Trung Quốc hé lộ xe tăng chiến đấu mới sẽ đọ sức với Nga
Tạp chí IHS Jane’s Defense Weekly đưa tin,Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc (Norinco), hãng quốc phòng lớn nhất Trung Quốc mới đây đã công bố phiên bản mới của xe tăng chiến đấu ZTZ-96.
Ít nhất đã có 5 chiếc xe tăng mới mang tên ZTZ-96B đã có mặt tại Nga vào tuần trước để tham gia vào Thế vận hội Quân sự Quốc tế (International Army Games) do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức từ ngày 30/7 đến 16/8 tới.
Xe tăng ZTZ-96A trong Thế vận hội Quân sự Quốc tế ở Nga năm 2015.
Xe tăng ZTZ-96 (hay Type 96) hiện là xe tăng chủ lực của Quân đội Trung Quốc và trong tương lai, ước tính sẽ có hơn 2.500 xe tăng Type 96 được sử dụng.
Theo IHS Jane’s Defense Weekly, mẫu xe ZTZ-96B “được công bố trên các diễn đàn trên mạng ở Trung Quốc vào ngày 5/7, sau khi một người đã đăng tải một đoạn phim ghi lại cảnh xe tăng đang trải qua một cuộc kiểm tra kỹ thuật. Hai ngày sau, nhiều ảnh chụp cho thấy xe tăng đang trên đường đến Nga”.
Thông tin chi tiết về loại xe tăng mới hiện vẫn chưa được quân đội Trung Quốc tiết lộ. “Ngoại trừ có hệ thống thông gió được cải tiến, xe tăng Type 96B dường như không có sự thay đổi nào đối với tháp pháo, hệ thống cảm biến quang học hay khẩu pháo 125mm”, IHS Jane’s cho biết.
Một số nguồn tin không chính thức cho biết, ZTZ-96B được lắp đặt một hệ thống liên lạc được cải tiến, đồng thời cũng có một loại động cơ mới. Ngoài ra, hệ thống ống xả, giảm xóc và bánh xe tăng cũng được cải tiến.
Năm ngoái, Trung Quốc đã thua cuộc trước Nga trong thế vận hội quân sự, khi đó Trung Quốc tham dự giải đấu với 4 chiếc ZTZ-96A. Năm 2014, đội tuyển Trung Quốc phàn nàn rằng xe tăng ZTZ-96 yếu thế hơn so với các mẫu xe tăng của Nga, mặc dù được trang bị động cơ 780 mã lực.
Ảnh chụp xe tăng ZTZ-96B.
Nhiều tin đồn cho rằng xe tăng mới của Trung Quốc sẽ có động cơ có công suất 1.200 mã lực, song thông tin này vẫn chưa được xác nhận. Nếu xe tăng Trung Quốc đạt kết quả cao trong kỳ thế vận hội quân sự năm nay, đó sẽ dấu hiệu cho thấy động cơ xe tăng ZTZ-96 đã được nâng cấp.
Tạp chí China Military Online đưa tin, trong kỳ Thế vận hội lần này, Quân đội Trung Quốc đã cử 1.066 sĩ quan và binh sĩ, cùng 155 xe quân sự, một tàu khu trục và 2 phi cơ chiến đấu JH-7A đến tham dự. Trung Quốc sẽ tham gia tranh tài trong 22 môn thi đấu khác nhau.
Video đang HOT
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. The Diplomat bắt đầu ra mắt từ năm 2002 và cho đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà bình luận, nhà hoạch định chính sách và các học giả chuyên sâu về các vấn đề trong khu vực này.
Theo Infonet
Chuyên gia quốc tế cảnh báo nguy cơ xung đột trên Biển Đông
Tòa án Trọng tài Thường trực, có trụ sở tại La Haye, vừa ra phán quyết ngày 12/07/2016 bác bỏ yêu sách đòi hỏi "quyền lịch sử" trên gần như toàn bộ Biển Đông với bản đồ hình lưỡi bò, cùng nhiều yêu sách khác của Bắc Kinh. Trước quyết định bất lợi hoàn toàn này, Trung Quốc cực lực phản đối và lên tiếng đe dọa nguy cơ xung đột tại Biển Đông.
