Trung Quốc hạn chế thị thực người Mỹ
Trung Quốc sẽ hạn chế thị thực một số công dân Mỹ do vấn đề Hong Kong sau khi Washington tuyên bố áp hạn chế thị thực quan chức Trung Quốc.
Phát biểu trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố “mưu đồ của Mỹ nhằm cản trở việc thông qua luật an ninh Hong Kong sẽ không bao giờ thắng thế”.
“Để nhắm vào các hành động sai trái nêu trên của Mỹ, Trung Quốc đã quyết định áp hạn chế thị thực đối với các cá nhân Mỹ, những người có hành vi thái quá đối với các vấn đề liên quan đến Hong Kong”, Triệu Lập Kiên nói, song không nêu rõ những cá nhân nào sẽ bị nhắm mục tiêu.
Động thái diễn ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cuối tuần qua tuyên bố hạn chế thị thực đối với “các quan chức Trung Quốc đương nhiệm và đã nghỉ hưu, những người chịu trách nhiệm hay đồng lõa phá hoại mức độ tự chủ cao của Hong Kong hoặc làm suy yếu quyền con người và tự do cơ bản ở Hong Kong”. Thành viên gia đình của những quan chức này cũng phải chịu các hạn chế trên.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tại buổi họp báo hôm 24/6. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Video đang HOT
Trước đó, thượng viện Mỹ thông qua dự luật Quyền tự chủ Hong Kong giúp chính quyền Tổng thống Donald Trump tăng khả năng trừng phạt cá nhân, tổ chức thực thi dự luật an ninh Hong Kong của Trung Quốc. Mỹ tuyên bố dự luật an ninh này vi phạm cam kết của Trung Quốc với Hong Kong theo Tuyên bố chung Anh – Trung và Luật Cơ bản của đặc khu.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đã gửi phản đối tới Mỹ về dự luật và cảnh báo Bắc Kinh sẽ đáp trả bằng những biện pháp mạnh mẽ để phản ứng với các hành động của Mỹ về Hong Kong.
Trung Quốc hôm 20/6 hé lộ các điều khoản chính thức của dự luật an ninh Hong Kong, cấm các hành vi ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài hoặc bên ngoài để đe dọa an ninh quốc gia. Trung Quốc đại lục được phép thành lập một cơ quan về an ninh quốc gia ở Hong Kong, hỗ trợ chính quyền đặc khu thực thi luật an ninh. Trưởng đặc khu Hong Kong được chỉ định thẩm phán xét xử các vụ án an ninh, nhưng Bắc Kinh bảo lưu quyền xử lý các vụ vi phạm an ninh quốc gia nghiêm trọng.
Các mức phạt cụ thể với tội danh liên quan đến luật an ninh quốc gia mới chưa được Trung Quốc công bố.
Dự luật làm dấy lên lo ngại về số phận chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, cam kết cho Hong Kong mức độ tự trị cao khi đặc khu được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Trong khi đó, Bắc Kinh khẳng định dự luật trên thực tế củng cố nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển.
Canada từ chối trao đổi Mạnh Vãn Chu
Thủ tướng Justin Trudeau khẳng định Canada sẽ không chấp nhận thả Mạnh Vãn Chu để đổi lấy tự do cho hai công dân đang bị Trung Quốc bắt.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 25/6 bác bỏ lời kêu gọi của một nhóm công dân Canada nổi tiếng, trong đó có cựu thẩm phán tòa án tối cao, để chấm dứt vụ xét xử dẫn độ giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu nhằm đổi lấy việc Trung Quốc thả tự do cho hai công dân Canada.
"Chúng ta không thể cho phép áp lực chính trị hoặc các vụ bắt giữ tùy tiện công dân Canada ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống tư pháp", ông nói. "Nếu chính phủ Trung Quốc cho rằng vụ trao đổi này và tình huống này là cách hiệu quả để tác động đến người dân và chính phủ Canada, bằng cách bắt giữ tùy tiện công dân Canada, thì sẽ không người Canada nào được an toàn trong tương lai nữa".
Thủ tướng Canada phát biểu trong họp báo trước nhà riêng ở Ottawa hôm 27/5. Ảnh: Bloomberg.
Michael Spavor và Michael Kovrig, hai công dân Canada, bị Trung Quốc bắt giam chỉ vài tuần sau khi Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính Huawei bị giới chức Canada bắt ở Vancouver hồi tháng 12/2018 theo đề nghị của Mỹ. Trung Quốc nhiều lần phủ nhận việc bắt Spavor và Kovrig là động thái trả đũa vụ xét xử Mạnh Vãn Chu, đồng thời truy tố hai người này tội gián điệp hồi đầu tháng.
Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn nói rõ số phận của họ liên quan tới Mạnh Vãn Chu, người bị bắt theo yêu cầu của chính quyền Mỹ vì cáo buộc gian lận và đang bị Mỹ tìm cách dẫn độ về nước.
Trong một buổi họp báo hôm 24/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho hay Trung Quốc tin rằng Bộ trưởng Tư pháp Canada có quyền ngăn chặn quá trình dẫn độ Mạnh Vãn Chu.
"Những lựa chọn kiểu này nằm trong phạm vi pháp luật, có thể mở ra không gian giải quyết tình thế hiện nay của hai công dân Canada", ông Triệu nói.
Tuyên bố được Thủ tướng Trudeau đưa ra trong bối cảnh ông phải chịu áp lực gia tăng từ mọi phía, bao gồm đảng của chính mình. Hồi đầu tuần, 19 nhà ngoại giao cấp cao, bộ trưởng, quan chức và học giả đã ký vào thư kiến nghị, kêu gọi chính phủ can thiệp để chấm dứt thủ tục dẫn độ Mạnh Vãn Chu nhằm đưa hai công dân Canada về nước.
"Chấm dứt quá trình dẫn độ có thể khiến Mỹ khó chịu", bức thư có đoạn. "Trong hoàn cảnh bình thường, lựa chọn an toàn là đồng lòng với đồng minh, bạn bè kiêm đối tác thương mại chính của chúng ta. Nhưng bây giờ không phải thời điểm bình thường, và đây cũng không phải vụ án bình thường. Bộ trưởng Tư pháp Canada nên can thiệp vào vụ Mạnh Vãn Chu ngay lập tức".
Trudeau bác bỏ thẳng thừng ý kiến này. "Tôi tôn trọng những người Canada đã viết lá thư đó, nhưng tôi cũng cực kỳ không đồng ý với họ", ông nói.
Họp bàn hơn 11 tiếng, Trung Quốc - Ấn Độ thống nhất dừng xung đột biên giới Ấn Độ và Trung Quốc nhất trí tiến hành các biện pháp nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa 2 bên sau vụ đụng độ ở biên giới hôm 15/6. Các quan chức quân sự Ấn Độ và Trung Quốc ngày 23/6 có cuộc gặp kéo dài 11 giờ đồng hồ nhằm hạ nhiệt căng thẳng ở khu vực Ladakh, phía Tây dãy Himalaya....