Trung Quốc giận Kim Jong-un nhưng không thể bỏ Triều Tiên
Trung Quốc tức giận với hành động khiêu khích quân sự của Bình Nhưỡng không có nghĩa là Trung Quốc đã thay đổi chiến lược của mình đối vớiTriều Tiên.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 3/7 đã bắt đầu chuyến thăm Hàn Quốc. Đây là chuyến công du đầu tiên của nhà lãnh đạo này tới bán đảo Triều Tiên kể từ khi lên cầm quyền hồi cuối năm ngoái.
Theo CNN, mặc dù Trung Quốc vẫn là đồng minh mạnh mẽ nhất của Triều Tiên, nhưng ông Tập Cận Bình đã phá vỡ truyền thống bằng cách chọn thăm Seoul trước Bình Nhưỡng.
Chủ tịch Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Park Geun Hye.
Video đang HOT
“Đó rõ ràng là một sự phản kháng đối với Kim Jong-un”, David Kang – Giáo sư quan hệ quốc tế và kinh doanh tại Đại học Nam California nói với CNN.
Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ ở thăm Hàn Quốc hai ngày để thảo luận về các vấn đề thương mại và an ninh khu vực, bao gồm cả vấn đề hạt nhân và tên lửa Triều Tiên. Thương mại giữa hai nước đã đạt hơn 270 tỷ USD trong năm 2013 và hiện Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại chính của Hàn Quốc.
Cả Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Park Geun Hye cũng đã từng bày tỏ quan ngại giống nhau về tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Trung Quốc cũng đã cam kết phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên khi hai nguyên thủ gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh hạt nhân ở Hà Lan trong tháng 3/2014.
Nhưng mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa Trung Quốc và Hàn Quốc có thể là một mối quan tâm lớn đối với Bình Nhưỡng.
Triều Tiên đã liên tục tiến hành ba vụ phóng tên lửa tầm ngắn từ bờ biển phía đông ngay trước chuyến thăm Hàn Quốc của ông Tập Cận Bình. Động thái này đã làm dấy lên các nghi ngờ rằng Bình Nhưỡng đang thể hiện sự không hài lòng về cuộc gặp gỡ sắp tới giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Park Geun Hye.
Kim Hankwon, Giám đốc Trung tâm Chính sách Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Asan ở Seoul.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng không thấy có bất kỳ sự liên quan nào giữa các vụ phóng tên lửa và chuyến đi Seoul của ông Tập Cận Bình.
Nhưng Kim Hankwon, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khu vực thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Asan ở Seoul cho rằng mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa Bắc Kinh và Seoul đã khiến Bình Nhưỡng lo sợ bị cô lập hơn nữa trong Đông Bắc Á.
Điều này đã khiến Triều Tiên bắt đầu đàm phán với Nhật Bản, thúc đẩy hợp tác kinh tế với Nga để “giảm phụ thuộc vào Trung Quốc”, ông Kim Hankwon nói thêm.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng rạn nứt quan hệ láng giềng thân thiết giữa Trung Quốc và Triều Tiên được tin là xuất phát từ tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng đã khiến Bắc Kinh đi tới giới hạn của sự kiềm chế.
“Hầu hết các hành động khiêu khích của Triều Tiên đều làm tổn thương tới lợi ích quân sự và an ninh của Trung Quốc”, ông Kim nói thêm. “Mỹ đã tăng ảnh hưởng quân sự và ảnh hưởng tại Đông Bắc Á với lý do là mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên.”
Điều này đã dẫn tới sự hiện diện của Mỹ sâu rộng hơn trong khu vực, động thái khiến Bắc Kinh vô cùng thất vọng và không hài lòng, rất không mong muốn.
Dẫu vậy, những bất đồng trên được đánh giá là sẽ không làm thay đổi lập trường cơ bản của quan hệ Trung-Triều trong nhiều thập niên tới.
“Trung Quốc tức giận với hành động khiêu khích quân sự của Bình Nhưỡng không có nghĩa là Trung Quốc đã thay đổi chiến lược của mình đối vớiTriều Tiên”, Giáo sư Kim nói thêm.
Theo Giáo Dục