Tờ Time ngày 12/07 đăng bài "Cuộc đọ sức cận kề tại Biển Đông" (Showdown Now Looming Over the South China Sea), dự đoán căng thẳng giữa hai cường quốc mạnh nhất thế giới sẽ dâng cao tại Biển Đông, thậm chí bùng phát thành xung đột.
Time dẫn lời chuyên gia về Trung Quốc tại Học viện Hải Quân Mỹ, ông Andrew Erickson ngay sau khi phán quyết được đưa ra, "Trong tương lai, tất cả các bên sẽ phải nỗ lực để ngăn chặn các mưu toan của Trung Quốc, chiếm đoạt những gì mà họ đã - và rõ ràng kể từ giờ trở đi - không thể đạt được bằng con đường hợp pháp".
Theo Time, công luận Mỹ có hai luồng quan điểm: lạc quan và bi quan. Những người lạc quan cho rằng, sau phản ứng dữ dội ban đầu, chính quyền Bắc Kinh sẽ hiểu ra rằng cộng đồng quốc tế buộc phải có lập trường kiên định, bởi Biển Đông là con đường hàng hải huyết mạch, bởi một phần ba lưu lượng hàng hóa toàn thế giới hàng năm đi qua ngã này. Phán quyết của Tòa án sẽ khiến Trung Quốc phải hãm lại việc bồi đắp các bãi đá thành đảo nhân đảo tại Biển Đông.
Tòa Trọng tài bác bỏ yêu sách &'đường lưỡi bò' của Trung Quốc
Trong khi đó, bên bi quan thì cho rằng, ngược lại, Trung Quốc sẽ gia tăng việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên các thực thể tranh chấp tại Biển Đông. Chuyên gia Gregory Poling, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) lo ngại Trung Quốc sẽ có các phản ứng quyết liệt hơn. Bắc Kinh thậm chí có thể phong tỏa hoàn toàn bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) do Philippines kiểm soát, vốn từng bị phong tỏa vào năm 2014. Theo chuyên gia về châu Á Michael Green, việc Trung Quốc phong tỏa bãi Cỏ Mây lần nữa có thể nói chắc chắn sẽ dẫn đến các phản ứng rất mạnh từ phía "Không quân hay Hải quân Hoa Kỳ".
Hoa Kỳ sẵn sàng cho xung đột
Trung Quốc cũng có thể lập Vùng Nhận dạng Phòng không ADIZ để trả đũa, như đã từng làm tại biển Hoa Đông năm 2013. Bắc Kinh đã cho xây dựng nhiều đường băng phục vụ chiến đấu cơ tại một số thực thể địa lý ở Trường Sa, để chuẩn bị cho phương án này. Các máy bay dân dụng buộc phải thông báo khi ra vào khu vực này, tuy nhiên quân đội Mỹ không chấp nhận.
Hiện tại Hoa Kỳ đã bố trí hai tàu sân bay ở miền Tây Thái Bình Dương, sẵn sàng can thiệp tại Biển Đông khi cần. Trong trường hợp xung đột bùng phát tại Biển Đông, Hoa Kỳ phải chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với các máy bay tiêm kích Trung Quốc trang bị tên lửa DF-21D, vốn được giới quân sự Hoa Kỳ ưu ái gọi là "sát thủ chống tàu sân bay".
