Trung Quốc ‘gồng mình’ đối phó nghiện ngập trò chơi điện tử của trẻ ra sao?
Trung Quốc được xem là quốc gia tôn chỉ các quy tắc nghiêm khắc nhất áp dụng với các đối tượng chơi game.
Theo trang SCMP, chính phủ Trung Quốc đã thuyết phục rằng họ phải bảo vệ các đối tượng, đặc biệt là trẻ vị thành niên tránh nghiện trong các trò chơi điện tử và điều đó thúc đẩy các công ty game đưa ra hạn chế đối với trẻ dưới 18 tuổi và quy định chỉ chơi 90 phút trong một ngày hoặc chỉ 3 tiếng trong ngày nghỉ.
Tuy nhiên, điều đó cũng chưa thể ngăn được thói nghiện ngập các trò chơi điện tử. Đây là vấn đề lớn mà khiến nhiều phụ huynh đau đầu.
Các giả thuyết đặt ra rằng càng cấm đoán thì trẻ càng hứng thú tìm cách giải quyết khác. Điều này là vấn đề lớn. Theo nhà phân tích game tại Niko Partner – Daniel Ahmad, những đứa trẻ thích thú với các cách thức mới để chơi trò chơi hơn so với cách trước đây từng yêu cầu phải đăng ký đúng tên thật của người chơi.
“Bởi vì hạn chế kỹ thuật nên luôn có các kẽ hở cho phép trẻ đang nhập thông tin cá nhân giả mạo, mua tài khoản người lớn hoặc sử dụng tài khoản của cha mẹ để vượt qua hạn chế”, ông Ahmad nói.
Nhu cầu cao từ những người chơi game trẻ tuổi hiện tạo ra một ngành công nghiệp tiểu thủ cho phép trẻ đăng nhập thông tin giả mạo người lớn. Và việc mua các thông tin đăng nhập này cũng dễ dàng tìm kiếm trên các nền tảng thương mại điện tử như Taobao hay Xianyu của Alibaba.
Tân Hoa Xã cho biết, mọi thứ dường như đang trở nên tồi tệ hơn khi dịch bệnh khiến cho đam mê trong các trò chơi điện tử của trẻ nhỏ bị thu hút hơn. Nhiều phụ huynh nhận thấy rằng con cái họ đang quá phung phí thời gian và tiền bạc trong các trò chơi. Hội đồng bảo vệ người tiêu dùng Trung Quốc đã nhận được các phản hồi của cha mẹ về việc trẻ đang quá lạm dụng thời gian vào trò chơi điện tử trong thời gian áp dụng lệnh phong tỏa.
Việc ngăn chặn việc phung phí tiền bạc vào trò chơi điện tử thực sự rất khó. Trung Quốc đã giới thiếu các biện pháp nghiêm khắc nhất nhằm hạn chế trẻ tiếp xúc với trò chơi điện tử từ sớm. Cục Báo chí và Xuất bản nhà nước Trung Quốc đã hạn chế thời gian chơi điện tử và tiền bạc mà trẻ đang phung phí.
Gã khổng lồ Trung Quốc – Tecent và NetEase đã đưa ra các quy định nghiêm khắc hơn đối với các trò chơi điện tử bằng việc thông qua các quy định đối với người chơi.
Tencent cũng sử dụng nhiều công cụ công nghệ cao hơn như nhận dạng khuôn mặt đảm bảo trẻ có một số hạn chế khi chơi. Việc quét khuôn mặt từng được sử dụng từ năm 2018 trong Honour of Kings.
Tuy nhiên, điều này dường như chưa phải là giải pháp hiệu quả từ gã khổng lồ công nghệ để có thể giải quyết được mong muốn của trẻ và những trò chơi mà chúng muốn chơi. Tencent trước đây từng báo cáo một số cách sáng tạo mà trẻ nhỏ có thể cố gắng khắc phục các hạn chế của mình.
Tecent gần đây cũng đã cập nhật hệ thống chống nghiện game và cho biết sẽ từng bước đưa ra các tiêu chí khác để kiểm soát tốt hơn.
