Trung Quốc hạn chế đầu tư nước ngoài vào sản xuất ô tô
Trung Quốc sẽ ngừng khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất ô tô để tạo sự phát triển lành mạnh cho thị trường.
Bắc Kinh đã thay đổi danh sách các lĩnh vực công nghiệp và công nghệ mà họ muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài; theo đó sẽ giảm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ô tô và tăng sự tập trung vào các lĩnh vực mới nổi và các công ty trong nước.
Bà Jenny Gu, chuyên gia thị trường cấp cao của công ty nghiên cứu LMC Automotive ở Thượng Hải, cho biết, sự thay đổi này sẽ chấm dứt 7 năm ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất ô tô, gồm giảm thuế đối với trang thiết bị máy móc nhập khẩu phục vụ nhà máy ô tô.
Các quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 30/1/2012.
Theo công bố của Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia cũng như Bộ Thương Mại Trung Quốc, đầu tư nước ngoài vào việc phát triển xe thân thiện với môi trường sẽ vẫn được khuyến khích.
Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, đã thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư xây dựng nhà máy và hoạt động nghiên cứu của các nhà sản xuất ô tô nước ngoài.
GM, Volkswagen, Toyota và nhiều nhà sản xuất ô tô khác đã hoạt động tại Trung Quốc từ nhiều năm nay thông qua các liên doanh với doanh nghiệp nội địa. Các tập đoàn này đang phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về tăng trưởng và lợi nhuận, vì các thị trường Bắc Mỹ và châu Âu đã bão hòa.
Bà Gu cho biết, trong tương lai, các nhà sản xuất ô tô có thể khó xin được giấy phép xây dựng nhà máy mới, trừ phi họ đầu tư phát triển xe sử dụng năng lượng mới.
GM, nhà sản xuất ô tô nước ngoài lớn nhất tại Trung Quốc, cho biết, họ hy vọng chính sách mới này sẽ chỉ có tác động tiêu cực rất nhỏ đến các kế hoạch tương lai của tập đoàn tại Trung Quốc.
Lãnh đạo Volkswagen và Ford hiện từ chối bình luận về những thay đổi chính sách này của Trung Quốc đối với hoạt động của họ tại đây. Cả hai đều cho biết các khoản đầu tư của họ không bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, Ford cho biết vẫn trung thành với Trung Quốc.
Lãnh đạo Daimler và Toyota chưa có phản hồi về việc này, còn ông Akihiro Nakanishi, người phát ngôn của Nissan tại Quảng Châu, cũng từ chối đưa ra bình luận.
Thương hiệu trong nước chật vật
Mặc dù các công ty nước ngoài buộc phải liên kết với một công ty nội địa nếu muốn sản xuất tại Trung Quốc, nhưng các nhà sản xuất ô tô nước này vẫn chật vật phát triển.
Video đang HOT
Trung Quốc hiện có hơn 70 nhà sản xuất ô tô, nhưng 55 trong số đó chỉ chiếm 11% tổng doanh số, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.
“Volkswagen sẽ vẫn triển khai các kế hoạch phát triển tại Trung Quốc, trong đó có việc sản xuất xe chạy điện và xe sử dụng năng lượng mới, đồng thời sẽ tiếp tục phát triển các sản phẩm và công nghệ thân thiện với môi trường,” Volkswagen cho biết trong bản thông cáo báo chí.
Trong khi đó, ông Kevin Wale, Chủ tịch GM Trung Quốc, trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây của kênh truyền hình Bloomberg cho biết tập đoàn dự kiến tăng 25% công suất trong vòng hai năm tới.
GM kỳ vọng sẽ vẫn là một “trụ cột” của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc.
Sự thay đổi về chính sách nói trên của chính phủ Trung Quốc có vẻ như sẽ đem lại nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất ô tô hàng đầu của nước này.
Giá cổ phiếu của Tập đoàn công nghiệp ô tô Thượng Hải (SAIC), doanh nghiệp ô tô lớn nhất niêm yết trên sàn chứng khoán Trung Quốc, đã tăng 4,1% lên 13,88 tệ/cp tại sàn Thượng Hải hôm 30/12/2011, mức tăng cao nhất trong gần hai tuần trở lại đây.
Tiêu thụ ô tô các loại tại Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2011 đã tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, tiêu thụ xe du lịch tăng 5,3% lên 13,1 triệu chiếc, theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Năm 2010, tiêu thụ ô tô của Trung Quốc tăng kỷ lục 32%.
Nhật Minh
Theo dân trí
5 sự kiện ô tô, xe máy đáng chú ý trong năm 2010
Năm 2010 sắp qua đi, đọng lại nhiều vấn đề cần suy ngẫm về thị trường ô tô, xe máy Việt Nam.
