Trung Quốc hoàn thành xây dựng đường hầm cao tốc dài nhất thế giới
Ngày 30/12, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng đường hầm Thiên Sơn Thắng Lợi – đường hầm cao tốc dài nhất thế giới, mở đường cho việc khánh thành tuyến đường mới nối các khu vực phía Bắc và phía Nam Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của nước này.
Đường hầm cao tốc Thiên Sơn Thắng Lợi tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc, ngày 30/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Khi đi vào hoạt động, đường hầm dài 22,13 km này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển qua dãy núi Thiên Sơn từ vài giờ xuống còn khoảng 20 phút. Đây là dự án quan trọng của đường cao tốc Urumqi-Yuli, nối từ thủ phủ Urumqi ở miền Bắc Tân Cương đến huyện Yuli, miền Nam Tân Cương.
Đường cao tốc này dự kiến hoàn tất và khánh thành cho xe chạy năm 2025. Thời gian lái xe giữa 2 địa phương trên sẽ rút ngắn từ khoàng 7 giờ xuống chỉ còn hơn 3 giờ.
Các con đường núi uốn khúc giữa phía Bắc và phía Nam núi Thiên Sơn thường đóng băng trong mùa Đông, khiến nhiều xe tải chở than, nông sản và sản phẩm gia súc mắc kẹt. Với đường hầm Thiên Sơn Thắng Lợi, tình trạng này sẽ được giải quyết.
Video đang HOT
Việc xây dựng đường hầm, bắt đầu tháng 4/2020, gặp nhiều thách thức như thời tiết lạnh giá, độ cao lớn, ứng suất đất cao, hoạt động địa chấn mạnh và yêu cầu môi trường nghiêm ngặt.
Đường hầm cao tốc Thiên Sơn Thắng Lợi tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc, ngày 30/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Núi Thiên Sơn được biết là một bảo tàng địa chất, có nhiều khu vực đứt gãy trong đó có 16 khu vực đường hầm đi qua. Hầm thông gió số 2 của đường hầm xuống tới độ sâu 706 m, cao hơn tòa nhà cao nhất Trung Quốc là Tháp Thượng Hải.
Để giải quyết các thách thức, các nhà thầu đã chia việc xây dựng thành những đoạn nhỏ hơn, dễ xử lý hơn, cho phép đào nhanh hơn. Kết quả là thời gian xây dựng ban đầu được rút ngắn hơn 25%.
Bên cạnh đó, các cơ sở tại chỗ đã được thiết lập để chứa nước thải và tái chế hoàn toàn sỏi để giảm thiểu tối đa tác động môi trường đối với sông băng số 1 và những nơi cư trú của báo tuyết trên núi Thiên Sơn, qua đó giúp dự án đáp ứng các mục tiêu bảo vệ môi trường quan trọng.
Báo động tốc độ sông băng tan chảy ở Trung Á
Hàng nghìn sông băng trên những đỉnh núi ở độ cao chót vót 4.000m so với mặt nước biển thuộc rặng Thiên Sơn ở khu vực Trung Á đang tan chảy với tốc độ đáng báo động, do ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.
Đây là dãy núi chạy qua Trung Quốc, Kazakhstan và Uzbekistan.
Sông băng trên núi Tian Shan của Kyrgyzstan. Ảnh: AFP
Theo nhà khoa học Gulbara Omorova, cách đây 8 - 10 năm, trên các dòng sông băng còn có tuyết. Nhưng khoảng 3 - 4 năm trở lại đây, tuyết đã hoàn toàn biến mất và các sông băng không thể tái tạo vì nhiệt độ tăng cao.
Bà Omorova cảnh báo các dòng sông băng đang tan chảy với tốc độ dữ dội hơn nhiều so với trước. Thậm chí, sông băng Adygene còn đang co lại, vì đã thu hẹp hơn 900m mỗi năm kể từ những năm 1960. Đây từng là sông băng hùng vĩ một thời trên dãy Thiên Sơn, nhưng nay cũng giống như hàng nghìn sông băng khác trong khu vực đang dần biến mất.
Theo một báo cáo của Ngân hàng Phát triển Á - Âu, có khoảng 14 - 30% sông băng ở Thiên Sơn và Pamir, hai dãy núi chính ở Trung Á, đã tan chảy trong 60 năm qua. Các nhà khoa học cảnh báo năm 2024 có khả năng sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử và sự nóng lên của Trái đất sẽ gây ra những tác động rất lớn tới môi trường, đặc biệt ở Trung Á là nơi đã chứng kiến nhiều thảm họa thời tiết khắc nghiệt trong thời gian qua.
Theo đán.h giá, sự tan chảy của hàng nghìn dòng sông băng cùng lúc ở Trung Á sẽ gây ra mối đ.e dọ.a lớn đối với người dân trong khu vực, nhất là những vùng không giáp biển. Sông băng tan sẽ làm thay đổi trữ lượng nước ngọt và ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực.
Tại Kyrgyzstan, nước tan chảy từ sông băng tạo thành các hồ chứa mới và đổ xuống phía dưới các ngọn núi tạo thành dòng lũ chảy siết. Thủ đô Bishkek cũng nằm trong vùng nguy hiểm.
Ngoài ra, sự thay đổi trữ lượng nước ngọt, nhất là tình trạng khan hiếm, sẽ là nguồn cơn gây căng thẳng giữa các nước láng giềng. Là hai nước có địa hình nhiều núi, Kyrgyzstan và Tajikistan có khoảng 10.000 sông băng và đây là nguồn cung cấp nước chính cho Trung Á. Khi các sông băng co hẹp hoặc không còn, vấn đề thiếu nước ở Trung Á sẽ trở thành nguyên nhân gây mâu thuẫn.
Đáng chú ý, bên cạnh nhiệt độ tăng làm tan băng, các sông băng còn đối mặt với mối đ.e dọ.a khác là nhu cầu ngày càng tăng đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ ẩn sâu dưới những lớp băng. Việc khai thác vàng bằng hóa chất đã đẩy nhanh tăng tốc độ băng tan chảy và khiến các sông băng bị bào mòn nhanh hơn.
Trong một cảnh báo đưa ra vào năm ngoái, Tổng thống Kyrgyzstan, Sadyr Japarov, dẫn các dự báo cho thấy các sông băng ở Trung Á sẽ giảm một nửa vào năm 2050 và có thể biến mất hoàn toàn vào năm 2100.
Động đất tại Trung Quốc làm 6 người bị thương, khoảng 120 ngôi nhà hư hỏng Trận động đất có độ lớn 7,1 xảy ra sáng 23/1 tại vùng nông thôn đông dân cư ở Tân Cương, miền Tây Trung Quốc, đã khiến 6 người bị thương và làm hư hỏng khoảng 120 ngôi nhà, đ.e dọ.a nhiều hộ gia đình đúng thời điểm nhiệt độ khu vực giảm xuống mức đóng băng âm 18 độ C. Giới chức...