Trung Quốc hạ thủy xưởng nổi sửa chữa tàu chiến trên biển
Truyền thông Trung Quốc hôm nay đưa tin hải quân nước này hạ thủy xưởng đóng tàu tự hành trên biển đầu tiên, cho phép Bắc Kinh có thể sửa chữa tàu chiến ở xa bờ.
Xưởng đóng tàu Hoa Thuyền Số 1. Ảnh: navy.81.cn.
Tờ PLA Daily cho biết xưởng đóng tàu, tên Hoa Thuyền Số 1 (Huachuan No. 1), cho phép hải quân Trung Quốc đưa một tàu hải quân bị hư hại tham chiến trở lại “trong thời gian rất ngắn”. Hoa Thuyền Số 1 được thiết kế để có thể hoạt động trong vùng chiến sự.
“Hạ thủy xưởng đóng tàu nổi đánh dấu bước đột phá trong việc thay đổi nơi sửa chữa các tàu chiến lớn của quân đội, từ những vị trí cố định trên bờ thành cơ động ngoài biển khơi”, tờ báo cho biết, đồng thời đăng bức ảnh một tàu chiến đang ở trong xưởng đóng tàu nổi.
Theo đó, việc đưa xưởng đóng tàu nổi vào sử dụng có nghĩa tàu bị hư hại nhẹ sẽ không phải tạm ngừng hoạt động, còn tàu bị hỏng nặng không phải quay về bờ. Hoa Thuyền Số 1 đủ sức tiếp nhận tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu ngầm, nhưng không phục vụ được tàu sân bay. Nó có thể hứng chịu các đợt sóng cao tới hai mét.
Video đang HOT
Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ USD để phát triển ngành công nghiệp vũ khí trong nước, phục vụ tham vọng trên biển ngày càng lớn tại các khu vực như Biển Đông, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Tổng ngân sách quốc phòng Trung Quốc trong năm 2015 là 886,9 tỷ nhân dân tệ (141,45 tỷ USD), tăng thêm 10% so với năm trước đó.
Như Tâm
Theo VNE
Ấn - Mỹ tiến tới chia sẻ căn cứ
Ấn Độ và Mỹ đang tiến gần đến thỏa thuận chia sẻ các dịch vụ hậu cần quân sự, dấu hiệu hứa hẹn về sự hình thành của một liên minh không chính thức.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ trong một cuộc tập trận với Ấn Độ và Nhật Bản - Ảnh: Hải quân Mỹ
Mỹ đang trở thành nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Ấn Độ sau nhiều năm bị Nga chiếm lĩnh thị phần, và hai bên liên tục tổ chức các cuộc tập trận chung với tần suất ngày càng tăng.
Lầu Năm Góc cũng đang đàm phán với New Delhi trong dự án đóng hàng không mẫu hạm lớn nhất của nước này, một động thái sẽ cải thiện đáng kể sức mạnh hải quân Ấn Độ trong bối cảnh Trung Quốc đang vươn tầm đến Ấn Độ Dương.
Và sau nhiều năm giẫm chân tại chỗ do các chính phủ trước đây lo ngại thỏa thuận chia sẻ nguồn lực hậu cần quân sự với Mỹ có thể kéo Ấn Độ vào thế phải cam kết hỗ trợ Mỹ trong thời chiến, chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đã bắn tín hiệu muốn hoàn tất Thỏa thuận hỗ trợ hậu cần (LSA) vẫn treo lơ lửng lâu nay.
Hãng tin Reuters ngày 29.2 dẫn lời các quan chức tiết lộ thỏa thuận sẽ cho phép quân đội hai nước sử dụng các căn cứ hải, lục, không quân của nhau cho mục đích tiếp tế, sửa chữa và nghỉ ngơi. Đô đốc Harry Harris, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cho hay hai bên đang nỗ lực đàm phán thỏa thuận thứ nhất là LSA, kế đến là thỏa thuận CISMOA nhằm bảo mật liên lạc viễn thông khi quân đội hai nước cùng triển khai chiến dịch chung, và thứ ba là thỏa thuận trao đổi dữ liệu trắc địa, hàng hải và hàng không.
"Chúng tôi vẫn chưa ký kết với phía Ấn Độ, nhưng tôi cho là thời điểm đã cận kề", Đô đốc Harris phát biểu tại buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện trước khi lên đường đến thăm Ấn Độ trong tuần này.
Trong khi đó, một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ cho hay các bên mong đợi LSA có thể được ký kết khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter thăm New Delhi vào tháng 4.
Tiến triển mới trong quan hệ hai nước diễn ra vào đúng giai đoạn các bên cân nhắc phối hợp tuần tra các vùng biển, bao gồm Biển Đông. Reuters dẫn lời một quan chức Ấn Độ giấu tên cho hay trở ngại chính trong việc ký kết LSA đã được khơi thông, sau khi Washington cam kết rằng New Delhi không bị buộc phải tuân thủ thỏa thuận nếu Mỹ khai chiến với một quốc gia thân hữu, hoặc triển khai bất cứ hoạt động đơn phương nào mà Ấn Độ không ủng hộ.
"Chúng tôi đã làm rõ rằng mọi thứ sẽ được thực hiện dựa trên từng trường hợp một, chứ không phải các bên đều sẽ có quyền sử dụng những căn cứ của đối phương trong trường hợp chiến tranh", theo quan chức này. Trước đó, các chính phủ trung tả tại New Delhi lo ngại những thỏa thuận trên có thể làm suy yếu sự tự chủ chiến lược của Ấn Độ và lôi kéo nước này vào tình thế bị buộc phải thiết lập liên minh quân sự không chính thức với phía Mỹ.
Trong một diễn biến liên quan, tờ The Economic Times ngày 29.2 đưa tin New Delhi và Washington đã thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin liên quan đến theo dõi chuyển động của các vệ tinh, tránh va chạm và xác định các nguy cơ tiềm tàng đối với các tài sản vũ trụ và trên mặt đất. Hai bên cũng bàn thảo cơ chế chia sẻ dữ liệu vệ tinh trong lĩnh vực hàng hải.
Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ rõ tham vọng trên biển, Mỹ - Ấn có thể hợp tác triển khai các sứ mệnh trinh sát những tuyến hàng hải trên Ấn Độ Dương và châu Á - Thái Bình Dương, theo tờ báo Ấn Độ.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc bị điều tra tham nhũng Thiếu tướng Uông Ngọc (ảnh), người đứng đầu Bộ phận trang thiết bị của hạm đội Nam Hải thuộc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang bị điều tra tham nhũng Theo một thông cáo đăng trên trang web của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, ông Uông đã bị loại khỏi Quốc hội từ tháng 9-2015 do "một...