Trung Quốc giục nối lại đàm phán sáu bên về Triều Tiên
Ngày 20/6, Trung Quốc tỏ ý hy vọng các cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên sẽ được nối lại trong một ngày gần đây.
Xe chở các quan chức Triều Tiên sau khi kết thúc phiên hội đàm ngày 19/6 tại Bắc Kinh giữa hai thứ trưởng ngoại giao Triều Tiên và Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN.
Tại một cuộc họp báo thường kỳ ở thủ đô Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng các bên liên quan nắm lấy cơ hội này và cùng nhau thỏa hiệp nhằm tạo điều kiện sớm nối lại các cuộc đàm phán sáu bên”.
Video đang HOT
Bà Hoa Xuân Oánh đưa ra tuyên bố trên sau khi Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất Kim Kye Gwan của Triều Tiên phát biểu tại cuộc đối thoại chiến lược giữa hai bộ ngoại giao của Trung Quốc và Triều Tiên ngày 19/6 rằng Bình Nhưỡng sẵn sàng tham gia mọi hình thức đàm phán, trong đó có các cuộc đàm phán sáu bên gồm Trung Quốc, Nga, Mỹ, hai miền Triều Tiên và Nhật Bản.
Theo vietbao
Nga vẫn không nhượng bộ về Syria
Bất chấp việc bị dồn vào thế 1 "chọi" 7 tại hội nghị thượng đỉnh G8, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn không thay đổi lập trường về vấn đề Syria và kiên quyết bác bỏ ý đồ hạ bệ Tổng thống Bashar al-Assad.
Trả lời báo giới tại hội nghị G8 ngày 18-6, ông Putin không loại trừ khả năng thực hiện một đợt chuyển vũ khí mới cho chính quyền Syria. "Chúng tôi cung cấp vũ khí theo các hợp đồng hợp pháp cho một chính phủ hợp pháp. Và nếu chúng tôi ký những hợp đồng như vậy thì chúng tôi sẽ chuyển hàng đi" - ông nhấn mạnh.
Ngược lại, tổng thống Nga hòa chung với cảnh báo của Tổng thống Assad trước đó, rằng nếu các nước phương Tây chuyển vũ khí cho phe nổi dậy Syria thì sẽ có ngày phản tác dụng. Theo ông Putin, số vũ khí trên có thể quay về tấn công châu Âu một ngày nào đó, như hai vụ sát hại binh sĩ ở Anh và Pháp gần đây.
Tổng thống Nga Putin tuyên bố chỉ có người dân Syria mới có quyền định đoạt số phận Tổng thống Assad. Ảnh: AP
Liên quan đến cuộc chiến chống trốn thuế và gian lận thuế, các nhà lãnh đạo G8 nhất trí áp dụng nhiều biện pháp mới, trong đó có chia sẻ thông tin thuế của người dân cũng như yêu cầu các công ty đa quốc gia phải báo cáo thuế đầy đủ. Tuyên bố chung của hội nghị cũng kêu gọi các nước thay đổi quy định cho phép các tập đoàn đa quốc gia chuyển lợi nhuận sang nước khác nhằm trốn thuế hoặc chỉ phải đóng mức thuế thấp hơn.
Vấp phải sự kiên quyết của ông Putin, tuyên bố chung của hội nghị cuối cùng thậm chí còn không nhắc đến tên ông Assad. Thay vì đưa ra kết luận về số phận của tổng thống Syria, hội nghị chỉ kêu gọi tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình càng sớm càng tốt .
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo G8 còn nhất trí giúp Syria thoát khỏi các phần tử khủng bố và cực đoan, lên án việc sử dụng vũ khí hóa học bởi bất cứ bên nào, đồng thời kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra cáo buộc chính quyền Damascus sử dụng vũ khí hóa học. G8 cũng cam kết viện trợ thêm gần 1,5 tỉ USD cho các hoạt động nhân đạo ở Syria.
Cùng ngày tại Moscow, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Nga đang tận dụng mọi nỗ lực nhằm ngăn chặn cuộc xung đột ở Syria leo thang thành một vụ bùng nổ trên diện rộng. Theo ông Lavrov, nhiệm vụ chính hiện nay của Moscow là đưa chính phủ Syria và lực lượng đối lập ngồi vào bàn đàm phán.
Tuy nhiên, Hội nghị Geneva-2? theo sáng kiến của Nga - Mỹ chưa biết khi nào mới diễn ra được. Sau khi Mỹ tuyên bố viện trợ quân sự cho phe nổi dậy Syria, hội nghị này có thể phải dời đến ít nhất là tháng 8.
Theo vietbao
Mỹ làm gì để ngăn chặn nguy cơ xung đột Biển Đông? Một quan chức cấp cao Mỹ bày tỏ mong muốn Trung Quốc và các nước ASEAN tiến hành sớm một cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) sau nhiều lần gây căng thẳng. Trung Quốc và ASEAN thúc đẩy thực hiện DOC Quyền trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á, ông Joe Yun...