Trung Quốc gửi vaccine cho cả hai phe Myanmar
Trung Quốc gửi vaccine Covid-19 cho chính quyền quân sự Myanmar, nhưng đồng thời cũng cung cấp cho các nhóm nổi dậy chống đối quân đội.
Trung Quốc đã chuyển gần 13 triệu liều vaccine cho chính quyền của các tướng lĩnh lật đổ cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi hồi tháng 2. Cuộc đảo chính khiến cả Myanmar và hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này rơi vào hỗn loạn.
Chính quyền quân sự dường như bất lực trong ngăn chặn virus lây lan. Trung Quốc cũng được cho là đã âm thầm chuyển hàng nghìn liều vaccine, nhân viên y tế và vật liệu xây dựng cho các trung tâm cách ly, nhiều nhóm nổi dậy cho biết.
Naw Bu, phát ngôn viên Quân đội Độc lập Kachin (KIA), cho biết nhân viên Chữ thập Đỏ Trung Quốc “đôi khi đến giúp chúng tôi ngăn chặn đại dịch Covid”. “Nhưng họ không ở lại đây”, Naw Bu nói. “Họ chỉ đến một lúc rồi quay về”.
Nhân viên y tế chuẩn bị liều tiêm vaccine Covid-19 tại một điểm tiêm chủng ở Yangon, Myanmar đầu năm nay. Ảnh: AFP .
KIA, với hàng nghìn thành viên, đang kiểm soát lãnh thổ trên những ngọn đồi giàu ngọc bích phía bắc Myanmar. Đây là một trong hơn 20 nhóm phiến quân dân tộc thiểu số Myanmar đang kiểm soát các vùng lãnh thổ biên giới xa xôi, đã chiến đấu với nhau và với quân đội về buôn bán ma túy, tài nguyên thiên nhiên và quyền tự trị.
Video đang HOT
Naw Bu cho biết khi sóng lây nhiễm thứ ba tràn qua vùng đất thấp Myanmar vào tháng 7, KIA đã tiêm chủng cho 10.000 người trong khu vực họ kiểm soát bằng vaccine Trung Quốc. Nhân viên y tế Trung Quốc cũng đi qua biên giới, sang Myanmar để giao khẩu trang, dung dịch rửa tay.
Phát ngôn viên nhóm phiến quân thuộc đảng Tiến bộ Bang Shan cho biết nhóm cũng đã tiêm vaccine cho 1.000 người ở các khu vực do lực lượng này kiểm soát và đặt thêm nửa triệu liều.
“Người láng giềng tốt” Trung Quốc cũng cam kết cung cấp vaccine cho Quân đội Giải phóng Quốc gia Taang đóng trên lãnh thổ gần đó, phát ngôn viên Tar Phone Kyaw nói.
Trong khi đó, tại thị trấn biên giới Muse, những người đàn ông làm việc tại một trung tâm kiểm dịch mới có sức chứa lên tới 1.000 giường. Trung tâm do các thương nhân muốn khôi phục kinh doanh với Trung Quốc xây dựng. Công nhân là người Myanmar, nhưng vật liệu xây dựng đều do chính quyền tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cung cấp.
Những viện trợ trên không được đề cập trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc ở những nơi khác thuộc châu Á và trên khắp châu Phi.
“Trung Quốc sẽ luôn cung cấp sự trợ giúp và hỗ trợ cần thiết cho người dân Myanmar theo nhu cầu của họ trong cuộc chiến chống dịch bệnh”, một phát ngôn viên đối ngoại Trung Quốc cho biết khi được hỏi liệu Bắc Kinh có đang giúp đỡ các nhóm nổi dậy chống Covid-19.
Enze Han, phó giáo sư về hành chính công thuộc Đại học Hong Kong, cho biết việc các cơ quan chức năng qua biên giới giúp đỡ là điều “dễ hiểu”. “Nếu Trung Quốc muốn bảo vệ đất nước khỏi Covid-19, họ cần tạo ra một vùng đệm”, ông nói.
David Mathieson, một nhà phân tích từng làm việc tại Myanmar, giải thích rằng nếu các cuộc đụng độ lớn giữa phiến quân và quân đội nổ ra, như năm 2017 khiến hàng nghìn người chạy sang Trung Quốc, đó sẽ là “tình huống xấu nhất” đối với Bắc Kinh.
