Trung Quốc hậm hực nhìn Armenia nẫng T-90 của Nga
“Tank Biathlon 2014″ đã kết thúc, Trung Quốc chỉ đứng thứ 3 nên mất phần thưởng là 1 chiếc xe tăng T-90 thế hệ mới nhất của Nga vào tay Armenia.
Cuộc thi xe tăng Quốc tế 2014 (Tank Biathlon 2014) do Nga tổ chức diễn ra từ ngày 4-16/8, có 12 quốc gia thi đấu, gồm Angola, Armenia, Belarus, Venezuela, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Trung Quốc, Kuwait, Mông Cổ, Nga và Serbia.
Theo quy định, mỗi đội được phép mang đến hội thi 4 xe tăng, gồm 3 xe chính và 1 xe dự bị, tiến hành 4 vòng thi đấu gồm đua độc lập từng xe, đua nước rút 3 km, truy đuổi và đua tiếp sức, với các khoa mục: đua tốc độ cao, thi bắn mục tiêu các loại, vượt bãi mìn, leo dốc, vượt hào chống tăng, vượt vật cản, qua cầu…
Tại cuộc thi lần này, chỉ duy nhất có Trung Quốc đưa 4 kíp xe tăng Type 96A do nước này tự sản xuất tới thi đấu (3 kíp thi đấu, 1 kíp dự bị), trong khi 11 quốc gia còn lại đều sử dụng dòng xe tăng T-72B của Nga sản xuất.
Kết thúc cuộc thi, Nga giành chiến thắng chung cuộc, xếp ở vị trí thứ 2 là Armenia, đứng vị trí thứ 3 là Trung Quốc. Đặc biệt là đội thứ 2 là Armenia đã được nhận phần thưởng là 1 chiếc xe tăng T-90, thế hệ mới nhất và cũng là dòng tăng chủ lực tiên tiến nhất của lục quân Nga.
Tăng T-90 được đánh giá có sức mạnh vượt trội tăng T-72B3M
Video đang HOT
Hiện tuy Trung Quốc đã sản xuất dòng xe Type 99 nhưng loại xe tăng này vẫn bị đánh giá là kém xa so với các loại xe tăng tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là về các vật liệu chế tạo vỏ thép (các đời xe tăng Trung Quốc đều nặng hơn các xe tăng đồng hạng của Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Nhật… tới 5 tấn).
Hệ thống động lực của tăng Type 96A Trung Quốc cũng bị chê là yếu và thiếu linh hoạt so với các xe tăng khác. Kết hợp với trọng lượng rất nặng của nó, loại xe tăng này được đánh giá là có khả năng việt dã (vượt địa hình và chướng ngại vật) kém, khả năng xoay trở và chuyển hướng chậm, dễ bị tiêu diệt trên chiến trường.
Type 96A hiện đang là xe tăng chủ lực của lục quân Trung Quốc
Ngoài ra, xe tăng Type 99 Trung Quốc còn bị đánh giá thấp so với các loại tăng khác ở các loại giáp phản ứng nổ (ERA), các hệ thống phòng ngự chủ/bị động nhằm bảo vệ xe tăng trước các loại hỏa tiễn, tên lửa chống tăng vác vai hoặc phóng từ trên máy bay trực thăng tấn công hoặc máy bay cường kích.
Vì vậy, hẳn Trung Quốc rất tiếc rẻ khi chỉ đứng ở vị trí số 3, mất phần thưởng là 1 chiếc xe tăng T-90 thế hệ mới nhất của Nga. Nếu được phần thưởng nay, chắc ngành công nghiệp sản xuất xe tăng Trung Quốc sẽ có cơ hội mổ xẻ, nghiên cứu và mô phỏng loại xe tăng tiên tiến của Nga, cũng đang được trang bị với số lượng lớn trong quân đội Trung Quốc.
Theo Tri Thức
Máy bay Pháp loạng choạng hạ cánh 2 lần, hành khách hoảng loạn
Một chiếc máy bay của hãng hàng không Air France (Pháp) đi từ Paris sang Yerevan (Armenia) phải hạ cánh đến 2 lần mới đáp xuống được sân bay Zvartnots tại Armenia.
Một chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Air France (Pháp) - Anh: Reuters
Trang tin tức Tert.am (Armenia) ngày 27.7 đưa tin, trong lần hạ cánh đầu tiên, cánh của chiếc máy bay suýt chạm xuống đường băng.
Sau đó mặc dù càng máy bay đã bung ra và bánh xe chạm xuống đường băng, nhưng chiếc máy bay vẫn không giữ được thăng bằng. Do đó, phi công điều khiển máy bay đã quyết định bay lên để vòng lại hạ cánh lần nữa.
Hành khách trong máy bay trở nên hoảng loạn và một phụ nữ ngất xỉu. Sau 40 phút bay vòng, cuối cùng máy bay cũng hạ cánh an toàn xuống sân bay Zvartnots.
Đươc biêt, ngành hàng không dân dụng thế giới đã phải đối mặt với một tuần lễ đen tối với 3 vụ máy bay rơi ở 3 châu lục, cướp đi sinh mạng của 462 người, theo AFP.
Vào ngày 17.7, chiếc Boeing 777 của hãng Malaysia Airlines mang số hiệu MH17 rơi ở miền đông Ukraine, nơi đang xảy ra giao tranh giữa phe ly khai và quân đội Ukraine.
Chiếc máy bay này đang bay từ thành phố Amsterdam (Hà Lan) đến thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia và bị nghi là bị tên lửa bắn hạ, khiến tất cả 298 người trên máy bay thiệt mạng.
Hôm 23.7, tiếp tục có một máy bay của hãng TransAsia Airways (Đài Loan), mang số hiệu GE222, cố hạ cánh nhưng bất thành, rơi và đâm vào nhà dân tại đảo Bành Hồ ở Đài Loan, khiến 48 người chết, 10 người sống sót.
Chở 54 hành khách và 4 thành viên phi hành đoàn, chiếc máy bay này đi từ Đài Bắc để sang đảo Bành Hồ, thì gặp nạn.
Đến ngày 24.7, máy bay MD-83 mang số hiệu AH5017 của hãng Swiftair (Tây Ban Nha), do Air Algerie thuê và vận hành, mất tích sau khoảng 50 phút cất cánh từ thủ đô Ouagadougou (Burkina Faso) để đến thủ đô Algiers (Algeria).
Xác máy bay sau đó được tìm thấy ở Mali và toàn bộ 116 hành khách được cho là đã thiệt mạng. Hiện nguyên nhân vụ rơi vẫn đang được điều tra.
Theo TNO
Sức mạnh của siêu tăng T-90 Việt Nam có thể mua (Phần 1) Thời gian qua, báo điện tử VZ.ru và Đài tiếng nói nước Nga đã đưa tin về việc Việt Nam đang xem xét khả năng mua xe tăng T-90 để hiện đại hóa lực lượng Tăng-Thiết giáp. Hiện tại T-90 chính là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Quân đội Nga, chỉ được biên chế cho những đơn vị...