Trung Quốc giảm mua, cua biển Cà Mau lại rớt giá
Giá cua biển giảm 70.000-100.000 đồng mỗi kg do thương lái Trung Quốc giảm thu mua, khiến người nuôi lẫn các đại lý điêu đứng.
Giá cua gạch hiện chỉ còn trên dưới 180.000 đồng một kg (giảm 100.000 đồng so với 3 tháng trước), cua y các loại chỉ ở mức 110.000-140.000 đồng một kg (giảm gần một nửa). “Những năm trước cứ đến Trung thu là gom không kịp hàng để xuất sang Trung Quốc. Năm nay họ giảm ăn nên cua biển Cà Mau không có đầu ra”, bà Phạm Thị Cưỡng – chủ vựa cua lớn ở huyện Năm Căn cho biết.
Trong khi các vựa thu mua gặp khó trong việc tìm đầu ra, hàng nghìn hộ nuôi cua biển ở Cà Mau cũng than lỗ. “Đón giá cua biển tăng cao vào mùa Trung thu như các năm trước nên bà con tranh thủ thả giống để nuôi, nhưng năm nay ai cũng méo mặt vì đùng một cái giá cua không lên mà còn giảm so với ngày thường”, chị Nguyễn Thị Tiên – hộ nuôi cua ở huyện Cái Nước nói. Theo chị, nếu trừ đi tiền con giống, công chăm sóc, thức ăn thì vụ này gia đình lãi không tới 1 triệu đồng.
Nhiều hộ nuôi cua ở Cà Mau thua lỗ khi bỏ tiền đầu tư thả nuôi đón giá dịp Trung thu. Ảnh: Dân Việt
Không chỉ bị “hớ” về giá trong dịp Trung thu, nhiều hộ còn lâm nợ vì bỏ hơn chục triệu đồng tiền thuê dụng cụ cải tạo lại ao đầm để nuôi với quy mô lớn.
Video đang HOT
Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh có diện tích nuôi cua biển lớn nhất nhì khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung nhiều ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước. Nghề nuôi cua biển thương phẩm từng đem đến lợi nhuận cao và giúp nhiều nông dân làm giàu ở các năm trước.
“Hằng năm, lượng cua biển thương phẩm của tỉnh xuất sang Trung Quốc (nhiều nhất là huyện Năm Căn) bằng đường chính ngạch và tiểu ngạch lên đến nhiều nghìn tấn”, ông Trương Quốc Duẫn – Phó phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Năm Căn cho biết.
Theo các chủ vựa thu mua, giá cua biển xuống thấp chủ yếu do thương lái Trung Quốc giảm thu mua. Ông Võ Ngọc Hùng – chủ cơ sở thu mua ở thị trấn Năm Căn cho biết những năm trước, thương lái người Trung Quốc đến địa phương thu gom cua biển chuyển về nước rất đông. “Khi đó họ còn tranh nhau ‘hét’ giá cao để gom được nhiều hàng từ thương lái địa phương, nhưng năm nay không tìm đâu ra một bóng thương lái Trung Quốc”, ông Hùng nói.
Để giữ mối, nhiều vựa cua biển ở Cà Mau hiện đành chịu lãi thấp hoặc thua lỗ để xuất hàng sang Trung Quốc, nhưng với số lượng rất ít. “Trước đây mỗi ngày tôi xuất đi trên dưới 3 tấn cua biển, thì hiện tại con số này giảm xuống chưa đầy một tấn”, bà Cưỡng than.
Theo Phúc Hưng (VnExpress)
Cua biển Cà Mau sốt giá chưa từng thấy
Thời tiết bất lợi khiến cua biển khan hiếm, cộng với việc thương lái Trung Quốc tranh nhau gom hàng đã tạo nên cơn sốt chưa từng có về giá.
Vài tháng nay người nuôi cua biển ở Cà Mau rất phấn khởi khi giá cua nguyên liệu không ngừng tăng. Hiện cua gạch có giá từ 445.000 đến 500.000 đồng một kg (tùy loại), cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ, tăng 10.000 đồng so với tuần trước; cua thịt Y các loại có giá từ 175.000 đến 300.000 đồng một kg.