Trước thềm năm mới 2011, hãy cùng Dân trí điểm lại những sự kiện đáng chú ý nhất liên quan đến lĩnh vực ô tô, xe máy tại Việt Nam trong năm 2010 vừa qua:
1- Thị trường ô tô trong nước trầm lắng
Thị trường ô tô trong nước bước vào năm 2010 với việc chấm dứt ưu đãi giảm 50% thuế giá trị gia tăng (GTGT) và lệ phí trước bạ nên có phần trầm lắng.
Từ cuối tháng 4, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam giảm nhẹ. Cụ thể, ô tô dưới 9 chỗ ngồi chạy bằng xăng và xe 4 bánh 2 cầu có dung tích xi-lanh trên 2,5 lít có mức thuế suất 80%, giảm 3%. Dòng xe 4 bánh 2 cầu chủ động khác áp dụng thuế suất 77%. Tuy nhiên, trước đó, vào đầu tháng 3, Tổng cục Hải quan đã tăng khoảng 2-20% giá tính thuế đối với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc. Cộng với việc tăng tỷ giá VND/USD từ tháng 3/2010, lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam chững lại - từ tháng 5/2010, đều đều mỗi tháng chỉ ở mức trên dưới 5.000 xe.
Có thể thấy các biện pháp hạn chế nhập siêu của chính phủ đang phát huy tác dụng. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam tính đến hết ngày 15/12/2010 đạt 50.196 chiếc, tương đương kim ngạch 909,2 triệu USD. Với mức này, ước tính cả năm 2010, lượng ô tô nhập khẩu không thể vượt ngưỡng 55.000 chiếc, thấp hơn rất nhiều so với lượng nhập khẩu 80.596 xe, giá trị 1.268 triệu USD của năm 2009.
Sản lượng bán hàng lũy kế đến hết tháng 11/2010 của thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 99.798 xe. Tuy nhiên, đáng lưu ý là tỷ lệ xe nhập khẩu nguyên chiếc trong danh mục sản phẩm của một số thành viên VAMA đang tăng lên. Trường Hải mới đưa thêm mẫu Kia Cerato hatchback 5 cửa và Kia Optima nhập khẩu vào phân phối. Honda Việt Nam chính thức nhập khẩu xe Accord. Vinastar phân phối Mitsubishi Pajero nhập khẩu...
Sau nhiều năm được ưu đãi và khuyến khích phát triển, ngành công nghiệp lắp ráp ô tô du lịch trong nước hầu như không có bước tiến lớn, và đang phải nhường sân chơi thực sự cho ô tô nhập khẩu.
Cuối năm 2010, Bộ Công thương đã thừa nhận, giá xe ô tô sản xuất trong nước không chênh lệch nhiều so với giá xe cùng loại nhập khẩu. Nguyên nhân chủ yếu do Việt Nam chưa sản xuất được các nguyên, vật liệu chủ yếu phục vụ sản xuất ô tô.
2- Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Sau đợt thu hồi xe đầu tiên tại Việt Nam do Toyota thực hiện vào năm 2009 với mẫu Fortuner, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã nóng lên trong năm 2010.
Không phải một đợt thu hồi xe, nhưng không thể không nhắc tới những ồn ào xoay quanh hiện tượng xe Transit 2007 tự tăng ga mà Ford Việt Nam giải thích là tính năng bù ga, chứ không phải lỗi kỹ thuật. Tuy nhiên, công ty đã thừa nhận việc thiếu thông tin đến khách hàng, dẫn đến những hiểu lầm và khiếu kiện không đáng có.
Trong tháng 9/2010, Trường Hải đã tự nguyện thông báo thu hồi 471 xe Kia Sorento 2011 do công ty nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam. Nguyên nhân thu hồi là hệ thống đèn chiếu sáng trang trí cửa trước và sau đôi khi không sáng, do các giắc nối của dây điện tiếp xúc kém.
Khá ầm ĩ trong năm 2010 là việc 2.154 xe Honda LEAD phải thay bình xăng. Đây được coi việc hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát với quy mô và uy tín của Honda Việt Nam. Nhưng vài ngày sau khi một số đại lý thông báo khẩn cho khách hàng mua xe LEAD về việc thay bình xăng do lỗi kỹ thuật, Honda Việt Nam mới có công bố chính thức. Sự chậm trễ này đã khiến rất nhiều khách hàng và cả dư luận không đồng tình.
Một sự việc cũng ồn ào không kém là sau khi nhận được giấy tờ xác nhận động cơ xe Diamond Blue không phải do Sundiro Honda sản xuất, Cục Đăng kiểm Việt Nam ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đã cấp cho công ty CP TT & XM Vinashin, đồng thời yêu cầu công ty này dừng sản xuất và thu hồi toàn bộ sản phẩm Diamond Blue lắp động cơ mang nhãn hiệu Honda.
