Trung Quốc “giữa muôn trùng vây”?
&’Giữa muôn trùng vây’ từng là bộ phim nổi tiếng của đạo diễn người Trung Quốc Trương Nghệ Mưu. Giờ đây, một Trung Quốc với những động thái ngày càng hung hăng đang phải đối mặt với tình cảnh như vậy khi các quốc gia láng giềng của Trung Quốc đã biết gạt qua một bên những thù địch quá khứ, kề vai sát cánh trong vấn đề ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Đó là nhận định của trang Asia Times mà chúng tôi lược dịch dưới đây:
Trong một hành động biểu trưng cho liên minh đang chớm nở giữa Philippines và Việt Nam, các binh sỹ của hai nước này đã tổ chức giao lưu thể thao trên đảo Song Tử Tây (Southwest Cay), nơi cả Hà Nội, Manila và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền. Quan trọng hơn, Hà Nội dường như ngày càng gần gũi với hướng đi của Manila trong việc quốc tế hóa tranh chấp với Trung Quốc khi cân nhắc khả năng đưa vụ việc ra tòa án trọng tài quốc tế, một động thái mà Trung Quốc chỉ trích và phản đối mạnh mẽ.
Sự hung hăng đến ngang ngược của Trung Quốc trong những yêu sách về lãnh thổ
Bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á diễn ra tại Manila gần đây, Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết thúc đẩy một mối quan hệ đối tác chiến lược với trọng tâm tập trung vào việc tăng cường khả năng tương tác và hợp tác trong phòng vệ trên biển. Trong suốt chuyến thăm và làm việc 3 ngày của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Manila cuối tháng 5 vừa qua, lãnh đạo hai nước đã đặt ra những nền tảng cho một mối quan hệ song phương mạnh mẽ hơn trong bối cảnh hai quốc gia thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) này cùng có sự nhức nhối chung trước sự hung hăng của Trung Quốc. Sau cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam, ông Aquino đã tuyên bố: Chúng tôi đang đối mặt với những thách thức chung với tư cách là những quốc gia trên biển và anh em trong ngôi nhà ASEAN. Ông Aquino cũng nêu bật sự quan tâm ngày càng tăng của Philippines tới việc bắt tay với những quốc gia có cùng mục đích trong khu vực.
Căng thẳng trên Biển Đông đang diễn biến khá chậm nhưng rõ ràng nó đang trở thành một vấn đề được quốc tế hóa thực sự, bất chấp sự khăng khăng của Trung Quốc rằng chúng là các vấn đề song phương. Một danh sách dài các cường quốc Thái Bình Dương và những nước khác quan tâm đến tự do hàng hải và những luồng lưu chuyển thương mại ổn định qua các vùng biển này đang đẩy nhanh những sáng kiến liên minh nhằm chống lại lập trường của Trung Quốc, đồng thời ủng hộ lập trường của Philippines và Việt Nam.
Tại Đối thoại Shangri-La ngày 1.6 vừa qua ở Singapore, đại diện đến từ Nhật Bản và Mỹ đã nêu bật sự quan ngại của quốc tế trước sự quyết liệt của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở Tây Thái Bình Dương. “Nhật Bản muốn đóng vai trò thậm chí lớn hơn và mang tính tiên phong hơn so với vai trò hiện nay để khiến hòa bình ở châu Á và thế giới trở nên chắc chắn hơn”. Đó là tuyên bố trong bài phát biểu chủ đạo của Thủ tướng Shinzo Abe tại diễn đàn. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thì khẳng định sự trung lập của Mỹ trong tranh chấp nhưng nhấn mạnh: “Mỹ kiên quyết phản đối bất kỳ nước nào sử dụng biện pháp hăm dọa, cưỡng chế hay đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định những đòi hỏi chủ quyền”.
Trong khi đó, sự xuất hiện của một chính phủ mới theo đường lối dân tộc chủ nghĩa ở Ấn Độ, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, có thể mở đường cho một chính sách ngoại giao tích cực chủ động hơn của Ấn Độ ở Đông Á, nơi đã thành đối tác thương mại và đầu tư lớn của New Delhi.
Thấy trước những căng thẳng ở Biển Đông, Australia đã tăng cường liên kết với Mỹ nhằm ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa nào đối với tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế. Hàn Quốc cũng nổi lên như một đối tác phòng vệ hàng đầu của Philippines, quốc gia hiện đang mua 12 máy bay chiến đấu phản lực cùng nhiều khí tài khác từ Hàn Quốc.
