Trung Quốc giải thích lý do ra luật an ninh Hong Kong
Luật an ninh mới được xem xét nhằm ngăn chặn nguy cơ Hong Kong bị biến thành “bàn đạp xâm nhập”, theo Phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Vương Thần.
“Tính toán căn bản đằng sau dự luật là Bắc Kinh không cho phép Hong Kong bị biến thành bàn đạp để xâm nhập”, Phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Vương Thần phát biểu trong phiên họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) hôm nay, đề cập đến luật an ninh mới sắp được ban hành cho đặc khu Hong Kong.
Theo một tài liệu được lưu hành tại kỳ họp NPC hôm nay, luật an ninh mới sẽ ngăn ngừa, chặn đứng và trừng phạt những hành động ở Hong Kong đe dọa an ninh quốc gia Trung Quốc. Luật này cũng yêu cầu chính quyền đặc khu thành lập một cơ quan chuyên biệt để thi hành.
Ông Vương Thần phát biểu tại kỳ họp NPC hôm nay. Ảnh: Xinhua.
Ông Vương xác nhận luật an ninh Hong Kong sẽ cấm các hoạt động đòi ly khai, lật đổ cũng như sự can thiệp của nước ngoài và hành vi khủng bố trong thành phố. “Việc lợi dụng Hong Kong để xâm nhập và phá hoại đại lục phạm vào giới hạn cuối cùng của chúng tôi. Điều đó hoàn toàn không thể chấp nhận được”, ông nói.
Ông cũng nhấn mạnh Bắc Kinh đang cố gắng bảo vệ quyền pháp lý của cư dân Hong Kong với luật an ninh mới. “Việc ngăn chặn, vô hiệu hóa và trừng phạt những hành vi phạm tội thiểu số, gây tổn hại an ninh quốc gia đồng nghĩa với cung cấp sự bảo vệ tốt hơn cho an toàn tính mạng và tài sản của đa số người dân Hong Kong, cũng như các quyền và sự tự do cơ bản của họ”, ông Vương nhấn mạnh.
Phát biểu tại kỳ họp, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định nước này sẽ “vận hành một cách toàn diện và chính xác mô hình ‘một quốc gia, hai chế độ’, cho phép người Hong Kong quản lý Hong Kong, người Macau quản lý Macau, với mức độ tự trị cao”. Ông tuyên bố sẽ thiết lập hệ thống và cơ chế thực thi pháp luật hợp lý, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia tại hai đặc khu.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu trước quốc hội tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh hôm nay. Ảnh: AFP.
NPC dự kiến bỏ phiếu nghị quyết vào cuối kỳ họp thường niên, có thể là ngày 28/5. Nếu được thông qua, nghị quyết được chuyển đến Ủy ban Thường vụ NPC để soạn thảo các điều khoản chi tiết của luật. Ủy ban này sẽ họp vào đầu tháng 6 và đây có thể là thời điểm sớm nhất luật an ninh cho Hong Kong được thông qua.
Nếu được thông qua, động thái mới của Trung Quốc đại lục sẽ đi ngược lại Điều 23 Luật Cơ bản năm 2003 của Hong Kong, yêu cầu chính quyền thành phố ban hành luật an ninh riêng để cấm hành vi làm phản, ly khai, xúi giục nổi loạn hoặc lật đổ. Một số nhà lập pháp Hong Kong lo ngại luật an ninh mới sẽ gây bất ổn tại đặc khu và giúp chính quyền trung ương tăng cường quyền kiểm soát tại Hong Kong.
Đề cập tới luật an ninh có thể sắp được ban hành tại Hong Kong, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay ông “không biết đó là gì, vì chưa ai biết”, nhưng cam kết nếu điều đó xảy ra, Mỹ “sẽ phản ứng rất cứng rắn”. Trong khi đó, các nghị sĩ Mỹ cho biết họ đang đề xuất dự luật trừng phạt các quan chức và thực thể Trung Quốc thực thi luật an ninh ở Hong Kong.
Những quyết định lớn nhất trong sự kiện chính trị quan trọng nhất năm ở TQ
Trong kỳ họp Quốc hội được tổ chức vào ngày 22.5, lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại quyết định tăng 6,6% ngân sách chi cho quốc phòng.
Video đang HOT
Phiên họp Quốc hội Trung Quốc khai mạc (ảnh: Xinhua)
Tại sự kiện chính trị quan trọng nhất năm, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho rằng, cần phải thiết lập hệ thống pháp lý và cơ chế thực thi nhằm bảo vệ an ninh quốc gia tại Hồng Kông. Cùng với đó, tư tưởng độc lập của Đài Loan phải bị kiên quyết phản đối.
Trong cuộc họp, Quốc hội Trung Quốc cũng thảo luận và đưa ra nhiều quyết định quan trọng.
Chi tiêu quốc phòng
Quân đội Trung Quốc sẽ được phân bổ ngân sách 1.268 tỷ nhân dân tệ (khoảng 178,16 tỷ USD) trong năm 2020, tăng 6,6% so với năm ngoái, bất chấp tăng trưởng kinh tế quý đầu năm nay sụt giảm.
Theo Reuters, đây là mức tăng chi tiêu quốc phòng thấp nhất trong khoảng 3 thập kỷ trở lại đây của Trung Quốc.
Trung Quốc cho biết nước này luôn giữ mức chi tiêu quân sự dưới 2% tổng GDP. Tuy nhiên, số liệu nói trên của Bắc Kinh thường bị cáo buộc là thiếu minh bạch.
