Trung Quốc gia tăng vũ khí săn ngầm trên Biển Đông, Hoa Đông
Trung Quốc đang tăng cường vũ khí săn ngầm nhằm bảo vệ chuỗi đảo thứ nhất bao quanh Biển Đông, Hoàng Hải, Hoa Đông; dù vậy công ty tình báo Stratfor (Mỹ) đánh giá quân đội Trung Quốc vẫn còn thiếu những khí tài quân sự có khả năng phát hiện tàu ngầm hạt nhân Mỹ.
Máy bay tuần tra săn ngầm Gaoxin-6 của Trung Quốc – Ảnh chụp màn hình video Youtube
Theo báo cáo của Stratfor, Trung Quốc gần đây dựa vào tàu hộ tống nhỏ lớp Type 037 có khả năng săn ngầm, nhưng loại tàu này được đánh giá là không thể phát hiện những tàu ngầm hạt nhân hiện đại của Mỹ có khả năng lặn sâu dưới biển, theo trang tin Sputnik (Nga) ngày 22.7.
Quân đội Trung Quốc, theo đánh giá của Stratfor, trước đây không có đủ trực thăng săn ngầm, hầu hết sử dụng trực thăng hạng nhẹ Z-9C và Ka-28. Tuy vậy từ đầu những năm 2000, Trung Quốc đã đẩy mạnh phát triển vũ khí săn ngầm, tăng cường sản xuất các tàu hộ tống nhỏ trang bị tên lửa và có khả năng săn ngầm, đồng thời trang bị cho tàu chiến đa chức năng thiết bị dò tìm sonar, ngư lôi săn ngầm và tăng cường số lượng trực thăng săn ngầm.
Các nhà phân tích của Stratfor cho biết Bắc Kinh ý thức được sự cần thiết của việc tăng cường vũ khí săn ngầm, và hiện có đủ tài nguyên để lấp đầy khoảng cách với Mỹ và các nước láng giềng nhờ vào tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng tốc độ phát triển công nghệ, kỹ thuật.
“Trung Quốc vừa bổ sung các máy bay tuần tra săn ngầm Gaoxin-6 vào Hạm đội Bắc Hải. Những máy bay này mang theo radar dò tìm trên biển, thiết bị săn ngầm và các loại vũ khí khác. Máy bay săn ngầm Gaoxin-6 có thể sánh với máy bay tuần tra săn ngầm P-3 Orion của Mỹ”, theo các nhà phân tích của Stratfor.
Video đang HOT
Trung Quốc hiện tăng cường hoạt động khảo sát và lập bản đồ tại nhiều khu vực ở Biển Đông, xây dựng mạng lưới thiết bị cảm biến dưới nước khắp Biển Đông và Hoa Đông nhằm phát hiện tàu ngầm. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc đang triển khai tàu ngầm không người lái được trang bị các thiết bị săn ngầm. Song song đó, Bắc Kinh còn tăng cường đóng tàu ngầm, như tàu ngầm chạy bằng động cơ điện-diesel lớp Nguyên và tàu ngầm hạt nhân.
Hồi đầu tháng 7.2015, truyền thông phương Tây cho hay Pakistan đang lên kế hoạch sắm 8 tàu ngầm hiện đại lớp Nguyên (Kiểu 093A) của Trung Quốc. Truyền thông phương Tây cũng đưa tin về việc Thái Lan định sắm tàu ngầm Trung Quốc. Các quan chức lo ngại về thông tin này, bởi lâu nay Washington xem Bangkok là đồng minh thân cận.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Trung Quốc thị uy với Nhật Bản tại Hoàng Hải
Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 2/7 thông báo nước này lần đầu tiên tổ chức tập trận bắn đạn thật với quy mô "lớn chưa từng có" trên biển Hoàng Hải, một động thái được cho là nhằm thị uy với Nhật Bản.
Tên lửa được phóng từ tàu chiến Trung Quốc (Ảnh: AP)
Quân đội Trung Quốc ngày 3/7 đã phát động một cuộc tập trận bắn đạn thật "chưa từng có" trên Biển Hoàng Hải, tại khu vực giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc.