Cây súng săn vịt trong điện tử 4 nút hoạt động ra sao?
Bạn có bao giờ thắc mắc phụ kiện game ra đời cách đây 40 năm hoạt động như thế nào không?
Đối với những đứa trẻ của thập niên 1980-1990, một phần tuổi thơ của họ có lẽ xoay quanh việc ngồi chơi điện tử 4 nút bên cạnh chiếc TV CRT. Một trong những trò chơi thu hút nhiều trẻ em nhất là trò săn vịt, hay tựa gốc Duck Hunt.
Làm sao khẩu súng săn vịt ở điện tử 4 nút biết bạn bắn trúng?
Cách đây 20 năm, trò săn vịt đã khiến người chơi thích thú và... cay cú với những cú bắn vịt hụt. Ngày nay chúng ta có rất nhiều tựa game theo kiểu như vậy, nhưng cơ chế hoạt động của khẩu súng trong game săn vịt lại hoàn toàn khác.
Khẩu súng săn vịt trong điện tử 4 nút hoạt động khác hẳn những công nghệ bây giờ. Ảnh: Cnet.
Khẩu súng này có tên NES Zapper. Những thiết bị tạo cảm hứng cho khẩu Zapper có từ giữa thập niên 1930, được gọi là "light guns". Chúng xuất hiện sau khi công nghệ ống chân không phát sáng được phát minh.
Trong trò chơi bắn súng đầu tiên trên thế giới, Ray-O-Lite, người chơi sẽ hướng súng vào các mục tiêu có cảm biến ánh sáng. Khi chùm tia chạm vào một cảm biến, các mục tiêu sẽ bị hạ và người chơi ghi điểm.
Những khẩu súng này đã xuất hiện trên máy chơi game gia đình Magnavox Odyssey năm 1972 nhưng không mấy thành công. Zapper được Nintendo giới thiệu cùng hệ máy NES vào năm 1985, và cách hoạt động của nó trái ngược với Ray-O-Lite.
Trong khi các loại súng đời cũ như Ray-O-Lite phát ra chùm ánh sáng, thì những loại mới hơn hoạt động bằng cách nhận ánh sáng thông qua diode quang và sử dụng ánh sáng đó để xác định mục tiêu đang nhắm trên TV.
Các bước để khẩu súng Zapper xác định vị trí trên TV. Ảnh: ScienceABC.
Cụ thể, khi bạn chỉ vào một con vịt và bóp cò, hệ thống NES sẽ khiến màn hình tắt cũng như kích hoạt diode bán dẫn của Zapper bắt đầu tiếp nhận (ảnh 2).
Ở khung hình tiếp theo, vị trí của con vịt khi đó sẽ được chuyển thành ô màu trắng, trong khi khu vực xung quanh vẫn là màu đen (ảnh 3). Nếu diode quang trong Zapper nhận ra được sự thay đổi cường độ ánh sáng hướng vào nòng súng, nó xác định là đã bắn trúng mục tiêu (ảnh 4).
Đó là lý do màn hình sẽ nhanh chóng tắt và mở lại khi bạn bóp cò. Tất nhiên, khi đang săn vịt bạn sẽ không chú ý đến hiện tượng chỉ xảy ra trong tích tắc, nhưng đây chính là cách khẩu súng này hoạt động.
Bằng cách này, Nintendo cũng khắc phục được điểm yếu của các trò chơi sử dụng súng cảm biến cũ, đó là có thể gian lận trong việc ghi điểm số bằng cách chĩa súng vào nguồn sáng ổn định như đèn và bắn trúng mục tiêu đầu tiên ngay từ bên ngoài.
Quốc Anh
Những điều bí mật mà bạn chưa biết về trò chơi xếp hình Tetris Hóa ra Tetris cũng có nhiều bí ẩn thú vị mà bạn chưa biết đâu đấy nhé. 1. Hiệu ứng Tetris Khi đồ họa đã đủ phát triển ở thời đại 16-bit, xu hướng bạo lực đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn và rõ ràng hơn trong các trò chơi điện tử. Các phụ huynh cung như nhà làm luật tại Mỹ...