"Bây giờ mà đổ lú (dụng cụ bắt tôm cua) được vài con cua là xem như có tiền triệu. Dù sản lượng không còn nhiều do nắng hạn mấy tháng qua khiến cua giống thả nuôi không đạt tỷ lệ cao, nhưng hiện tại ai cũng vui vì giá cao, cho lãi hàng chục triệu đồng", lão nông Nguyễn Văn Lượm ở huyện Cái Nước hồ hởi nói.
Gia đình ông Lượm có hơn 2ha nuôi tôm xen canh với cua biển. Hồi đầu năm, nông dân này cải tạo ruộng đất thả nuôi 6.000 con cua giống, chi phí vài triệu đồng.
"Thông thường cua biển sau khoảng 4 tháng thả nuôi là có thể thu hoạch, trọng lượng từ 400 đến 600g mỗi con, nhưng năm nay thì khác, do nắng nóng gay gắt, cua chậm lớn, không đạt đầu con. Tuy nhiên nhờ vào giá cua đang tăng cao nên tôi vẫn có lời", ông Lượm chia sẻ.
Người nuôi cua xen xanh trên đất nuôi tôm ở Cà Mau phấn khởi vì trúng giá.
Anh Trần Văn Cuộc ở xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn thì đang tính toán chuyện mua sắm thêm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho sinh hoạt gia đình sau vụ thu hoạch. "Cua biển là loài dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp. Nếu trừ đi chi phí hơn 5 triệu đồng tiền con giống lúc đầu năm, thì hiện tại tôi còn thu lời hơn 40 triệu đồng", anh Cuộc cho biết.
Theo Phó phòng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn huyện Năm Căn - Trương Quốc Duẫn, địa phương có diện tích nuôi cua biển xen canh trên đất nuôi tôm lớn nhất tỉnh, với hơn 22.000ha. "Giá cua đang tăng cao trong khi nông dân không có hàng để bán", ông Duẫn nói và cho biết, thị trấn Năm Căn có hàng chục vựa thu gom cua biển lớn nhỏ. Các vựa này chủ yếu có mối làm ăn với các thương lái Trung Quốc. Hiện tại do khan hiếm nguồn hàng, nên ai cũng tranh thủ đẩy giá lên cao để gom được nhiều hàng cung ứng cho đối tác.
Tổng thư ký Hội Chế biến thuỷ sản tỉnh Cà Mau - Ngô Thanh Lĩnh phân tích, giá cua biển thương phẩm đang tăng cao là do cung thua cầu. "Thị trường chính của con cua biển Cà Mau vẫn là Trung Quốc. Như các năm trước, vào thời điểm này giá cua xuống thấp ở mức chạm đáy vì thương lái Trung Quốc dừng thu gom. Riêng trong năm nay, số lượng thu mua của họ không những giảm mà còn tăng lên, khiến giá cua trên thị trường cao từng ngày", ông Lĩnh nói.
Phó giám đốc Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Ca Mau - Châu Công Bằng cho biết, ngoài diện tích nuôi cua thâm canh, hầu hết diện tích rừng - tôm và nuôi tôm quảng canh cải tiến đều được người dân thả cua, cá nuôi xen canh trên cùng diện tích với con tôm.
"Có thêm thu nhập nên diện tích nuôi cua trên đất nuôi tôm không ngừng được mở rộng. Chúng tôi đang tìm kiếm thêm thị trường để con cua biển Cà Mau có thể đi xa hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nông dân trong tỉnh", ông Bằng nói.
Theo Phúc Hưng (vnexpress)
Cua biển Cà Mau tăng giá mạnh Nếu trước Tết cua gạch chỉ 390.000 một kg thì nay tăng lên 550.000-600.000 đồng. Khảo sát tại các chợ TP HCM cho thấy, cua gạch loại 1, trước Tết giá chỉ 390.000 đồng một kg thì nay là 550.000 đồng. Cua loại 2 giá từ 160.000 đồng tăng lên 250.000-290.000 đồng một kg. Chị Hạnh, tiểu thương chợ Hòa Bình (Q.5) cho...