Indonesia, quốc gia lớn nhất trong ASEAN cùng tiến gần tới liên minh này với việc gần đây họ đã ký với Philippines thỏa thuận cam kết chấm dứt hiệu quả những tranh chấp biên giới kéo dài hai thập kỷ liên quan đến những vùng chồng lấn ở các vùng biển Mindanao và Celebes.
Trong những tháng gần đây, Indonesia đã công khai bác bỏ bản đồ đường chín đoạn của Trung Quốc, thứ được Trung Quốc sử dụng như là nền tảng cho yêu sách của họ đối với hơn 90% trên tổng số diện tích 3,5 triệu kilômét vuông của Biển Đông. Đồng thuận với lập trường của Hà Nội và Manila, Jakarta gần đây đã kêu gọi tìm kiếm giải pháp cho những tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và những nguyên tắc ứng xử của khu vực.
Sự hung hăng đến ngang ngược của Trung Quốc trong những yêu sách lãnh thổ đang truyền cảm hứng cho một mạng lưới những đối tác chiến lược linh hoạt nhưng được siết chặt ở khắp khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Mặc dù Philippines và Việt Nam là hai nước chủ yếu quan tâm đến việc bảo vệ những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của riêng họ ở Biển Đông, còn những cường quốc Thái Bình Dương như Mỹ, Nhật, Australia, Ấn Độ và Hàn Quốc chủ yếu quan tâm đến vấn đề tự do hàng hải, song bất chấp mục đích của họ là gì, một liên minh như vậy đang hình thành và siết chặt quanh Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo Tấm Gương
Những ý kiến đáng chú ý tại "Diễn đàn hòa bình Thế giới" ở Trung Quốc
Trung Quốc đang rất sợ dư luận, tiếp tục ra sức tuyên truyền "trỗi dậy hòa bình", nhưng hành động phi hòa bình của Trung Quốc ở Biển Đông đang tiếp diễn.
Trung Quốc tổ chức Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ ba để tuyên truyền chính sách của nước này.
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 23 tháng 6 đưa tin, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Stephen Hadley ngày 21 tháng 6 cho biết, hành vi của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biên Đông gần đây khiến cho các nước láng giềng cảm thấy bị đe dọa, trong khi đó, nội bộ Trung Quốc cho rằng Mỹ gây phiền phức cho quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, nhưng nếu không có Mỹ, vấn đề của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương sẽ càng gay go hơn.
Theo hãng tin Central News Agency (CNA) Đài Loan ngày 21 tháng 6, sáng cùng ngày, Trung Quốc đã tổ chức "Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ ba", do Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh chủ trì, Viện ngoại giao nhân dân Trung Quốc tham gia, được cho là diễn đàn an ninh quốc tế cấp cao, phi chính thức đầu tiên của Trung Quốc. Quan chức tham gia cấp cao nhất năm nay của Trung Quốc là ủy viên quốc vụ Dương Khiết Trì.
Bài báo cho biết, Trung Quốc muốn thông qua diễn đàn này để tăng cường sức mạnh ngoại giao nhân dân, có sự tham dự của các cựu quan chức Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Nga như cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Stephen Hadley, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Armitage.
Theo mạng "Tin tức bình luận Trung Quốc" Hồng Kông ngày 23 tháng 6, "diễn đàn hòa bình" do Trung Quốc tổ chức lần này đã tiến hành trao đổi xung quanh các vấn đề như "chiến lược tái cân bằng của Mỹ", "quan hệ nước lớn mới nổi Trung-Mỹ", "quan hệ Trung-Nhật", "an ninh Biển Đông".
Hình ảnh này được cho là tàu chiến Trung-Mỹ đụng nhau trên Biển Đông (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc cho rằng, măc du được Trung Quốc mời tham gia, nhưng Stephen Hadley đã trực tiếp lên tiếng phê phán Trung Quốc, cho rằng: "Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc đương nhiên sẽ nghi ngờ ý đồ muốn xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới của Trung Quốc, cho dù Trung Quốc đưa ra giải thích của mình".
Trong khi đó, tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 24 tháng 5 cũng quy kết rằng, cựu cố an ninh quốc gia Mỹ Stephen Hadley đã "tuyên truyền" mối đe dọa Trung Quốc, cho rằng, sự hiện diện của Mỹ ở châu Á có lợi cho sự trỗi dậy của Trung Quốc, cũng có thể giúp cho láng giềng của Trung Quốc yên tâm.
