng
ỞTrung Quốc, các ngân hàng địa phương chỉ được nhận tiền gửi tiết kiệm từ người trong vùng. Nhưng một số nhà băng đã dùng nền tảng bên thứ 3 để thu hút tiền gửi ngoài khu vực.
Loại hình huy động này giúp các nhà băng lách những hạn chế về phạm vi hoạt động.
Hiện chưa có con số chính thức về khoản tiền bị giam tại các nhà băng ở Hà Nam. Nhưng theo ước tính của tạp chí Sanlian Lifeweek, khoảng 400.000 khách hàng trên khắp cả nước không thể lấy lại tiền tiết kiệm.
"Chúng tôi như ngồi trên đống lửa", cô Chris - một khách hàng đã gửi 400.000 NDT (tương đương 59.693 USD) ở một trong số các ngân hàng - chia sẻ.
Chúng tôi sợ rằng số tiền tiết kiệm của mình sẽ bị coi là những khoản đầu tư bất hợp pháp
Cô Chris, khách hàng của một trong 4 ngân hàng ở Hà Nam
"Tệ hơn, chúng tôi sợ rằng số tiền tiết kiệm sẽ bị coi là những khoản đầu tư bất hợp pháp", cô nói.
Cuối tháng 6, 4 ngân hàng tại Hà Nam thông báo bắt đầu thống kê thông tin của những khách hàng bị ảnh hưởng theo yêu cầu của các cơ quan quản lý. Nhưng với những người gửi thông qua nền tảng bên thứ 3, nếu cảnh sát kết luận rằng khoản tiền gửi là trái phép, họ có thể mất trắng.
Vụ việc phơi bày những rủi ro đối với các ngân hàng nhỏ trong việc thu hút tiền gửi thông qua mối quan hệ với những nền tảng trực tuyến.
"Quy mô của các bê bối trong ngành ngân hàng, nhất là những vụ lãnh đạo ngân hàng chiếm đoạt tiền gửi, rất đáng báo động. Những gì mà chúng ta nhìn thấy có thể chỉ là phần nổi của tảng băng", giáo sư Frank Xie tại Đại học Nam Carolina Aiken cảnh báo.
Năm ngoái, PBoC đã cấm các tổ chức cho vay triển khai những dịch vụ tiền gửi "đổi mới". Lý do được đưa ra là cần "bảo vệ túi tiền của người dân".
Họ lo ngại sự mở rộng thần tốc của lĩnh vực fintech (tài chính công nghệ) sẽ tạo ra nhiều rủi ro hệ thống.
Cuộc biểu tình cũng làm dấy lên những nghi ngại về sức mạnh tài chính và khả năng quản trị doanh nghiệp của gần 4.000 nhà băng ở vùng nông thôn Trung Quốc. Họ quản lý khối tài sản khoảng 7.000 tỷ USD.
Trung Quốc đã xử lý khoản nợ xấu trị giá 2.600 tỷ NDT tại hơn 600 ngân hàng nông thôn được xếp vào loại có rủi ro cao trong vài năm qua. Nước này cũng rót vốn khoảng 133,4 tỷ NDT cho 289 nhà băng ở nông thôn.
COVID-19 lan đến nông thôn, báo Trung Quốc thừa nhận 'thực tế khắc nghiệt' Truyền thông Trung Quốc cho biết đợt bùng phát dịch mới nhất ở tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc, cho thấy tình thế tiến thoái lưỡng nan trong chống dịch COVID-19 ở các vùng nông thôn của nước này. Các lao động địa phương ở huyện Tứ, tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc đóng gói thực phẩm cho các đơn đặt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar

Động đất 6,2 độ tại vùng biển gần Nhật Bản

Động đất tại Myanmar: Quân đội Myanmar công bố ngừng bắn tạm thời

Động đất tại Myanmar: Các công trình tiếp tục đổ sập nhiều ngày sau động đất

Ông Trump ở đâu trong bản đồ tỉ phú Forbes?

Tỷ phú nông nghiệp Nga bị cáo buộc biển thủ 357 triệu USD

Động đất Myanmar: số người thiệt mạng tiếp tục tăng cao

Israel mở rộng chiến dịch quân sự nhằm kiểm soát thêm lãnh thổ Gaza

Cứu sống một người mắc kẹt 5 ngày sau động đất Myanmar

Hệ lụy chính trị của phán xử

Trung Quốc tập trận phong tỏa gần Đài Loan

Một nghị sĩ đứng phát biểu suốt hơn 25 giờ để chỉ trích ông Trump
Có thể bạn quan tâm

Ngô Thanh Vân dạo này: Im lặng trước nghi vấn bầu bí nhưng lại làm điều này vì bụng đã lớn vượt mặt?
Sao việt
23:15:48 02/04/2025
"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt
Nhạc việt
23:13:30 02/04/2025
Sự thật về sao nam đóng phim hot Địa Đạo: Giàu nhất showbiz Việt, hát không cát xê, là chủ 2 khu du lịch sinh thái
Hậu trường phim
23:05:42 02/04/2025
4 phim 18+ gây tranh cãi nhất lịch sử: Đọc nội dung thôi đã rùng mình!
Phim âu mỹ
22:59:45 02/04/2025
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh
Pháp luật
22:45:15 02/04/2025
Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con
Tin nổi bật
22:42:44 02/04/2025
Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?
Phim châu á
22:41:24 02/04/2025
Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?
Sao châu á
22:05:40 02/04/2025
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'
Tv show
21:48:14 02/04/2025
1 hành động của "hoa hậu Kpop" khiến Rosé (BLACKPINK) đơ người khó xử
Nhạc quốc tế
21:36:11 02/04/2025