Trung Quốc “già mồm” đòi chủ quyền Trường Sa của Việt Nam
Phản ứng về việc Philippines gửi công hàm tới Đại sứ quán Trung Quốc tạiManila để phản đối sự hiện diện “khiêu khích và bất hợp pháp” của các tàu Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện Philippines đang kiểm soát trái phép trong khi Trung Quốc cũng đòi “chủ quyền”), ngày 22/5 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc trên của phía Philippines, đồng thời khẳng định Bãi Cỏ Mây cũng như quần đảo Trường Sa và vùng biển lân cận thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại buổi họp báo ngày 22/5
Tại buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng, “Bãi Cỏ Mây là một phần của quần đảo Trường Sa, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi ở quần đảo Trường Sa và vùng biển lân cận”. Ông Hồng Lỗi cũng nhấn mạnh thêm, “Tàu công vụ của Trung Quốc tiến hành hoạt động tuần tra thông thường ở vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa là hợp pháp”.
Trước đó, ngày 21/5 người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết, nước này đã gửi công hàm tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila để phản đối sự hiện diện “khiêu khích và bất hợp pháp” của các tàu Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây. Theo cáo buộc của phía Philippines, hiện có 1 tàu chiến và 2 tàu Hải giám Trung Quốc vẫn còn lảng vảng gần khu vực này.
Video đang HOT
Bãi Cỏ Mây là một rặng san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nằm ở phía đông nam của Đá Vành Khăn hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và xây dựng nhà nổi công sự kiên cố.
Tàu Cảnh sát biển Philippines
Trong thời gian qua, Trung Quốc tiến hành nhiều hoạt động quân, dân sự ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và ở khu vực Biển Đông khiến cho tình hình tranh chấp ở khu vực này ngày càng thêm căng thẳng. Trong khi đó, Trung Quốc luôn lớn tiếng yêu cầu các nước có liên quan “Tuân thủ đúng theo Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông, không mở rộng thêm, không làm phức tạp hóa tranh chấp làm ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Đông”.
Hôm 9/5, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị nhấn mạnh: “Chúng tôi cho rằng, mọi hoạt động của các bên liên quan trên Biển Đông đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước liên quan. Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam”.
Theo vietbao
Biển Đông: Philippines dồn lực đáp trả Trung Quốc?
Philippines đang cân nhắc các hành động đáp trả sau vụ xâm nhập mới nhất của tàu thuyền Trung Quốc ở Biển Đông. Thông tin này được đưa ra sau khi Manila tuyên bố, họ có đủ năng lực để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Hải quân Philippines
Bộ Ngoại giao Philippines hôm qua (22/5) cho biết, nước này đã sẵn sàng phối hợp sức mạnh giữa Lực lượng Bảo vệ Bờ biển và Hải quân để lên kế hoạch đối phó, đáp trả sự hiện diện của quân đội và tàu thuyền đánh cá Trung Quốc ở quanh bãi cạn Ayungin. Bãi cạn này nằm trong quần đảo Trường Sa và thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Tên tiếng Việt của bãi cạn Ayungin là Bãi Cỏ Mây, nằm ở phía đông đảo Vành Khăn. Tuy nhiên, từ giữa thập niên 90, thủy quân lục chiến Philippines đã chiếm giữ Bãi Cỏ Mây của Việt Nam.
"Chúng tôi đang xem xét, cân nhắc các lựa chọn và không ai có thể nghi ngờ quyết tâm bảo vệ những gì thuộc của chúng tôi", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines - ông Raul Hernandez phát biểu.
Ông Hernandez không cho biết liệu Philippines có phái tàu đến bãi cạn Ayungin để đối phó với Trung Quốc hay không. Trước đó, hôm 10/5, Bộ Ngoại giao Philippines đã gửi công hàm ngoại giao đến Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila để phản đối sự hiện diện "khiêu khích và bất hợp pháp" của một tàu chiến và hai tàu hải giám Trung Quốc cùng với khoảng 30 tàu thuyền đánh cá gần bãi cạn Ayungin.
Theo lời phát ngôn viên Hernandez, Tổng thống Philippines đã tuyên bố đầy cứng rắn rằng, nước này sẽ làm mọi việc có thể để bảo vệ những gì thuộc họ. Bộ Ngoại giao Philippines đang thảo luận, xem xét các lựa chọn cùng với Hải quân và Lực lượng Bảo vệ Philippines, ông Hernandez cho biết nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Manila hiện chưa đưa ra lời bình luận gì về những diễn biến trên.
Cuộc đối đầu mới nhất giữa Trung Quốc và Philippines vì tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông diễn ra trong bối cảnh chính phủ ở Manila đang rất lạc quan về triển vọng tìm kiếm được một giải pháp cuối cùng cho các cuộc tranh chấp giữa họ với nước láng giềng khổng lồ thông qua tòa án quốc tế.
Hồi tháng 1 đầu năm nay, Philippines đã chính thức kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Manila muốn cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa họ với Bắc Kinh được giải quyết theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Cụ thể, Manila muốn tòa án quốc tế đưa ra phán quyết về việc đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc là vô giá trị và phi pháp. Trung Quốc đã đưa ra đường 9 đoạn nhằm đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông. Động thái này được Philippines miêu tả là hành động đòi chủ quyền một cách quá đà và hết sức phi lý.
Theo vietbao
Tàu ngầm Trung Quốc mon men vào Ấn Độ Dương Việc các lực lượng hàng hải Trung Quốc trong đó có cả tàu chiến và tàu ngầm tăng cường sự hiện diện ở khu vực Ấn Độ Dương đã khiến Hải quân Ấn Độ thực sự lo ngại. Vấn đề này sẽ được giới quan chức hàng đầu của Hải quân Ấn Độ đưa ra bàn thảo trong hội nghị các tướng lĩnh...