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ước tính, chi tiêu thực tế cho quốc phòng năm 2019 của Trung Quốc là 261 tỷ USD, thay vì 178 tỷ USD như thông báo.
Trung Quốc vẫn quyết định tăng ngân sách cho quốc phòng, bất chấp suy giảm kinh tế do dịch bệnh (ảnh: SCMP)
Không đặt mục tiêu tăng trưởng GDP
Lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2020.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường giải thích, nguyên nhân của quyết định này là do kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức và bất ổn xuất phát từ đại dịch và tình hình quốc tế.
Siết chặt hệ thống pháp luật Hồng Kông
Trong báo cáo công việc của chính phủ, Thủ tướng Lý cho biết, chính quyền Bắc Kinh sẽ hướng tới thực hiện "Một quốc gia, hai chế độ" và nguyên tắc "Người Hồng Kông làm chủ Hồng Kông".
Theo ông Lý, Trung Quốc sẽ xây dựng một hệ thống pháp lý và cơ chế mới để bảo vệ an ninh quốc gia tại Hồng Kông trong năm nay.
Theo tờ Nhân dân Nhật báo của Trung quốc, Bắc Kinh coi việc xây dựng hệ thống pháp lý mới tại Hồng Kông là "vấn đề quốc gia" thay vì chỉ là vấn đề nội bộ của Hồng Kông.
Chứng khoán Hồng Kông đã giảm mạnh sau thông tin nói trên. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Washington sẽ có "phản ứng mạnh mẽ" nếu Bắc Kinh áp dụng luật mới về an ninh Hồng Kông.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong cuộc họp (ảnh: Xinhua)
Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện
Thủ tướng Lý tuyên bố thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 của nước này với Mỹ vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện.
"Chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Mỹ", ông Lý Khắc Cường phát biểu và nói thêm rằng, Trung Quốc cam kết sẽ trở thành một hệ thống thương mại đa phương.
Theo thỏa thuận giai đoạn một đã ký, Trung Quốc đã cam kết sẽ mua ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong 2 năm.
Đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa chấm dứt thỏa thuận nói trên nếu Trung Quốc không thực hiện đúng cam kết. Giới quan sát bày tỏ hoài nghi về khả năng thực hiện đúng cam kết của Trung Quốc do kinh tế bị ảnh hưởng không nhỏ do dịch bệnh.
Đầu tư nước ngoài
Trung Quốc cho biết sẽ đưa ra một danh sách về các lĩnh vực mà người nước ngoài sẽ không được phép tham gia đầu tư. Tuy nhiên, Thủ tướng Lý nói thêm rằng, Trung Quốc sẽ vẫn đảm bảo một thị trường "bình đẳng và cạnh tranh công bằng".
Kiên quyết phản đối tư tưởng độc lập của Đài Loan
Thủ tướng Lý cho biết, Trung Quốc kiên quyết phản đối tư tưởng tìm kiếm độc lập của Đài Loan. Trung Quốc trong năm nay sẽ đẩy mạnh "mối quan hệ sâu rộng với Đài Loan để hướng tới mục tiêu thống nhất bằng hòa bình".
Trước đó, trong buổi lễ nhậm chức, lãnh đạo Đài Loan - bà Thái Anh Văn - tuyên bố không chấp nhận chính sách "Một quốc gia hai chế độ" và muốn đàm phán ở vị thế ngang hàng với Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn phải đối mặt với mối nguy từ Covid-19
Thủ tướng Lý cho rằng, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn chưa đi đến hồi kết và Trung Quốc vẫn phải đối mặt với nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, song song với phục hồi kinh tế.
Theo ông Lý Khắc Cường, Trung Quốc đã luôn ưu tiên bảo vệ sức khỏe cho người dân kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại Vũ Hán vào tháng 12 năm ngoái.
Vấn đề Đài Loan, Hồng Kông luôn khiến Trung Quốc "đau đầu" (ảnh: Reuters)
Biện pháp giảm tình trạng thất nghiệp
Ông Lý nhấn mạnh, Trung Quốc cần phải tăng hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người dân và 8,74 triệu sinh viên mới tốt nghiệp trong năm nay. Tình trạng thất nghiệp đang tăng vọt tại Trung Quốc với hàng chục triệu người không có việc làm.
Tháng 4 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc đã tăng 6% so với với cùng kỳ năm ngoái
Sáng kiến Vành đai và Con đường
Trung Quốc khẳng định sẽ tập trung vào chất lượng của những công trình đang được xây dựng tại các nước vay vốn từ Sáng kiến Vành đai và Con đường của nước này.
Trung Quốc không nhắc gì đến đề xuất xóa nợ, giảm nợ hay tái cơ cấu các khoản nợ của các quốc gia châu Phi, Pakistan và Sri Lanka.
Nhiều nước phương tây đã chỉ trích chính sách cho vay của Trung Quốc tại các nước nghèo là "ngoại giao bẫy nợ". Trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, nhiều nước vay tiền của Trung Quốc đã đề nghị được xóa nợ, giảm nợ, đẩy Bắc Kinh vào thế khó.
Trung Quốc khuyến khích dân Đài Loan thúc đẩy 'thống nhất' Thủ tướng Trung Quốc đại lục cho biết sẽ khuyến khích người dân Đài Loan tham gia cùng chống đối Đài Bắc đòi độc lập và ủng hộ "thống nhất" với Bắc Kinh. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp quốc hội ngày 22.5 . Ảnh REUTERS Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp...