Trung Quốc hé lộ tiêm kích tàng hình kiểu mới
Hãng AVIC tung video ca nhạc kỷ niệm 10 năm chiến đấu cơ J-20 cất cánh, hé lộ hình ảnh biến thể tiêm kích tàng hình hai chỗ ngồi.
Trong video được Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), hãng chế tạo J-20, công bố ngày 11/1 xuất hiện biên đội 4 tiêm kích tàng hình J-20 hai chỗ đang bay, với ngoại hình gần giống mẫu tiêm kích một chỗ. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc hé lộ hình ảnh đồ họa về biến thể tiêm kích tàng hình mới.
AVIC từ lâu được cho đang phát triển biến thể J-20 hai chỗ và video do hãng tung ra được nhận định là sự thừa nhận thông tin trên. Một nguồn tin trong quân đội Trung Quốc (PLA) khẳng định không quân nước này đang phát triển mẫu J-20 mới.
Đồ họa mô phỏng biến thể J-20 hai chỗ ngồi. Ảnh: AVIC.
Video đang HOT
Tiêm kích tàng hình J-20, với biệt danh Uy Long, là mẫu máy bay một chỗ ngồi có khả năng tấn công chính xác và hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết. J-20 được biên chế năm 2017 và xuất hiện trong nhiều cuộc phô diễn sức mạnh gần đây của PLA, dù các chuyên gia Trung Quốc được cho là vẫn chưa khắc phục được hạn chế về động cơ của dòng tiêm kích này.
Giới chuyên gia quân sự nhận định biến thể hai chỗ ngồi của J-20 là bước phát triển đáng kể của không quân Trung Quốc. Jon Grevatt, chuyên gia về tiêm kích của tổ chức phân tích tình báo Janes, cho biết biến thể hai chỗ ngồi cung cấp nhiều khả năng tấn công cùng các biện pháp đối phó và tác chiến điện tử hơn mẫu một chỗ ngồi.
“Các máy bay một chỗ ngồi thường nhỏ, nhanh và có độ cơ động cao hơn, song tầm hoạt động ngắn. Chúng được thiết kế để đánh chặn, hộ tống và không chiến”, Grevatt nói. “Máy bay hai chỗ ngồi là loại hạng nặng, có nhiều chế độ hoạt động như không chiến và không kích, tầm bay xa hơn”.
“Chúng thường được sử dụng trong tình huống chiến đấu phối hợp giữa phi công với sĩ quan điều khiển vũ khí và thao tác với thiết bị tác chiến điện tử. Việc phát triển biến thể hai chỗ ngồi của J-20 không dễ dàng do cần thiết kế lại hoặc sửa đổi mẫu tiêm kích cũ. Đó là một thách thức công nghệ”, chuyên gia này nói thêm.
Tống Trung Bình, chuyên gia quân sự tại Hong Kong, nhận định biến thể J-20 hai chỗ ngồi có thể đảm nhận vai trò của tiêm kích bom. “J-20 hai chỗ ngồi có thể mang nhiều vũ khí và có khả năng tấn công mặt đất mạnh hơn. Máy bay sẽ đóng vai trò của cả tiêm kích lẫn oanh tạc cơ”, ông Tống cho biết.
Không quân Trung Quốc hồi tháng 11/2020 tuyên bố J-20 là “xương sống” trong năng lực tác chiến trên không của nước này. Trung Quốc chưa công bố số tiêm kích J-20 trong biên chế, song được cho đã sở hữu ít nhất 20 chiếc.
Trong báo cáo công bố tháng 10/2020, Viện Nghiên cứu Quân sự Hoàng gia Anh nhận định “những nâng cấp tiếp theo của J-20 có thể nhằm tăng các đặc tính tàng hình và khả năng của cảm biến trên mẫu tiêm kích này”.
Mỹ hoãn sản xuất F-35 hết công suất
Lầu Năm Góc hoãn vô thời hạn giai đoạn sản xuất hết công suất F-35 do mẫu tiêm kích tàng hình này chưa hoàn tất thử nghiệm.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm và duy trì lực lượng Ellen Lord đã hủy "Cột mốc C", thời điểm ra quyết định tăng tốc hết công suất với dây chuyền sản xuất hàng loạt tiêm kích F-35 dự kiến diễn ra vào tháng 3/2021.
Quyết định cho phép sản xuất hết công suất được coi là "con dấu chứng nhận" của Lầu Năm Góc rằng tiêm kích F-35 đã được thử nghiệm đầy đủ, có hiệu quả với những mối đe dọa nguy hiểm nhất, có thể đáp ứng mục tiêu bảo dưỡng và dây chuyền chế tạo vận hành hiệu quả.
Tiêm kích F-35 trong dây chuyền sản xuất hồi năm 2019. Ảnh: Lockheed Martin.
Jessica Maxwell, phát ngôn viên của Thứ trưởng Lord, cho biết "các thách thức kỹ thuật và ảnh hưởng từ Covid-19" đã làm đình trệ việc chuẩn bị cơ sở mô phỏng để thử nghiệm F-35, hệ thống vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử Mỹ. "Thời hạn mới sẽ được đưa ra dựa trên những đánh giá kỹ thuật độc lập. Chương trình F-35 sẽ duy trì sản xuất công suất thấp", bà cho biết hôm 1/1.
Thử nghiệm mô phỏng chiến đấu đáng lẽ phải diễn ra từ tháng 12/2020, sau khi bị trì hoãn từ năm 2017. Sẽ cần 2-3 tháng để phân tích dữ liệu và soạn báo cáo hoàn chỉnh để gửi đến quốc hội Mỹ và Lầu Năm Góc.
Điều này có nghĩa là chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ mất nhiều tháng trước khi có đủ thông tin để ra quyết định về sản xuất hàng loạt tiêm kích F-35, giai đoạn có trị giá 398 tỷ USD và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin.
Mỹ đã xuất xưởng và bàn giao tổng cộng 600 tiêm kích F-35 trong số 3.200 chiếc dự kiến được chế tạo, chúng đã . Dù nhiều phi đội F-35 đã được biên chế tại 9 quốc gia, dự án siêu tiêm kích trị giá 1.500 tỷ USD vẫn chưa hoàn tất quá trình phát triển, khi nhiều máy bay xuất xưởng gặp các vấn đề kỹ thuật.
Tập đoàn Mỹ giúp Nhật chế tạo tiêm kích tàng hình Tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin sẽ tham gia dự án 40 tỷ USD của Nhật Bản nhằm phát triển tiêm kích tàng hình mang tên mã F-X. Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm nay thông báo tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) và Lockheed Martin sẽ hợp tác phát triển tiêm kích tàng hình mang tên mã F-X từ năm...