Trung Quốc ghi nhận hơn 2,3 tỷ lượt hành khách di chuyển dịp cao điểm Xuân 2024
Theo ước tính của Cơ quan giao thông vận tải Trung Quốc, nước này sẽ chứng kiến khoảng 2,311 tỷ lượt hành khách di chuyển trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán năm nay.
Hành khách tại sân bay quốc tế Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cụ thể, kết thúc đợt nghỉ Tết 8 ngày vào ngày 17/2, Trung Quốc ghi nhận khoảng 2,184 tỷ lượt di chuyển trên đường cao tốc, tương đương 94,5% tổng số chuyến đi trên toàn quốc. Tiếp đến là khoảng 99,59 triệu lượt di chuyển trên đường sắt, 9,4 triệu lượt di chuyển bằng đường thủy và 18,04 triệu lượt di chuyển bằng đường hàng không. Chỉ tính riêng trong ngày 16/2, nước này chứng kiến khoảng 308,46 triệu lượt di chuyển trên toàn quốc, tăng 34% so với một năm trước.
Được biết, các cơ quan chức năng Trung Quốc đã nỗ lực tăng cường năng lực vận tải sau kỳ nghỉ lễ để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao, đảm bảo cho người dân di chuyển an toàn và thuận tiện.
Video đang HOT
Đợt nghỉ lễ Tết Nguyên đán năm nay tại Trung Quốc kéo dài từ ngày 10 – 17/2, là giai đoạn cao điểm đi lại trong kỳ Xuân vận của Trung Quốc vốn thường được gọi là cuộc di cư hằng năm lớn nhất trên thế giới. Đây là dịp để hàng trăm triệu người dân Trung Quốc đoàn tụ gia đình, đi du lịch tham quan hoặc giải trí.
Tái hiện cảnh người Trung Quốc xưa đón Tết
Những bức ảnh xưa cũ tái hiện sống động khung cảnh đón năm mới của người Trung Quốc cách đây hàng trăm năm, đầy hân hoan và tràn ngập hương vị Tết.
Phụ nữ thời nhà Thanh đi chơi hội chợ Xuân. Ảnh: Sohu
Ở cuối thời nhà Thanh (Trung Quốc), nhiều nhiếp ảnh gia phương Tây đã đến và văn hoá chụp ảnh cũng đã du nhập vào đất nước vẫn đang ở thời kỳ phong kiến này. Qua những bức ảnh đen trắng cũ kỹ, cuộc sống hàng ngày, nếp sinh hoạt của người dân trong thời kỳ đó được khắc hoạ một cách chân thực và sống động nhất. Đồng thời, thông qua những hình ảnh đó, hậu thế cũng có được cái nhìn trực quan hơn về cảnh đón Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc xưa kia.
Dù vào thời kỳ nào, Tết âm lịch vẫn luôn là một ngày lễ chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của người dân Trung Quốc. Nhiều phong tục đón Tết ở triều đại nhà Thanh vẫn còn được bảo tồn và lưu giữ cho đến tận ngày nay.
Ngày mùng 5 tháng Giêng được gọi là "Tiết phá ngũ". Theo tục lệ của người Trung Quốc, trước ngày này nhà nào cũng sẽ ăn sủi cảo, phụ nữ thường không ra đường. Bắt đầu từ ngày mùng 5 mới ra ngoài đi chơi. Ảnh: Sohu
Người thời xưa đặc biệt kiêng kị việc cắt tóc đầu năm mới, vì vậy họ thường cắt tỉa mái tóc gọn gàng trước khi Tết đến. Ảnh: Sohu
Một gia đình giàu có thời nhà Thanh đang quây quần xem biểu diễn đàn hát đầu năm mới. Ảnh: Sohu
"Chắp tay chúc tết" là một nghi thức giao tiếp độc đáo của người Trung Quốc, bắt nguồn từ thời Xuân Thu và được sử dụng rộng rãi ở tất cả các tầng lớp từ thời nhà Minh. Ảnh: Sohu
Đồ ăn vặt ưa thích vào dịp Tết của đứa trẻ Trung Quốc hàng trăm năm trước là "đậu rỗng", một món được làm từ đậu phộng xẹp, chất lượng không bằng đậu phộng bình thường như có giá rẻ hơn nhiều. Ảnh: Sohu
Ba người đàn ông đang đứng đốt pháo đón Giao thừa trước sân nhà. Ảnh: Sohu
Người khuân vác đi giao những món quà Tết được các gia đình giàu có đặt mua. Ảnh: Sohu
Tàu điện ngầm Bắc Kinh đứt toa giữa đường, 30 người bị thương Một tuyến tàu điện ngầm ở Bắc Kinh bất ngờ bị đứt khớp nối toa tàu trong lúc đang di chuyển khiến 30 hành khách trên tàu bị thương. Một tuyến tàu điện ngầm ở Bắc Kinh (Trung Quốc) bị tách đôi khi bất ngờ bị đứt khớp nối toa tàu trong lúc đang di chuyển. Sự cố xảy ra vào khoảng 18h57...