Trung Quốc “hiến kế” về phi hạt nhân hóa Triều Tiên
Hôm nay (8/3), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết các bên liên quan tới việc tìm một giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng phải vạch ra lộ trình về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Mô hình bán đảo Triều Tiên trong một triển lãm ở Hàn Quốc
“Chúng tôi thấy cần phải tạo ra một lộ trình về phi hạt nhân hóa và tạo một cơ chế duy trì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên” – ông Vương Nghị nói trong một cuộc họp báo.
Dựa trên lộ trình đó, các bên tham gia quá trình giải quyết nên làm theo các bước cụ thể và phải được thực thi dần dần – Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói và cho rằng các nước liên quan trong quá trình này nên kiểm soát chung đối với các nỗ lực hòa giải.
Ông Vương cũng chỉ ra tầm quan trọng của cuộc gặp mới đây giữa TT Trump và Chủ tịch Kim.
“Với thực tế rằng vấn đề Triều Tiên đã tồn tại nhiều năm, chúng ta không thể mong chờ nó được giải quyết trong một ngày… Không ai có thể đưa ra các yêu cầu đơn phương phi thực tế” – ông Vương nghị nói.
TT Trump và Chủ tịch Kim đã có thượng đỉnh tại Hà Nội vào cuối tháng 2 vừa qua nhưng hai bên chưa đưa ra được thỏa thuận chung.
Video đang HOT
Hải Yến
Theo GD&TĐ/ Sputnik
Các nước kỳ vọng gì trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều?
Các cường quốc trên thế giới đang theo dõi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai với kỳ vọng về một kết quả tốt đẹp và thiết thực hơn so với những gì đạt được ở hội nghị đầu tiên vào năm ngoái.
Đối với Trung Quốc, vấn đề Triều Tiên không chỉ dừng lại ở yếu tố an ninh hạt nhân mà còn là những bất ổn hiện hữu trong mô hình kinh tế của nước này; và bất cứ sự cố nào của Triều Tiên cũng sẽ trở thành cơn đau đầu cho Bắc Kinh trong nhiều vấn đề.
Trung Quốc - người đỡ đầu của Triều Tiên
Tại buổi họp báo hôm qua, 26-2, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã bày tỏ sự lạc quan vào hội nghị sắp tới. Ông nói: "Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai sẽ sớm diễn ra và hy vọng hội nghị sẽ đạt được bước tiến mới nhằm giải trừ hạt nhân và thiết lập cơ chế hòa bình trên bán đảo Triều Tiên".
Trước khi hội nghị lần thứ nhất ở Singapore diễn ra, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có một số cuộc gặp riêng với Chủ tịch Tập Cận Bình mà mục đích của những cuộc gặp này được cho là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đảm bảo quyền lợi của Trung Quốc trên bàn đàm phán.
Nga - đồng minh tin cậy
Điện Kremlin cũng đã dành những lời chúc tốt đẹp cho sự thành công của hội nghị Mỹ-Triều. Trong một cuộc họp báo mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga - bà Maria Zakharova khẳng định Moscow sẵn sàng đóng góp vào việc thiết lập quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Washington. Trước đó, có nhiều tin tức nói rằng Nga đã đề nghị một cách bí mật với Bình Nhưỡng việc cung cấp một nhà máy điện hạt nhân cho Triều Tiên nhằm đổi lấy việc tháo dỡ vũ khí hạt nhân.
Bên cạnh Trung Quốc, Nga là nước có sức ảnh hưởng sâu rộng lên Triều Tiên trên các lĩnh vực kinh tế và chính trị, với cơ sở hạ tầng viễn thông hiện tại của Triều Tiên do Nga cung cấp cũng như rất nhiều lao động nước này đang làm việc cho các doanh nghiệp Nga. Ngày 26-2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Mỹ đã hỏi ý kiến của nước này về những lời khuyên đàm phán với Triều Tiên trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam mà nhiều khả năng là do mối quan hệ thân mật giữa Nga và Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất ở Singapore vào tháng 6-2018. Ảnh: THE WASHINGTON POST
Hàn Quốc - đối tác tương lai
Với tư cách là quốc gia láng giềng cùng chia sẻ biên giới với Triều Tiên, an ninh bán đảo Triều Tiên từ lâu đã là vấn đề tối quan trọng mà Hàn Quốc hết sức quan tâm. Ngoài ra, nước này cũng hy vọng sự thành công của hội nghị Mỹ-Triều lần hai sẽ khởi đầu sự hợp tác kinh tế giữa hai miền và xa hơn là một bán đảo Triều Tiên thống nhất. Trong một cuộc họp nội các hôm 25-2, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết: "Chúng ta cầu chúc cho thành công của hội nghị thượng đỉnh và bày tỏ sự ủng hộ của chúng ta với hai nhà lãnh đạo, vì sự kiện này sẽ là cơ hội quyết định để giải quyết mối đe dọa chiến tranh cũng như các lo ngại khác về an ninh trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cho phép chúng ta tiến tới kỷ nguyên của nền kinh tế dựa trên động lực hòa bình".
