Trung Quốc giam hai người Nhật nghi là gián điệp
Trung Quốc đang giam giữ hai người Nhật Bản bị cáo buộc là gián điệp, truyền thông Nhật Bản đưa tin ngày 30.9.
Chánh văn phòng Nội các Nhật, ông Yoshihide Suga – Ảnh: Reuters
Tờ Asahi (Nhật Bản) cho biết hai người đàn ông Nhật Bản đã bị giam vài tháng qua, theo Reuters. Một người bị giam ở tỉnh Liêu Ninh, gần biên giới với Triều Tiên, người kia bị giam ở tỉnh Chiết Giang gần một căn cứ quân sự.
Theo Asahi, giới chức Trung Quốc đang điều tra liệu hai người này hoạt động gián điệp theo chỉ thị của chính phủ Nhật Bản hay không. “Chúng tôi nắm được thông tin vụ việc này, nhưng sẽ không bình luận về một số vụ việc cụ thể như thế”, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, ông Yoshihide Suga nói trong buổi họp báo.
Video đang HOT
“Đất nước chúng tôi trong mọi trường hợp đều nỗ lực hết mình đảm bảo an toàn cho công dân chúng tôi ở nước ngoài”, ông Suga cho biết.
Khi được hỏi liệu Nhật Bản có liên quan đến hoạt động do thám Trung Quốc, ông Suga một lần nữa từ chối bình luận, nhưng cho biết thêm: “Đất nước chúng tôi chắc chắn không làm những điều như thế”.
Hồi năm 2010, 4 công dân Nhật Bản bị tạm giam ở Trung Quốc vì bị tình nghi xâm phạm một khu quân sự và chụp ảnh trái phép.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nga - Estonia hoán đổi tù nhân gián điệp
Nga và Estonia vừa hoán đổi 2 tù nhân bị kết tội gián điệp qua một cây cầu nằm giữa biên giới 2 nước.
Sĩ quan an ninh Eston Kohver của Estonia đã bị kết án tù 15 năm ở Nga vào tháng 8-2015. Người này được sử dụng để hoán đổi cho Aleksei Dressen, một gián điệp của Nga ở Estonia, bị phát hiện và ngồi tù từ năm 2012.
Eston Kohver và Aleksei Dressen (phải)
Vụ án của Kohver đã là vấn đề ngoại giao căng thẳng bấy lâu nay, khi Estonia và EU cáo buộc Nga bắt cóc đối tượng này trên lãnh thổ Estonia, tuy nhiên, Moscow hoàn toàn phủ nhận.
Trong khi đó, Dressen là một cựu sĩ quan an ninh trong lực lượng cảnh sát Estonia. Người này đã bị phát hiện gửi các dữ liệu mật cho Nga trong nhiều năm liền kể từ khi Estonia tuyên bố độc lập năm 1991. Dressen đã bị bắt cùng vợ là Victoria Dressen, người được hưởng án treo.
Theo Văn phòng An ninh Liên bang Nga, vụ hoán đổi tù nhân diễn ra tại một cây cầu bắc qua sông Piusa, chia cắt vùng Pskov của Nga và Polva của Estonia. Đây là kết quả của một quá trình thương lượng kéo dài giữa 2 nước.
Điệp viên của Estonia đã rất vui mừng khi được trở về quê hương và cảm ơn tất cả chính quyền đã giúp thực hiện điều này.
Quan hệ giữa Nga và các nước Baltic (Estonia, Lithuania, Latvia) đã trở nên căng thẳng kể từ khi những quốc gia này gia nhập NATO và Liên minh châu Âu (EU) năm 2004. Tình hình tiếp tục xấu hơn khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra, khiến NATO tăng cường hiện diện ở Baltic, trong khi Nga cũng điều quân và vũ khi đến gần biên giới với châu Âu.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ yêu cầu Trung Quốc trả lời vụ bắt nữ doanh nhân nghi làm gián điệp Nhà Trắng đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu trả lời về việc bắt nữ doanh nhân người Mỹ Sandy Phan Gillis với cáo buộc làm gián điệp, theo Reuters ngày 23.9. Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest - Ảnh: Reuters Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest ngày 22.9 cho biết Mỹ đã liên lạc với Bộ...