Trung Quốc hậm hực, bất mãn cao độ khi Nhật Bản tự xưng là nước lớn
Gần đây, Trung Quốc rất thích ưa dùng “nước lớn” để thể hiện “ta đây” quan trọng và có nhiều hàm ý gây chú ý cho dư luận.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (ảnh minh họa)
Mạng “Nhât bao Phô Wall” Mỹ ngày 18 tháng 7 đăng bài viết nhan đề “Châu Á có thể chứa mấy &’nước lớn’?”.Tờ “Hoàn Cầu thời báo”, phiên bản điện tử của báo Nhân Dân của Trung Quốc – tờ báo chuyên đăng các bài viết kích dộng dân tộc chủ nghĩa ngày 21 tháng 7 cũng có bài viết đề cập chủ đề này.
Bài viết đặt câu hỏi, Nhật Bản là “nước lớn” phải không? Theo bài viết, trong một bài phát biểu cách đây không lâu, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tuyên bô Nhật Bản là “nước lớn”, ông đã sử dụng một từ mà các nhà lãnh đạo Nhật Bản rất ít sử dụng, làm cho Trung Quốc cảm thấy bất mãn mạnh mẽ, bởi vì Trung Quốc luôn tìm kiếm vị thế “nước lớn” của họ ở khu vực này.
Theo bài báo, Bộ trưởng Itsunori Onodera đã có bài phát biểu nêu trên tại Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington vào ngày 11 tháng 7, mục đích là trình bày việc Tokyo tập trung cho thông qua giải thích lại Hiếp pháp hòa bình sau Chiến tranh, để Nhật Bản thực hiện chức trách bảo vệ an ninh lớn hơn ở châu Á.
Video đang HOT
Căn cứ vào bài phát biểu tiếng Anh, ông Itsunori Onodera cho biêt, mức độ tham gia của Nhật Bản “đối với công tác xây dựng chính sách an ninh và quốc phòng của khu vực này mở rộng nhanh chóng, điều này không có gì là không bình thường”. Ông còn nói: “Một nước lớn như Nhật Bản, căn cứ vào môi trường an ninh khu vực nghiêm trọng để chịu trách nhiệm đối với khu vực này là rất bình thường”.
Trung Quốc luôn tự coi mình là “nước lớn” thể hiện rất rõ trên truyền thông và họ luôn tự gắn mình với các nước lớn khác như Mỹ
Theo bài viết, các trợ thủ của ông Itsunori Onodera cố gắng làm nhạt tầm quan trọng của từ ngữ này. Có quan chức cho biết, từ ngữ Nhật được ông Itsunori Onodera sử dụng gồm “lớn” và “nước”, dịch thành “major power” (nước quan trọng) thì tốt hơn.
Nhưng, nhiều năm qua, Nhật Bản rất ít có quan chức sử dụng từ “nước lớn” để mô tả quốc gia của họ, ít nhất sẽ thêm từ ngữ như “kinh tế”.
Nghị sĩ đảng đối lập Nhật Bản, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Akihisa Nagashima cho biết: “Nhật Bản tự coi là &’nước lớn’ là rất bình thường, nhưng không công khai nói như vậy. Nghe đến việc ông ấy nói ra như vậy, tôi có chút kinh ngạc”.
Bài viết cho rằng, điều này không chỉ liên quan đến vấn đề ngôn ngữ. Ở Trung Quốc, nước đối lập với Nhật Bản, truyền thông nhà nước mặc sức bàn luận “quan hệ nước lớn kiểu mới”.
Cách viết chữ cái “nước lớn” trong tiếng Trung và tiếng Nhật là tương đồng, trong khi đó, trong mắt của Bắc Kinh, nó hầu như chỉ dùng để chỉ Trung Quốc va Mỹ.
Tại Đối thoại Shangri-La 2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết phát huy vai trò lớn hơn trong khu vực và quốc tế
Trong một bài luận văn 326 trang được công bố gần đây, Emmy Kim, Đại học quốc lập Australia đã nghiên cứu về “quan hệ nước lớn kiểu mới” trong thời gian 2 năm, trong đó đã sử dụng 8 trang đề cập đến Nhật Bản.
Bà viết, khi việc thảo luận “nước lớn” của Trung Quốc đề cập đến Nhật Bản, cũng thường coi họ là một dẫn chứng tiêu cực, cho rằng quan hệ phụ thuộc của Tokyo đối với Washington là một mô hình xấu. Richard Haas – Chủ tịch Hội đồng Đối ngoại Mỹ vào năm 2007 đã có một bài viết về Nhật Bản với đầu đề chính là “Nước lớn châu Á bị xem nhẹ”.
Richard Haas viết: “Việc bàn luận của các phần tử trí thức, phóng viên và nhà chính trị hiện nay về vai trò của Nhật Bản trên thế giới 10 năm trước là không thể tưởng tượng”, “không phải tất cả mọi người đều sẽ hoan nghênh những thay đổi này”.
Được biết, gần đây, Trung Quốc rất thích ưa dùng “nước lớn” để thể hiện “ta đây” quan trọng và có nhiều hàm ý gây chú ý cho dư luận.
Tại Hà Nội vào năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc khi đó là ông Dương Khiết Trì đã giãy nảy lên trước phát biểu của Mỹ về vấn đề Biển Đông, không biết làm thế nào, ông Trì nói Trung Quốc là “nước lớn”. Có lẽ, ý của ông Trì là, đã là “nước lớn” thì làm gì tùy ý?
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, người từng có tuyên bố “Trung Quốc là nước lớn” ở Hà Nội năm 2010 khi còn là Bộ trưởng Ngoại giao.
Theo Giáo Dục