Trong một cuộc phỏng vấn với một số người dân Hàn Quốc của đài AFP, họ đều tỏ thái độ tích cực đối với hội nghị lần hai, nhất là người trẻ và mong muốn sự đối đầu giữa hai miền có thể kết thúc, hòa bình chính thức được thiết lập. Tuy nhiên, để thực hiện được những việc trên, bán đảo Triều Tiên phải hoàn toàn được giải trừ vũ khí và hạt nhân, theo quan điểm của cựu trưởng đàm phán hạt nhân Hàn Quốc Chun Yung-woo. Ông cho rằng việc chỉ hủy bỏ tên lửa đạn đạo liên lục địa chỉ là một chính sách có lợi cho Mỹ.
Sự kiện này sẽ là cơ hội quyết định để giải quyết mối đe dọa chiến tranh cũng như các lo ngại khác về an ninh trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cho phép chúng ta tiến tới kỷ nguyên của nền kinh tế dựa trên động lực hòa bình.
Tổng thống Hàn Quốc MOON JAE-IN
Nhật Bản - lo lắng hiện hữu
Với cuộc gặp thượng đỉnh lần này, cả Nhật Bản và Mỹ đều hướng đến một mục tiêu chung: phi hạt nhân hóa toàn diện ở bán đảo Triều Tiên. Nhưng trong khi Washington chỉ dừng lại ở việc loại bỏ hoàn toàn các vũ khí hạt nhân có khả năng đe dọa Mỹ thì Tokyo còn muốn có sự biến mất của các tên lửa đạn đạo tầm trung và gần, thứ vẫn luôn được xem là mối nguy hại lớn hơn tới lãnh thổ nước này. Với khả năng quốc phòng phụ thuộc phần lớn vào sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đảo quốc này, Nhật Bản sẽ có phần lo ngại khi một phần của thỏa thuận phi hạt nhân hóa là việc Mỹ phải rút toàn bộ lực lượng quân sự ở Hàn Quốc. Theo ông Katsuhito Asano, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Nhật, chính phủ nước này "rất thận trọng" về kết quả của hội đàm Mỹ-Triều lần hai do kết quả có phần mơ hồ của lần thứ nhất. Ông nói thêm: "Nhật chỉ có thể đánh giá chính xác khi mà kế hoạch phi hạt nhân được thực hiện theo lộ trình".
Gần đây, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe được cho là đã đề cử Tổng thống Trump cho giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở bán đảo Triều Tiên. Điều đó cũng phần nào thể hiện thiện ý của Nhật cho dù Tokyo vẫn còn đau đáu những nỗi lo về Bình Nhưỡng.
EU - người quan sát mẫn cán
Đối với vấn đề Triều Tiên, quan điểm của Liên minh châu Âu (EU) luôn mong muốn bán đảo này có thể đạt được tình trạng phi hạt nhân hóa toàn diện và duy trì an ninh trong khu vực. Theo TS Ramon Pacheco Pardo (Viện nghiên cứu châu Âu về quan hệ quốc tế thuộc Trường King's College London (Anh)), do châu Âu từng trải qua một thời gian dài cải cách thể chế và tự do hóa thị trường sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc nên các quốc gia của châu lục này hiểu rất rõ những gì mà Triều Tiên đang phải đối mặt. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh hội nghị Mỹ-Triều lần hai có thể đạt được kết quả tốt đẹp hay không phụ thuộc vào thiện chí của Bình Nhưỡng. Trong quá khứ, EU từng có những đóng góp của riêng mình trong nỗ lực thúc đẩy hòa bình bằng các thỏa thuận hợp tác và hỗ trợ kinh tế với Triều Tiên.
Tuy nhiên, EU cũng bộc lộ một số lo ngại về công nghệ tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên có thể lọt vào tay các nhóm khủng bố ở Trung Đông, vốn là vấn đề đặc biệt quan tâm đối với các nhà chức trách ở "Lục địa già" khi châu lục này phải hứng chịu nhiều vụ khủng bố thảm khốc trong những năm gần đây.
PHẠM KỲ
Theo PL
Quan hệ Mỹ - Triều: Cần nắm lấy cơ hội lịch sử Nga và Trung Quốc vừa đồng thời lên tiếng kêu gọi nới lỏng trừng phạt với Triều Tiên, coi đó như một tín hiệu đánh giá tích cực nhằm khuyến khích Triều Tiên trong việc giải giáp vũ khí hạt nhân. Triều Tiên đã ngừng phóng thử các tên lửa đạn đạo Phát biểu trong cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp...