Trung Quốc gia nhập tổ chức chống tham nhũng toàn cầu
Sau các chiến dịch truy bắt quan tham từ trung ương đến địa phương, Trung Quốc chính thức tham gia học viện chống tham nhũng toàn cầu nhằm thể hiện quyết tâm của chính phủ nước này đối với nạn tham nhũng, theo thời báo Hoàn Cầu.
Việc Trung Quốc gia nhập tổ chức chống tham nhũng toàn cầu cho thấy quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền Tập Cận Bình – Ảnh: AFP
Trung Quốc gia nhập học viện chống tham nhũng quốc tế nhằm tăng cường khả năng hợp tác chống tham nhũng trên phạm vi toàn cầu. Đây là hành động cụ thể hóa cho tuyên bố của nước này tại Hội nghị APEC và G20 vừa diễn ra, theo tờ Nam Hoa Nhật Báo.
Ngày 19.11, đài France Internationale Radio của Pháp đã thông tin chính phủ Trung Quốc đã phổ biến sự kiện này đến tất cả các Đại sứ quán nước này trên toàn thế giới. Trong đó, cơ quan sứ quán tại Mỹ và Liên Hiệp quốc được thông báo đầu tiên.
“Trung Quốc đang thực hiện chính sách “đi ra ngoài” nhằm tăng cường và tìm kiếm hỗ trợ chống tham nhũng từ cộng đồng quốc tế” Phó tổng thư ký trung tâm nghiên cứu chính trị – Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc Cao Ba trả lời phóng viên thời báo Hoàn Cầu.
Video đang HOT
“Việc Bắc Kinh nhanh chóng gia nhập tổ chức chống tham nhũng toàn cầu có ý nghĩa to lớn trong chiến dịch chứng minh cho dư luận trong nước và quốc tế thấy rằng, Trung Quốc không hề che giấu các bê bối tham nhũng và đang tích cực chiến đấu với nó”, Chương Lập Phàm, một nhà bình luận chính trị nói.
Tờ Nam Hoa Nhật Báo cho rằng đây là một tín hiệu cho thấy ông Tập Cận Bình quyết tâm chống tham nhũng đến cùng, Hồng Kông và Macau cũng không nằm ngoài tuyên bố này của Trung Quốc.
Nhiều quan chức cấp cao của Trung Quốc đã bị bắt, kỷ luật trong cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình – Ảnh: AFP
Ông Cao Ba nói thêm: “Chống tham nhũng ở Trung Quốc như một chiến lược quốc gia nên cần mở rộng hợp tác với các tổ chức chống tham nhũng quốc tế, nó thể hiện trách nhiệm của Trung Quốc đối với cộng đồng quốc tế và thể hiện quyết tâm chống vấn nạn tham nhũng của chúng tôi đến cùng”, theo thời báo Hoàn Cầu.
Trong khi đó, ông Chương Lập Phàm cho rằng, các quan chức cấp cao Trung Quốc biết được sự phẫn nộ của công chúng về tham nhũng. Nên họ đã tích cực kí kết các bản thỏa thuận cùng APEC và tham gia vào học viện. Đó là một chiến lược tuyên truyền truyền thống, biến tin xấu thành tin tốt, chứng minh chính phủ đang rất cố gắng giải quyết vấn đề này.
Học viện chống tham nhũng quốc tế do Văn phòng chống Ma túy và Tội phạm quốc tế của Liên Hiệp quốc và Văn phòng chống gian lận châu Âu cùng đề nghị thành lập vào tháng 3.2011 và được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Interpol. Trụ sở học viện đóng tại Laxenburg (Áo).
Hiện nay có 71 thành viên Liên Hiệp quốc và 3 tổ chức quốc tế gia nhập học viện. Học viện thường xuyên tổ chức các khóa ngắn hạn nghiên cứu, giáo dục việc phòng chống tham nhũng trên phạm vi toàn cầu. Từ tháng 2.2013, học viện chính thức mở khóa học Thạc sĩ chuyên ngành phòng chống tham nhũng quốc tế.
Minh Mẫn – Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
Anh muốn cấm những kẻ gia nhập IS về nước
Thủ tướng Anh David Cameron hôm qua tiết lộ dự luật chống khủng bố mới, bao gồm quyền tước hộ chiếu của các phần tử gia nhập Nhà nước Hồi giáo, cấm các hãng hàng không hạ cánh nếu không cung cấp thông tin hành khách.
Thủ tướng Anh David Cameron. Ảnh PA
Theo Telegrah, ông Cameron đưa ra thông báo trên trong bài phát biểu trước quốc hội Australia vào ngày 13/11, trước thềm Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20). Ông cho biết Anh phải thực thi các biện pháp đối phó do "những chiến binh ngoại quốc lên kế hoạch tấn công người dân đất nước chúng tôi".
Theo "sắc lệnh loại trừ tạm thời" mới, chiến binh người Anh tham chiến ở Syria và Iraq bị cấm trở về nước, hoặc nếu được về, họ sẽ bị theo dõi nghiêm ngặt. Lệnh cấm trở về nước sẽ kéo dài hai năm và có thể bị gia hạn thêm một lần nữa. Những người cố tình trở lại Anh sẽ nhận án tù 5 năm.
Dự luật Thủ tướng Anh đưa ra cũng cho phép các quan chức hải quan, cảnh sát ở sân bay thu hộ chiếu của các nghi phạm khủng bố ngay tại sân bay.
Ngoài ra, các hãng hàng không bị cấm chở các nghi phạm khủng bố trở lại Anh và phải tiến hành sang lọc hành khách thêm, nếu được yêu cầu. Họ cũng sẽ phải chia sẻ thông tin về hành khách. Nếu không tuân thủ, các hãng hàng không sẽ bị phạt dân sự, trong đó có việc cấm hạ cánh xuống Anh.
Hơn 500 người Anh đã tới Iraq và Syria để gia nhập IS, và một nửa trong số họ được cho là đã trở về nước. Hơn 200 người đã bị bắt vì đe doạ khủng bố trong năm qua.
Vân Trang
Theo VNE
Mỹ lên kế hoạch tuyển dụng hàng ngàn chiến binh mạng Theo một báo cáo mới của Lầu Năm Góc, Mỹ sẽ phải mở rộng lực lượng chiến binh mạng. Theo đó, toàn bộ lực lượng Quân đội, Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến của Mỹ đang triển khai chiến thuật tuyển dụng mới nhằm đảo bảo ưu thế của Mỹ trong không gian mạng. Ảnh minh họa. Báo cáo cũng...