Trung Quốc chuyển hơn 6 triệu USD cho chính quyền quân sự Myanmar
Trung Quốc sẽ chuyển hơn 6 triệu USD cho Myanmar để thực hiện các dự án theo thỏa thuận được ký kết với chính quyền quân sự của quốc gia Đông Nam Á.
Một binh sĩ đứng bên ngoài ngân hàng trung ương Myanmar (Ảnh: Reuters).
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Myanmar, Trung Quốc sẽ chuyển hơn 6 triệu USD cho chính quyền Myanmar để thực hiện 21 dự án phát triển. Đây là tín hiệu cho thấy Myanmar và Trung Quốc đã nối lại hợp tác sau khi quân đội Myanmar tiến hành cuộc đảo chính hồi tháng 2.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Myanmar cho biết, Trung Quốc sẽ chuyển số tiền trên cho các dự án trong khuôn khổ Hợp tác Mekong - Lan Thương, bao gồm các lĩnh vực vắc xin, văn hóa, nông nghiệp, khoa học, du lịch và phòng chống thiên tai.
Thông cáo cũng cho biết thỏa thuận giữa hai nước đã được ký vào ngày 9/8 với sự tham gia của đại sứ Trung Quốc tại Myanmar. Trang Facebook của Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar cũng xác nhận việc ký kết này.
Myanmar đã rơi vào hỗn loạn kể từ khi quân đội tiến hành đảo chính vào ngày 1/2, bắt giữ Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo cấp cao của chính quyền dân sự.
Sau đảo chính, Myanmar phải đối mặt với tình hình chính biến căng thẳng khi hàng trăm nghìn người biểu tình xuống đường phản đối quân đội trong nhiều tháng qua. Ngoài ra, quân đội cũng phải đối diện với các cuộc đình công làm tê liệt nhiều hoạt động, cũng như sự gia tăng các cuộc xung đột giữa quân đội và các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số ở biên giới.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, hơn 900 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính tại Myanmar và hàng nghìn người đã bị bắt giữ.
Khác với các nước phương Tây lên án chính quyền quân sự Myanmar, Trung Quốc có chiến lược mềm mỏng hơn. Trung Quốc tuyên bố ưu tiên của nước này là đảm bảo sự ổn định và không can thiệp vào công việc của nước láng giềng.
Trung Quốc vẫn giữ lập trường phản đối việc gây sức ép về kinh tế lên chính phủ do quân đội Myanmar nắm giữ, trong khi các nước phương Tây thảo luận về các biện pháp cứng rắn với chính quyền quân sự Myanmar.
Ảnh hưởng của Trung Quốc đã gia tăng ở Myanmar trong những năm gần đây, với các dự án đường ống dầu khí xuyên quốc gia và các kế hoạch xây dựng các đặc khu kinh tế và dự án cảng lớn.
Các nước phương Tây tiếp tục cung cấp một số khoản viện trợ khẩn cấp cho Myanmar, bao gồm 50 triệu USD được Mỹ công bố hôm 10/8 để hỗ trợ các nhóm cứu trợ ở Myanmar đối phó với hệ quả do đại dịch Covid-19 gây ra.
Hội đồng điều hành nhà nước (SAC) Myanmar ngày 1/8 công bố sắc lệnh thành lập chính phủ tạm quyền. Theo đó, Thống tướng Min Aung Hlaing đảm nhận cương vị Thủ tướng Myanmar. Ông Min cam kết sẽ tổ chức bầu cử "tự do và công bằng" vào tháng 8/2023.
Bà Suu Kyi được tiêm vaccine tại nơi quản thúc Luật sư xác nhận bà Suu Kyi cùng đội ngũ thân cận đã được tiêm đủ liều vaccine Covid-19 trong thời gian bị chính quyền quân sự Myanmar quản thúc. "Mọi người trong nhà của bà Aung San Suu Kyi, bao gồm bà ấy, đều đã được tiêm chủng", Min Min Soe, luật sư đại diện cho cựu cố vấn nhà nước Myanmar,...