Phán quyết La Haye có thể coi là một "bước ngoặt" chưa từng có trong các tranh chấp tại Biển Đông. Trước khả năng Trung Quốc không tuân thủ phán quyết của Tòa án La Haye, Hoa Kỳ chắn chắn sẽ tiếp tục tiến hành và thậm chí tăng cường các cuộc tuần tra hải quân để bảo vệ "quyền tự do hàng hải" trên khắp Biển Đông, vốn được các quốc gia ven bờ khác rất hoan nghênh. Theo một cựu sĩ quan hải quân Mỹ hiện làm việc tại Center for a New American Security, "Hoa Kỳ, và đặc biệt là lực lượng Hải quân, chắc chắn sẽ phải xem xét lại các phương án hành động, để hỗ trợ cộng đồng quốc tế tốt hơn, và làm cho luật pháp quốc tế được tôn trọng".
Trung Quốc sẽ chọn tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài hay chống lại?
Trong khi đó, theo Reuters ngày 13/07, phản ứng trên thực tế của Trung Quốc không hẳn là đã chỉ có một chiều quyết liệt, sau phán quyết của Toà án La Haye. Trả lời báo giới tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, quyết định thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông phụ thuộc vào "các đe dọa mà Trung Quốc phải đối mặt". Quan chức nói trên cho biết thêm, "hy vọng các nước khác không sử dụng cơ hội này để đe dọa Trung Quốc, (...), biển Đông không bị biến thành nguồn gốc chiến tranh".
Vẫn trong cuộc họp báo này, đại diện ngoại giao Trung Quốc phàn nàn là trong số các thẩm phán của Tòa án Trọng tài Thường trực, "không có ai là người châu Á, vì vậy họ không thể hiểu được vấn đề".
Khả năng Trung Quốc từ từ thực thi phán quyết
Về triển vọng hậu La Haye, trang mạng của kênh truyền thông CNN đăng tải bài viết của giáo sư luật Hoa Kỳ William Burke-White, nguyên cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ với tựa đề "Liệu Trung Quốc phải chấp nhận phán quyết về Biển Đông?" (Will China abide by the South China Sea decision?). Theo giáo sư, phán quyết của Tòa án La Haye đặt Trung Quốc - một cường quốc đang trỗi dậy, có tham vọng bá chủ toàn cầu - vào thế đối đầu với một hệ thống pháp lý quốc tế được định hình sau Thế chiến Hai.
Chuyên gia William Burke-White cho rằng, về dài hạn Trung Quốc sẽ có lợi khi tuân thủ phán quyết của Tòa, bởi như vậy sẽ tránh được nguy cơ bùng nổ xung đột quân sự và điều này phù hợp với mong muốn "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc. Tác giả bài viết nhấn mạnh, việc tuân thủ luật pháp quốc tế cũng giúp Trung Quốc "tiếp tục gia tăng ảnh hưởng về kinh tế ngày càng lớn tại khu vực này", không tự biến mình thành mối đe dọa về an ninh với các láng giềng.
Vẫn theo giáo sư, Trung Quốc "không cần phải tuyên bố công khai và rõ ràng sẽ thực thi phán quyết, mà có thể chỉ cần thay đổi một cách từ từ trong các hành động trên thực địa, và trong các phát ngôn".
Điều mà Trung Quốc có thể làm là giảm bớt các đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông dựa trên các thực thể đã kiểm soát và được bồi đắp thành các đảo nhân tạo, hay hành xử một cách ôn hòa hơn với tàu cá các nước hoạt động tại khu vực này, nhất là hãm tốc độ xây dựng cơ sở quân sự tại Biển Đông. Nếu như vậy, đây sẽ là "một tín hiệu mạnh, cho thấy Trung Quốc sẵn sàng tuân thủ luật pháp quốc tế".
Chuyên gia luật quốc tế Mỹ cũng phê phán việc Hoa Kỳ không tham gia Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS), "Điều đã được chính quyền Obama nỗ lực thúc đẩy từ đầu nhiệm kỳ". Thượng Viện Mỹ lo ngại tham gia UNCLOS, quyền lợi của Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng. Theo tác giả, nếu tham gia UNCLOS, uy tín của Washington sẽ được nâng cao gấp bội và như vậy "can thiệp của Mỹ để phán quyết của Tòa án La Haye được tôn trọng, sẽ hiệu quả hơn rất nhiều".
