Trung Quốc giải quyết vấn đề Biển Đông như thế nào?
Tờ Eur Asia Review ngày 28/6 đăng phân tích của tiến sĩ Subhash Kapila về động thái của Trung Quốc trên Biển Đông.
Bài phân tích của tiến sĩ Subhash Kapila cho rằng, Biển Đông bùng nổ thành điểm nóng ở châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ 21 đều bắt nguồn từ hành vi Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa (1974) và một phần quần đảo Trường Sa (1988, 1995) của Việt Nam.
Trung Quốc huy động rất nhiều tàu lớn với chiến thuật dàn hàng ngang để bảo vệ việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương- 981 trên vùng biển của Việt Nam. Ảnh: canhsatbien.vn.
Để lấp liếm cho hành động này, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách “chủ quyền từ thời cổ đại” đối với 2 quần đảo trên, nhưng một điều lạ là cho đến nay họ không đưa ra được bất kỳ lời giải thích rõ ràng nào.
Bài phân tích của tiến sĩ Kapila viết: Bắc Kinh cũng không thể giải thích tại sao họ “sáp nhập” Tây Tạng năm 1950 mà phải đợi 20 năm sau mới “sáp nhập” (thực tế là xâm lược) Hoàng Sa, 14 năm tiếp theo để “sáp nhập” Trường Sa bằng vũ lực. Và phải mất 60 năm, họ mới tuyên bố Biển Đông là “lợi ích quốc gia cốt lõi”?
Rõ ràng gần đây khi tuyên bố Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, Trung Quốc đang nhằm mục đích đồng bộ hóa tham vọng phi nước đại chiến lược để trở thành một trung tâm quyền lực ở Tây Thái Bình Dương. Thôn tính Hoàng Sa và tiếp theo là Trường Sa là bước mở đường cho quá trình này.
Bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề Biển Đông một cách hòa bình, tránh vũ lực, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng yêu sách đường lưỡi bò của họ mà cho đến nay vẫn không có tọa độ chính xác.
Quá trình giải quyết vấn đề Biển Đông phải đối mặt với khó khăn thực tế rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ có một phần nỗ lực giải quyết vấn đề Biển Đông một cách hòa bình, bởi tính toán chiến lược của họ là sau khi thôn tính được Hoàng Sa, Trường Sa sẽ thống trị hiệu quả toàn bộ Biển Đông.
Hành động khiêu khích của Trung Quốc xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa và Trường Sa vẫn tiếp tục mà không hề suy giảm từ lúc họ phát động chiến tranh xâm lược cho đến nay, bằng chứng là việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam đầu tháng 5 vừa qua.
Vụ Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam đã đi vào tiềm thức khu vực và quốc tế như một ví dụ điển hình trong xu hướng của Bắc Kinh muốn sử dụng lực lượng quân sự để khẳng định các tuyên bố chủ quyền trên cái gọi là “căn cứ lịch sử” của họ.
Bắc Kinh tiếp tục tạo thêm các nguy cơ xung đột ở Biển Đông sau khi chính thức công bố đường lưỡi bò và mở rộng các điểm chiếm đóng trái phép ở Trường Sa. Do đó, Trung Quốc ngày nay không chỉ còn xung đột với Việt Nam ở Hoàng Sa hay Trường Sa, mà còn với Philippines, Malaysia và Brunei.
Video đang HOT
Chính những điều này đã tạo nên chiến lược chống lại (sự bành trướng, khiêu khích của) Trung Quốc trong các nước láng giềng. Căng thẳng Biển Đông không chỉ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng mà còn giữa Trung Quốc với Mỹ khi Washington xem tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích quốc gia. Mỹ đã có kế hoạch quân sự dự phòng tại chỗ để đối phó với bất kỳ xung đột vũ trang nào trên Biển Đông.
Một thực tế có thể kiểm chứng là Trung Quốc chống lại bất kỳ quy trình giải quyết xung đột nào phát sinh từ Hoàng Sa, Trường Sa mà làm giảm tính toán chiến lược phòng thủ và tấn công của họ để mở rộng các khu vực kiểm soát (bất hợp pháp) tiến tới mở rộng ra toàn bộ Biển Đông. Ngay cả khi dưới áp lực lớn Trung Quốc buộc phải chấp nhận quy trình giải quyết xung đột đa phương ở Biển Đông thì vẫn có nguy cơ Bắc Kinh sẽ lại sử dụng chiến thuật trì hoãn các cuộc thảo luận và tiếp tục tăng cường tổ chức các hoạt động chiến lược và quân sự (bất hợp pháp) ở Biển Đông.
Theo Kiến Thức
Cận cảnh 'vết thương' tàu KN 951 bị Trung Quốc đâm hung bạo
Sáng 29.6, tàu Kiểm ngư (KN) 951 cập cầu cảng Công ty TNHH MTV đóng và sửa chữa tàu Hải Sơn (Nhà máy X50) để tiến hành sửa chữa các hư hỏng sau khi bị các tàu Trung Quốc đâm hung bạo vào hôm 23.6.