Theo báo Hàn Quốc, trong cuộc tập trận này Bắc Kinh huy động số lượng lớn các khí tài quân sự cùng các đơn vị tác chiến điện tử. "Khoảng 100 tàu chiến và 10 máy bay hải quân cũng như các lực lượng tác chiến điện tử đã được điều động", báo Hàn viết.
Trong khi đó, thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ nói chung chung rằng cuộc tập trận diễn ra trên biển Hoàng Hải bao gồm các máy bay chiến đấu và tàu chiến, với sự tham gia của bộ binh, tổ chức các đợt bắn đạn thật, có sử dụng cả tên lửa và ngư lôi, nhằm vào các mục tiêu giả định trên biển và trên không.
Theo China News, tàu, máy bay và các lực lượng trên bộ thuộc các hạm đội Bắc Hải và Đông Hải, các quân khu Thẩm Dương và Tế Nam cùng lực lượng pháo binh số 2 đã phóng nhiều tên lửa, hàng chục ngư lôi và hàng trăm đạn pháo, nhằm đánh chặn "các mục tiêu trên mặt nước, dưới nước và trên không".
Các loại đạn, ngư lôi sử dụng trong cuộc tập trận này đều mới được phát triển trong thời gian gần đây bằng công nghệ hiện đại. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nêu rõ "đây là cuộc tập trận tiếp viện tác chiến tên lửa lần đầu tiên" của nước này, Yonhap đưa tin.
Giới quan sát nhận định cuộc tập trận nêu trên là động thái thể hiện sức mạnh của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực sau những hoạt động cải tạo đảo của nước này ở Biển Đông.
Hồi tháng 5 vừa qua, một tờ báo chuyên về quân sự của Trung Quốc vẫn ngang ngược viện dẫn những "hành động khiêu khích" của các quốc gia láng giềng để biện giải cho việc Trung Quốc "phải mở rộng các hoạt động trên biển" ?)
Vẫn vẫn nhằm bảo vệ cho những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Bắc Kinh, tờ báo trên nhấn mạnh Trung Quốc đang đẩy nhanh hoạt động cải tạo đảo ở Biển Đông.
Theo hình ảnh vệ tinh mới được Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế công bố, Trung Quốc đã hoàn thành gần xong đường băng quân sự trên bãi Đá chữ thập tại Biển Đông.
Dù vậy, Bắc Kinh vẫn biện bạch rằng các hoạt động trên chủ yếu phục vụ mục đích dân sự và hỗ trợ các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển song nhiều bằng chứng mới được công bố cho thấy Trung Quốc đang lắp đặt các thiết bị quân sự tại những khu vực mà nước này ngang ngược đòi chủ quyền.
Cuối tháng trước, người đứng đầu quân đội Nhật, Đô đốc Katsutoshi Kawano, khẳng định có thể sẽ điều lực lượng để cùng với phía Mỹ tuần tra trên Biển Đông, sau những hành động của Trung Quốc gây quan ngại và gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Bắc Kinh trong thời gian gần đây không ngừng chỉ trích Tokyo can dự vào Biển Đông. Bởi vậy, nhiều chuyên gia nêu đánh giá rằng cuộc tập trận trên Biển Hoàng Hải là nhằm mục tiêu thị uy trước Nhật Bản.
Ngọc Anh
Theo Dantri/ China News
Báo Nga: Việt Nam chưa mua tàu hộ vệ Sigma Theo quan chức Nga, Việt Nam vẫn chưa ký hợp đồng mua tàu hộ vệ Sigma của hãng Damen, Hà Lan mà thay vào đó, tiếp tục mua Gepard 3.9. Theo quan chức Nga, Việt Nam vẫn chưa ký hợp đồng mua tàu hộ vệ Sigma của hãng Damen, Hà Lan mà thay vào đó, tiếp tục mua Gepard 3.9. Quyết định về...