Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay Sơn Đông vào năm 2015
Chiếc tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc độc lập tự chủ chế tạo có khả năng sẽ được đặt tên là Sơn Đông và có thể sẽ được hạ thủy vào năm 2015.
Trung Quốc đang chế tạo chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên, chuyện này đã không còn mới mẻ nữa bởi sau những đồn đoán của truyền thông nước ngoài, thông tin đó còn được chính Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh, ông Vương Mân, nói ra.
Chương trình ba bước phát triển tàu sân bay của Trung Quốc đề ra vào tháng 8/2004 được truyền thông Hong Kong tiết lộ cũng cho thấy sau khi hoàn thành bước một là cải tạo tàu sân bay Varyag trong khoảng thời gian từ 8-10 năm, Trung Quốc đã tiến vào thực thi bước thứ hai là độc lập tự chủ chế tạo chiếc tàu sân bay thứ hai, thứ ba mang bản quyền tri thức của Trung Quốc.
Trong mắt tín đồ quân sự Trung Quốc, tàu sân bay nội địa đầu tiên có 4 đường băng với sự trợ giúp của máy phóng.
Video đang HOT
Căn cứ vào cách đặt tên cho chiếc tàu sân bay đầu tiên – tàu Liêu Ninh – nguyệt san “Kính báo” số mới nhất, phát hành ở Hong Kong cho rằng việc này chí ít đã mang đến ba gợi ý quan trọng.
Trước tiên là việc đặt tên cho tàu sân bay sẽ lấy theo tên gọi của khu hành chính cấp 1 ở Trung Quốc, bao gồm: Tỉnh, Khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương. Bên cạnh đó là khu hành chính được sử dụng đặt tên cho tàu sân bay phải có vùng đất mang tính lịch sử trọng đại và ý nghĩa giáo dục. Cuối cùng là thể hiện sự tôn nghiêm và lý tưởng quốc gia.
Ở Trung Quốc có rất nhiều khu hành chính cấp 1 phù hợp với các tiêu chí trên, nhưng gần nhất với hải quân và có ảnh hưởng sâu nhất đối với Trung Quốc thời cận đại là cuộc hải chiến Giáp Ngọ mà vùng đất kỉ niệm quan trọng của sự kiện này là đảo Lưu Công nằm ở tỉnh Sơn Đông, cho nên, khả năng cao nhất là chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc sẽ mang tên Sơn Đông.
Tổng hợp các nguồn tin tức, tờ tạp chí cho rằng việc Trung Quốc hạ thủy chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên vào năm 2015 không còn là đồn đoán nữa. Tiếp đó, Trung Quốc sẽ sử dụng hai năm để lắp đặt trang thiết bị, tiến hành thử nghiệm trên biển một năm và tới năm 2018, việc đưa chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên này vào biên chế sử dụng là có thể thực hiện được.
Theo Báo Tin tức
Ảnh độc tàu sân bay nội địa Ấn Độ sắp hạ thủy
Chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ được hạ thủy vào ngày 12/8 tại thành phố cảng Kochi, chỉ vài ngày sau khi Nhật Bản hạ thủy tàu sân bay trực thăng DDH183 Izumo. Một số hình ảnh tàu sân bay INS Vikrant ngày 11/8.
Việc hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên INS Vikrant, Ấn Độ sẽ trở thành một trong 5 quốc gia có khả năng tự thiết kế và đóng tàu sân bay có độ choán nước 40.000 tấn trở lên
"Mỹ, Anh, Nga và Pháp là những quốc gia có năng lực thiết kế và đóng tàu sân bay từ 40.000 tấn trở lên. Ấn Độ sẽ gia nhập cùng họ", Phó đô đốc R.K. Dhowan, Phó tham mưu trưởng hải quân Ấn Độ, phát biểu hôm 1/8
Theo thiết kế, tàu sân bay INS Vikrant sẽ được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm xa với radar đa nhiệm và hệ thống vũ khí cận chiến.
Con tàu đã được treo cờ, sẵn sàng hạ thủy sau vài giờ nữa.
Dự kiến, tàu sân bay INS Vikrant sẽ được phục vụ bởi đoàn thủy thủ 1.450 người.
Phần boong tàu gần như đã hoàn tất.
Các công nhân và kỹ sư nhà máy đóng tàu Kochi đang chuẩn bị cho dấu mốc lịch sử của mình trong ngày hôm nay - hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên, tàu INS Vikrant cho Hải quân Ấn Độ.
Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ có chiều dài 260 mét và chiều rộng tối đa là 60 mét, tải trọng 37.500 tấn với hai động cơ turbin khí LM 2500. INS Vikrant sẽ có hai đường băng cất cánh và một đường băng hạ cánh với ba sợi cáp hãm đà. Ngoài ra, tàu sẽ được trang bị chiến đấu cơ MiG-29K của Nga, phiên bản hải quân của máy bay chiến đấu hạng nhẹ (LCA) và trực thăng.
Theo Phunutoday
Lộ diện tàu sân bay quốc nội số 18 "Sơn Đông" và số 20 của Trung Quốc Trang mạng "Tin tức Trung Quốc" ngày 01/03 cho biết, Trung Quốc có kế hoạch chế tạo hai tàu sân bay mới, một chiếc chạy bằng năng lượng thông thường, chiếc thứ hai chạy bằng năng lượng hạt nhân. Chiếc tàu sân bay đầu tiên được đóng tại Nhà máy đóng tàu ở Đại Liên (công ty CSIC), chiếc thứ hai được đóng...