Trung Quốc hành động vô nhân đạo, phát ngôn sai sự thật
Hôm 27-5, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt những hành động vô nhân đạo, xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam. Việt Nam đồng thời kiên quyết bác bỏ những phát biểu sai sự thật của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tại buổi họp báo
Rút ngay giàn khoan phi pháp ra khỏi thềm lục địa Việt Nam
Trước việc Cục Hải sự Trung Quốc ra thông báo ngày 27-5 về việc di chuyển giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 của Trung Quốc từ vị trí 15o29′58″N – 111o12′06″E đến vị trí 15o33′38″N – 111o34′62″E, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: “Vị trí mới mà giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc được di chuyển tới theo thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc ngày 27-5 nằm hoàn toàn trên thềm lục địa của Việt Nam; hoạt động của giàn khoan ở vị trí này vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam”.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ, Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức chấm dứt hoạt động, rút giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu hộ tống, tàu dịch vụ ra khỏi vùng biển của Việt Nam, đồng thời không để tái diễn các hành vi tương tự”.
Chấm dứt ngay hành xử xấu với ngư dân
Trích dẫn thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lần lượt nêu các diễn biến theo trình tự thời gian để báo giới trong nước và quốc tế thấy rõ cách hành xử nguy hiểm của phía Trung Quốc khi đe dọa tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam.
Từ đầu tháng 5-2014, nhiều tàu cá của Việt Nam đã bị các tàu của Trung Quốc liên tục khống chế, xua đuổi, gây thiệt hại về tài sản. Nghiêm trọng hơn, lực lượng chức năng Trung Quốc đã có những hành vi đánh đập, gây thương tích, đe dọa tính mạng ngư dân Việt Nam.
Ngày 7-5, tại khu vực có tọa độ 16o50&’N-112o49&’E (cách Bắc Tây Bắc đảo Linh Côn, quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 hải lý), tàu cá của Quảng Ngãi số hiệu QNg 96416 TS cùng 16 ngư dân đã bị tàu Trung Quốc số hiệu 1241 bắn đạn lửa; dùng vòi rồng phun nước; dùng búa, chai lọ, bu lông ném sang tàu; dùng câu liêm cắt đứt dây và hệ thống liên lạc, định vị. Sau đó, thêm 1 tàu ngư chính Trung Quốc chưa rõ số hiệu đã khống chế, đâm thẳng vào tàu gây vỡ mạn phải và toàn bộ kính ca bin, hỏng nhiều thiết bị và tài sản trên tàu. Thiệt hại ước tính khoảng 890 triệu đồng.
Chưa dừng lại ở đó, 23h ngày 16-5, tàu cá của Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90205 TS trong khi đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực có tọa độ 16o55&’N-112o21&’E, gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đã bị tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 306 chạy đến khống chế. Nghiêm trọng hơn, lực lượng chức năng của Trung Quốc đã lên tàu cá đập phá hầu hết tài sản trên tàu, đánh và gây thương tích nặng đối với hai ngư dân Việt Nam là Nguyễn Huyền Lê Anh và Nguyễn Tấn Hải của tàu cá nói trên.
Ngay ngày hôm sau, tức 17-5, tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96011 TS cùng 13 ngư dân khi đang hoạt động tại khu vực có tọa độ 15o16&’N-111o18&’E, cách đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 31 hải lý, đã bị tàu Trung Quốc số hiệu 21102 khống chế, lấy đi một số tài sản và ngư lưới cụ. Thiệt hại ước tính khoảng 50 triệu đồng.
Gần đây nhất, vào lúc 16h ngày 26-5, tại khu vực có tọa độ 15o16′42″N-111o01′30″E, ngư trường truyền thống thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu cá Đà Nẵng mang số hiệu ĐNa 90152 TS cùng 10 ngư dân trên tàu đã bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 11209 đâm chìm. Hiện 10 ngư dân đã được lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển cứu vớt và đưa lên tàu an toàn.
Video đang HOT
Tàu cá số hiệu QNa 91297 của Việt Nam bị tàu sắt Trung Quốc đâm vào mạn sườn
trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam – Ảnh: GIA TƯỞNG
Trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên Việt Nam và quốc tế về phản ứng của Việt Nam trước các vụ việc phía Trung Quốc gây ra với ngư dân Việt Nam có đầy đủ nhân chứng – vật chứng là các tàu số hiệu cụ thể, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiếp tục làm phức tạp tình hình trên Biển Đông.
“Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt những hành động vô nhân đạo, xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế đồng thời xử lý nghiêm những người có liên quan, không để tái diễn những hành động tương tự và bồi thường thỏa đáng cho các ngư dân Việt Nam”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.
Trong ngày hôm qua 27-5, đại diện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã triệu đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối.
Bác bỏ phát ngôn sai sự thật từ Bắc Kinh
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 26-5, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: “Việt Nam kiên quyết bác bỏ những phát biểu sai sự thật của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền không tranh cãi của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc đã vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, việc chiếm giữ bằng vũ lực không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa”.
Theo ANTD
TNS Mỹ: Trung Quốc gây hấn nguy hiểm khi đâm chìm tàu VN
Trong cuộc họp báo vào chiều nay nhân chuyến thăm Việt Nam, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ben Cardin cho rằng việc Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam là hành động gây hấn đơn phương và nguy hiểm, không thể chấp nhận được, gây rủi ro lớn về người và tài sản.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ben Cardin trong cuộc họp báo.
Mở đầu cuộc họp báo vào lúc 1h30 chiều ngày 28/5, Thượng nghị sỹ Cardin - Chủ tịch Tiểu ban Đông Á- Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ - đã giới thiệu về chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông, cảm ơn sự đón tiếp của Việt Nam dành cho ông.
Ông Cardin cho biết an ninh, hàng hải là một phần trong những vấn đề được bàn bạc trong các cuộc gặp giữa ông và quan chức Việt Nam trong chuyến thăm này. Ông cũng cho biết vấn đề an ninh hàng hải dự kiến sẽ được thảo luận ở Đối thoại Shangri-la mà ông dự kiến tham dự tại Singapore sắp tới, ngay sau chuyến công du Việt Nam.
Trong cuộc họp báo, ông Cardin đã bày tỏ sự phản đối trước hành động gây hấn đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông.
"Chúng tôi tin tưởng vấn đề cần được giải quyết một cách hòa bình, các bên cần kiềm chế, không thực hiện hành động gây hấn, và phải làm xuống thang tình hình, sử dụng các diễn đàn quốc tế trong khuôn khổ của Công ước luật biển, các thỏa thuận của ASEAN để giải quyết tranh chấp. Các bên phải nên giải quyết tranh chấp bằng phương pháp ngoại giao, hơn là thực viện các hành vi gây hấn", ông Cardin nói.
Theo Thượng nghị sĩ Cardin, các hành vi đơn phương gây hấn của Trung Quốc gây căng thẳng cao độ, không chỉ căng thẳng an ninh của Việt Nam, mà của an toàn an ninh hàng hải khu vực, trong đó có Hoa Kỳ.
Nói về nghị quyết gần đây của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ về Biển Đông, ông Ben Cardin cho hay: "Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ đã cân nhắc đưa ra nghị quyết về vấn đề trên. Chúng tôi một lần nữa phản đối hành vi đơn phương gây hấn làm ảnh hưởng tới an ninh hàng hải. Và Trung Quốc đã thực hiện những hành vi sai trái đó. Vì vậy nghị quyết của chúng tôi kêu gọi cần có sự đàm phán trực tiếp của bên liên quan, các bên tuyên bố chủ quyền giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế, để đảm bảo hòa bình an ninh hàng hải", ông Cardin cho biết.
Vấn đề Biển Đông ảnh hưởng như thế nào tới mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ?
Thượng nghị sỹ Cardin: Hoa kỳ và Việt Nam sẽ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao và chúng tôi đã đi vào khuôn khổ đối tác chiến lược, thể hiện qua các cuộc gặp gần đây giữa hai nước. Đây là con đường liên tục và hai nước đang có những hoạt động để củng cố mối quan hệ này.
Hai nước cũng đang thực hiện đàm phán TPP, Hiệp định thương mại tự do và đã trao đổi, thảo luận về nhân quyền. Đây là con đường đang có nhiều tiến triển.
Chúng tôi đã có những tiến bộ về kinh tế, chính trị và đang gần đạt đến các thỏa thuận an ninh, trong đó có an ninh hàng hải.
Chúng tôi còn tiếp tục bàn về cách thức tăng cường quan hệ hai bên. Tôi muốn nhấn mạnh, về phía chúng tôi khi thực hiệng chính sách xoay trục của chúng tôi, chúng tôi mong muốn Việt Nam phát triển vững mạnh, đóng góp vào ổn định ở khu vực cũng như thúc đẩy quyền lợi của Hoa Kỳ.