Người dân Philippines và cả Việt Nam vui mừng ở thủ đô Manila trước phán quyết của tòa The Hague bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc. (Hình: Getty Images)
Áp lực của luật pháp quốc tế
Về triển vọng hậu La Haye, bài viết "Vì sao phán quyết Biển Đông có thể làm thay đổi châu Á?" (Philippines vs China: Why the South China Sea ruling may change Asia?) của nhà bình luận Ben Westcott đăng trên CNN nhận xét: Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực mang tính bắt buộc, cho dù không có phương tiện để buộc các bên tuân thủ. Các phán quyết của Tòa cũng sẽ có các hệ quả về ngoại giao, nếu Trung Quốc từ chối tuân thủ.
CNN cũng dẫn lời nhà nghiên cứu Ian Storey, Viện nghiên cứu về Đông Nam Á tại Singapore (Institute of South East Asian Studies), nếu không tuân thủ phán quyết, Bắc Kinh sẽ hủy hoại uy tín của chính mình, khi chống lại các nền tảng pháp lý mà chính Trung Quốc cam kết ủng hộ. Theo ông, dù sao cũng không thể nào có một can thiệp quân sự, chống lại quốc gia không tuân thủ phán quyết của Tòa.
Nhà bình luận CNN kết luận, cho dù khả năng Trung Quốc tuân thủ các phán quyết Tòa an Trọng tài Thường trực vừa đưa ra là không cao, và nếu Trung Quốc không tuân thủ thì Philippines cũng "khó thay đổi được trạng thái hiện nay" nhưng nhiều chuyên gia luật cho rằng Manila một lần nữa "có thể đưa vụ việc ra Tòa, và yêu cầu Tòa có các biện pháp nghiêm khắc hơn với Trung Quốc".
Trung Quốc đe dọa nguy cơ xung đột xảy ra tại Biển Đông
Ngày 13/07/2016, Bắc Kinh đe dọa nguy cơ xung đột xảy ra tại Biển Đông và tuyên bố có quyền thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại vùng biển này.
Theo thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin), được AFP trích dẫn, thì các phán quyết của Tòa chỉ là một "tờ giấy đáng vứt bỏ" và khẳng định quyền thiết lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ ở Biển Đông của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, quan chức này cho biết, việc thiết lập vùng phòng không ở vùng biển Đông còn tùy thuộc vào mức độ đe dọa đối với Trung Quốc.
Cũng trong ngày 13/07, Bắc Kinh công bố Sách Trắng tái khẳng định tính chính đáng của các quyền lịch sử của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông.
Bắc Kinh vẫn lập luận rằng Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên và khai thác khu vực Biển Đông và điều này thể hiện qua bản đồ "đường 9 đoạn". Tuy nhiên, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực đã phủ nhận tấm bản đồ này vì không có cơ sở pháp lý.
Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Thôi Thiên Khải cho rằng, phán quyết của Tòa đang phá hoại hoặc làm suy giảm quyết tâm của các nước muốn tiến hành đàm phán hoặc tham khảo với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp. Theo đó, các phán quyết này "chắc chắn là gia tăng xung đột, thậm chí đối đầu" tại Biển Đông.
Thùy Anh
Theo NTD
Nga chế tạo "vua" của các loại tên lửa Theo thiết kế, tên lửa Sarmat của Nga nặng 100 tấn, riêng phần đầu nặng 10 tấn, có thể mang cùng lúc 15 đơn vị đầu đạn hạt nhân. Tầm bắn tối đa 9.500 km. Mô hình 1:1 của tên lửa Sarmat Trung tâm Tên lửa quốc gia (SRC) của Nga đang phát triển một tên lửa đạn đạo mới, theo lời Tổng...