Mạn trái tàu KN 951 bị đâm rách nát
Trước đó, như PV đã thông tin, lúc 9 giờ 30 phút sang 23.6, tai vung biên mà Trung Quôc đang ha đăt gian khoan Hai Dương-981 trai phep xâm pham chu quyên cua Viêt Nam, tau kiêm ngư KN 951 cua Viêt Nam đa bi nhiều tau Trung Quôc bao vây đâm huc lam hư hong nặng.
Kiểm ngư viên Đỗ Thành Lâm của tàu KN 951 kể lại, sáng 23.6, tàu KN 951 nhận nhiệm vụ tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 để đấu tranh tuyên truyền yêu cầu phía Trung Quốc rút giàn khoan.
Tàu KN 951
Khi còn cách giàn khoan 9,1 hải lý, tàu KN 951 đã bị cac tau Trung Quôc chu đông dan trân truy đâm.
"Khi thấy tàu KN 951 phát loa phóng thanh đấu tranh khẳng định vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, tổng cộng 7 tàu Trung Quốc đã dàn đội hình truy đâm và bao vây tàu KN 951, kiểm ngư viên Đỗ Thành Lâm kể lại.
Lúc này, tàu Hữu Liên 9 là loại tàu kéo, lai dắt ghì chặt mạn phải tàu KN 951 trong khi tàu Hải tuần 11 của Trung Quốc đuổi sát phía sau KN 951 và phun nước.
Kiểm ngư viên Nguyễn Viết Chinh kể vào thời điểm đó, tàu Tân Hải 285, là loại tàu dịch vụ dầu khí của Trung Quốc, to gấp 3 - 4 lần tàu KN 951, từ bên trái lao vào với ý đồ đâm vuông góc mạn trái của tàu KN 951. Đây là cú đâm mà lực lượng kiểm ngư viên nước ta không thể tránh được bởi nếu tránh tàu Tân Hải 285 thì tàu ta sẽ bị tàu Hải tuần 11 đâm trúng và khả năng KN 951 bị chìm là rất cao.
Tàu KN 951 bị tàu Hữu Liên 9 của Trung Quốc đâm mạn phải và ghì lại
Theo kiểm ngư viên Đỗ Thành Lâm, Trung Quốc đã lộ rõ dã tâm đâm chìm tàu KN 951 và sát thương các kiểm ngư viên, bởi lẽ vị trí tàu Trung Quốc cố tình đâm vào nằm ở mạn trái, là khu vực chứa rất nhiều trang thiết bị quan trọng của tàu.
Đặc biệt nguy hiểm cho lực lượng của ta khi tàu Tân Hải 285 đâm trực diện vào mạn trái tàu KN 951, gây thủng vào buồng chứa 8 bình CO2 dung tích hơn 70 lít/bình dùng để chữa cháy.
"Chỉ cần mũi tàu Tân Hải 285 đâm sâu vào thêm một gang tay nữa thôi thì các bình CO2 sẽ phát nổ, lúc đó hậu quả thật khó lường", kiểm ngư viên Đỗ Thành Lâm nói.
Sau cú đâm chí mạng, tàu KN 951 bị tràn nước vào. Mặc dù bị tấn công kinh hoàng như vậy nhưng các kiểm ngư viên vẫn xông ra ngoài dùng chăn màn, giẻ, bịt các vết thủng để ngăn nước. Một số kiểm ngư viên đã bị thương trong quá trình gia cố tàu này.
Các đoạn lan can hư hỏng
Tàu KN 951 bị đâm thủng phía mạn trái
Kiểm ngư viên dùng giẻ nhét vào các vết thủng để ngăn nước vào
Đoạn lan can tàu KN 951 bị đâm gãy
Chỉ cần tàu Tân Hải 285 đâm sâu thêm một gang tay trúng các bình C02 thì tàu KN 951 sẽ phát nổ
8 bình C02 tàu KN 951 suýt nổ tung
Mạn trái và thuyền cứu sinh tàu KN 951 bị đâm thủng
Theo kiểm ngư viên Đỗ Thành Lâm, dũng cảm nhất là kiểm ngư viên Vũ Hoàng Sơn, người đã nằm sát sàn, giữ chặt máy quay để ghi lại cận cảnh cảnh tàu Tân Hải 285 đâm trực diện mạn trái tàu KN 951, mặc cho lúc này các đoạn lan can và trần tàu đang sập xuống.
Sau đó, 7 tàu Trung Quốc tiếp tục giằng co với KN 951 cho đến khi cách giàn khoan 16 hải lý mới ngừng.
Theo Thanh Niên
Ông Trần Công Trục: "Trung Quốc đang triển khai mọi lực lượng để xâm lăng" "Chúng ta đang ở trong một thời kỳ cực kỳ nguy hiểm, thậm chí như là đang trong thời chiến vì cuộc chiến tranh này không tiếng súng nhưng đã gây tác hại cho chúng ta ở tất cả các mặt", ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ trả lời PV. Tàu Trung Quốc liên tục chủ động đâm...