Theo ông Stephen Hadley, tuy Trung Quốc có lý do của mình, nhưng cũng đã gây bất an cho láng giềng. Về sự hiện diện của Mỹ ở châu Á, Hadley nói, "láng giềng của Trung Quốc là các quốc gia có chủ quyền, họ làm gì không phải do Mỹ nói là được, nếu Mỹ không hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương, giữa Trung Quốc và các nước láng giềng sẽ có nhiều va chạm và thách thức hơn".
Ông Stephen Hadley tuyên bố: Người nào nói "Mỹ đang cùng các nước láng giềng của Trung Quốc gây phiền phức cho Trung Quốc là có ý đồ (đen tối)". Trung Quốc có rất nhiều láng giềng, xuất hiện tranh chấp với láng giềng là tình hình bình thường trong quan hệ giữa các nước (thực chất là Trung Quốc nhảy vào tranh chấp, không hề bình thường, cần ngăn chặn).
Trung Quốc từng cho tàu hộ vệ Type 054A đến xâm lược vùng biển Việt Nam thời gian qua, được Trung Quốc cho là "hộ tống" giàn khoan 981 (ảnh minh họa)
Theo ông Stephen Hadley, sự hiện diện của Mỹ ở châu Á giúp cho khu vực ổn định, sự hiện diện này làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc tin rằng họ sẽ không bị đe dọa bởi thực lực kinh tế và quân sự của Trung Quốc, cho nên sự hiện diện của Mỹ giúp cho Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, xây dựng môi trường quốc tế hòa bình.
Trang mạng Bloomberg ngày 22 tháng 6 cũng cho biết, tại diễn dàn, Stephen Hadley nhấn mạnh, Trung Quốc rõ ràng đang ra sức ngăn cản quân đội Mỹ tiến vào vùng biển xung quanh Trung Quốc. Có điều, sự hiện diện của quân đội Mỹ ở châu Á là một lực lượng bảo đảm sự ổn định. Nếu như không có quân đội Mỹ, các nước láng giềng của Trung Quốc có thể sẽ liên kết với nhau.
Tuy nhiên, các học giả Trung Quốc đã tỏ ra nghi ngờ. Còn ủy viên chính hiệp Trung Quốc, phó chủ nhiệm ủy ban đối ngoại Mã Chấn Cương cho rằng, Trung Quốc có thể hiểu Mỹ thực hiện chiến lược tái cân bằng, nhưng trong đó thực sự có phần nhằm vào Trung Quốc, một loạt hành động của Mỹ cũng thực sự đã gây ra "sự khiêu khích của một số nước châu Á đối với Trung Quốc".
Theo tưởng tượng của Mã Chấn Cương thì, Việt Nam, Philippines, Nhật Bản hầu như đồng thời lần lượt "tranh chấp" với Trung Quốc trong vấn đề "Tây Sa" (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Biển Đông, đảo Senkaku. Theo đó Mã Chấn Cương cho rằng, điều này rất khó tin là "kẻ xúi giục đằng sau không phải là Mỹ", mà điều này "thể hiện rõ hơn sau chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng 4 năm 2014".
Trung Quốc thường xuyên cho 3 tàu đổ bộ cỡ lớn của Hạm đội Nam Hải tập trận đánh chiếm đảo đá, vừa qua cũng cho 2 tàu gồm Tỉnh Cương Sơn, Côn Luân Sơn xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam, được Trung Quốc tuyên truyền là "hộ tống giàn khoan 981"
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger phát biểu bằng video, cho rằng, giữa Trung-Mỹ nếu xuất hiện đối đầu nước lớn sẽ làm cho hệ thống quốc tế xuất hiện lưỡng cực hóa, đây là là một thảm họa, "điều này sẽ thúc đẩy các nước khác lợi dụng cạnh tranh giữa Trung-Mỹ với dụng ý xấu".
Theo báo "Hoàn Cầu", cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Nghiệp Toại còn tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc như "chính sách ngoại giao của Trung Quốc có thay đổi hay không", "Trung Quốc có ý đồ thay đổi quy tắc quốc tế hay không", "Trung Quốc chủ trương xây dựng trật tự châu Á như thế nào".
Theo tuyên truyền của Trương Nghiệp Toại, từ khi cải cách mở cửa đến nay, phương châm chính sách ngoại giao của Trung Quốc luôn duy trì tính ổn định và tính liên tục. "Trung Quốc kiên trì thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình độc lập tự chủ, kiên trì phát triển toàn diện hợp tác hữu nghị với các nước trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, kiên định bảo vệ chủ quyền, an ninh, lợi ích phát triển của mình, hạ quyết tâm đi một con đường mới phát triển hòa bình nước lớn".
Theo ông Toại thì phương châm chính sách này đã thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc và đã "đóng góp quan trọng cho hòa bình và phát triển của thế giới", rằng "Trung Quốc không có lý do gì thay đổi những chính sách được thực tiễn chứng minh là hoàn toàn đúng đắn này" (?).
Theo ông Toại, Trung Quốc là "người tham gia mang tính xây dựng và người bảo vệ các quy tắc quốc tế" (?). Ngay từ 60 năm trước, Trung Quốc, Ấn Độ và Myanmar đã đề xướng "5 nguyên tắc chung sống hòa bình", trở thành "những nguyên tắc cơ bản xử lý quan hệ giữa các nước".
Trung Quốc âm mưu biến đá ngầm thành đảo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam
"Là một thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc không phải bảo vệ lợi ích riêng, mà bảo vệ công bằng, chính nghĩa của nhân loại. Đối với tranh chấp lãnh thổ và quyền lợi lãnh hải với một số nước láng giềng, Trung Quốc chủ trương các nước đương sự trực tiếp thông qua đàn phán, hiệp thương tìm kiếm biện pháp giải quyết hòa bình, bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực" - ông Toại tuyên truyền không đúng với bản chất xâm lấn, xâm lược của Trung Quốc hiện nay.
Rằng "Trung Quốc kiên quyết phản đối các nước liên quan mượn danh nghĩa pháp lý xâm phạm quyền lợi hợp pháp của nước khác" - ông Toại quên là chính Trung Quốc đang bất chấp luật pháp quốc tế, cho rằng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển không áp dụng được cho Biển Đông đó sao? Ông nên xem lại phát biểu của Vương Quán Trung, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tại Shangri-La 2014.
Trong khi đó, ủy viên quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã giải thích về "quan điểm an ninh châu Á", tuyên truyền: "Trung Quốc kiên định đi con đường phát triển hòa bình, đây tuyệt đối không phải là kế thích nghi tạm thời hoặc ứng phó ngoại giao, điều mình không muốn thì không làm cho người khác, Trung Quốc quyết sẽ không đem những khổ đau đã trải qua của mình để gây ra cho nước khác". Đúng là Trung Quốc không muốn mình bị xâm lược, bị khủng bố và bị cướp biển tấn công thì Trung Quốc dừng ngay các hành động đó với Việt Nam ở Biển Đông hiện nay.
Trung Quốc nhòm ngó vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam vi cả dầu khí và các lợi ích địa-chính trị, chiến lược... khác. Họ luôn ra rả nói là Việt Nam đào được nhiều dầu thế, Trung Quốc thì chưa đào được gì (nên Trung Quốc có quyền vào đào dầu khí)
Trên thực tế, các hành động cướp biển, khủng bố, thực dân... trên Biển Đông mà Trung Quốc đang làm đối với Việt Nam và Philippines lại là một hành vi bất chấp luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền lợi chủ quyền và quyền tài phán của láng giềng, xâm phạm nghiêm trọng hòa bình, an ninh, ổn định khu vực.
Các bài học lịch sử cho thấy, phải biết lắng nghe những gì ẩn đằng sau những lời Trung Quốc nói, đừng cả tin, đừng mơ hồ, hãy lắng nghe một cách có hiểu biết và hãy nhìn vào những hành động thực tế của Trung Quốc để biết và ứng xử cho đúng với Trung Quốc.
Với những mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như một số khu vực khác, cần chủ động luôn phán đoán đầy đủ các tình huống xảy ra, kể cả tình huống chiến tranh bơi Băc Kinh dương như đang mong chơ điêu nay đê thê hiên "cơ băp nươc lơn".
Theo Giáo Dục
Trung Quốc cho thấy họ đang thiếu trách nhiệm Ông Renato De Catro một học giả thuộc Đại học De la Salle của Philippines, tại buổi trao đổi với báo giới trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế: "Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử" diễn ra tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 19 đến 21-6-2014, đã phân tích khía cạnh sức mạnh của công luận quốc tế trong vụ việc...