Trong Diễn đàn ở Shangri-la tới, ông có kế hoạch gặp đối tác phía Trung Quốc để bàn về vấn đề Biển Đông?
TNS Cardin: Tôi sẽ có cuộc gặp bà Fu (bà Fu Jing - Phó Oánh, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hiện là chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Trung Quốc) và một ban thảo luận để bàn về vấn đề an ninh. Vấn đề xoay trục của Hòa Kỳ, chúng tôi mong có thể đối thoại với Trung Quốc, muốn có mối quan hệ tốt đẹp với các nước, trong đó có Trung Quốc. Trong trao đổi của tôi, tôi cũng muốn nhấn mạnh việc làm giảm leo thang căng thẳng.
Ông bình luận thế nào về vụ tàu Việt Nam bị phía Trung Quốc đâm chìm?
TNS Cardin: Theo tôi được hiểu vụ đâm chìm tàu Việt Nam là hành động gây hấn đơn phương và nguy hiểm của Trung Quốc, xảy ra cách giàn khoan (Hải Dương 981-pv) rất nhiều dặm. Hành vi như vậy là không thể chấp nhận được, gây rủi ro lớn về tài sản và nhân mạng. Chúng tôi tin rằng mọi việc cần phải làm hiện nay là phải làm giảm leo thang căng thẳng.
Các bạn nghe nhiều về quan điểm của Hoa Kỳ, nhưng tôi vẫn cần phải nhắc lại quan điểm của Hoa Kỳ là Hoa Kỳ không đứng về phía bên nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng chúng tôi chống lại hành động đơn phương và gây hấn và chúng tôi muốn thấy các nước tranh chấp chủ quyền cần phải giải quyết khác biệt qua các cơ chế hòa bình, đối thoại.
Ông bình luận gì về việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương-981?
TNS Cardin: Trung Quốc di chuyển giàn khoan nhưng vẫn nằm trong cùng khu vực. Tình hình rất căng thẳng, các tàu Trung Quốc cũng xuất hiện tại khu vực. Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc xuống thang căng thẳng.
Tôi hiểu các bạn quan tâm đến rất nhiều an ninh hàng hải. Tuy nhiên, chuyến đi của tôi cũng tập trung về những vấn đề khác: như quản lý tốt, chống tham nhũng, thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước, chính trị, nhân quyền và chúng tôi nhìn thấy tiến bộ trong những lĩnh vực này.
Ngoài ra, chúng tôi còn bàn về các vấn đề di sản chiến tranh, ô nhiễm chất độc da cam, môi trường, như biến đổi khí hậu toàn cầu. Chúng tôi trao đổi rất tích cực và thẳng thẳn và 2 bên đều muốn tăng cường hợp tác.
Có phải Trung Quốc dùng vấn đề Biển Đông để thử thách Hoa Kỳ, trong khi Hoa Kỳ đang bận rộn với các vấn đề khác?
TNS Cardin: Tôi hiểu câu hỏi, song tôi không phải là người theo sát vấn đề đó. Hoa Kỳ nhất quán trong việc chỉ trích hành vi của Trung Quốc và nhất quán trong chính sách an ninh hàng hải. Chúng tôi nhất quán đối với việc ủng hộ ASEAN tiến tới COC.
Ông nói gì về Việt Nam có thể kiện Trung Quốc?
TNS Cardin: Đối với các nước có bất đồng, tranh chấp, các quốc gia cần phải có cuộc thảo luận thông qua đối thoại, ngoại giao, thay vì các biện pháp đơn phương gây hấn. Bước đầu chúng tôi thấy Trung Quốc và Việt Nam cần đối thoại và mỗi nước có quyền dùng đến cơ chế quốc tế để giải quyết vấn đề.
Vũ Quý
Theo Dantri
Nhật: Vụ tàu cá VN bị đâm chìm đáng "báo động" Bộ trưởng Quốc phòng Nhật ngày 27/5 cho hay vụ chìm tàu cá của Việt Nam vào ngày 26/5 vừa qua trên Biển Đông là đáng "báo động". Trong khi đó, chánh văn phòng nội các Nhật cho biết thông tin tàu Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm là "đặc biệt nguy hiểm". Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera trả...