Sau những sự việc trên, người tiêu dùng Việt Nam đang chờ đợi tiếng nói và hành động mạnh mẽ hơn từ phía các cơ quan quản lý và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3- Nóng lên vấn đề truy thu thuế
Việc điều tra gian lận thương mại mở ra từ năm 2009 đối với xe Kia Morning và Daewoo Matiz đăng ký dưới hình thức xe tải VAN để được hưởng thuế suất nhập khẩu thấp hơn (60%) cùng ưu đãi các loại thuế khác như tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và GTGT đã được Bộ Tài chính khép lại vào tháng 7/2010 bằng thông báo một lần nữa khẳng định xe Kia Morning và Daewoo Matiz được doanh nghiệp khai báo là xe tải VAN thực chất là xe chở người, và quyết định truy thu thuế đối với những doanh nghiệp nhập khẩu. Tổng số tiền truy thu lên tới hơn 34 tỷ đồng.
Hàng loạt xe Daewoo Matiz nhập khẩu được Bộ Tài chính xác định là xe chở người, chứ không phải xe tải VAN, và yêu cầu truy thu thuế. (Ảnh: Hồng Ngân)
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cơ quan đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem lại các mức thuế đối với xe tải VAN, để đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất trong nước. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên quan điểm truy thu thuế đối với xe Kia Morning và Daewoo Matiz bị nghi là "hô biến" thành xe chở người để lách thuế. Ngoài ra, cơ quan này đã chỉ đạo Tổng Cục thuế tiến hành thanh tra tại một số doanh nghiệp sản xuất xe tải VAN trong nước để đảm bảo tính công bằng.
Trong năm 2010, một sản phẩm ô tô khác cũng nằm trong diện bị truy thu thuế là xe hybrid, chủ yếu là Lexus dòng hL, Toyota Prius, Toyota Camry Hybrid, Honda Insight... được nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2009. Theo Tổng cục Hải quan, đây là các loại xe không đủ tiêu chuẩn hybrid để hưởng ưu đãi thuế bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại. Bộ Tài chính cũng có quyết định truy thu thuế suất thuế TTĐB đối với các loại ô tô hybrid nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu xe không đồng tình với lý do truy thu thuế mà các cơ quan chức năng đưa ra và liên tục kêu oan.
Mấu chốt vấn đề nằm ở điều 7, phần Thuế suất thuế TTĐB - Luật thuế TTĐB quy định: Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng sẽ được hưởng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt bằng 70% mức thuế áp với dụng cho xe cùng loại... Tuy nhiên, thực tế là cho đến nay trên thế giới chưa có một nước nào sản xuất được loại xe như theo quy định trên.
Những sự vụ trên cho thấy việc ban hành và triển khai thực hiện các quy định, chính sách vẫn còn nhiều bất cập, gây những phiền phức không nhỏ cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
4- Cấp biển số xe 5 số
Biển 5 số ngày đầu ra mắt (Ảnh: Tiến Nguyên)
Nhằm đáp ứng kịp thời sự gia tăng của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bắt đầu từ ngày 6/12/2010, Bộ Công an quy định chuyển nhóm số thứ tự xe đăng ký của biển số trong nước từ 4 số thành 5 số tự nhiên, kích thước biển số và kí hiệu các địa phương vẫn giữ nguyên.
Phương pháp tiến hành cấp biển số dựa vào hồ sơ, người đến trước sẽ đăng kí trước, người đến sau sẽ đăng kí và nhận số sau, nhằm hạn chế tiêu cực trong việc lựa chọn, cấp biển số đẹp.
5- Việt Nam lần đầu tham gia giải đua xe địa hình chuyên nghiệp
Năm 2010, lần đầu tiên Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp phép tổ chức một cuộc thi kỹ năng lái xe địa hình - Vietnam Offroad Cup 2010, mở ra một sân chơi mới cho những người yêu xe.
Từ thành công bước đầu của cuộc thi, Việt Nam lần đầu tiên đã tham gia tranh tài tại Rainforest Challenge (RFC), giải đua xe địa hình lớn nhất khu vực, với đội Việt Nam Otofun Team. Ban tổ chức đã đánh giá cao tinh thần thi đấu của đội Việt Nam. Kết thúc cuộc thi, đội Việt Nam xếp thứ 16/48 và giành giải khuyến khích toàn đoàn - một thứ hạng khá cao và là thành tích đáng khích lệ với đội đua non trẻ, lần đầu ra "biển lớn".
Xe thi đấu của đội Việt Nam tại RFC 2010 (Ảnh: Otofun)
Nhật Minh
Theo Dân Trí
Toyota Prius vẫn là xe bán chạy nhất Nhật Bản Toyota Prius đã giữ vị trí này trong suốt 18 tháng liền, kể từ khi phiên bản mới thiết kế lại ra mắt vào giữa năm 2009. Kết quả lạc quan này của Toyota Prius một phần nhờ các chính sách ưu đãi thuế của chính phủ Nhật Bản nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua xe thân thiện với môi trường nói...