Trung Quốc gánh thêm hậu quả bất ngờ từ đại dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 làm hàng triệu người Trung Quốc phải ở trong nhà và điều đó dẫn tới tình trạng số rác xả ra tăng gấp nhiều lần.
Dịch Covid-19 làm vấn đề rác thải ở Trung Quốc thêm trầm trọng. (Ảnh: EEP)
Tuy nhiên, với Xu Yuanhong, 35 tuổi, điều hành một công ty phân loại rác thải ở Bắc Kinh thì công việc của anh ta chưa bao giờ tốt tới vậy. “Khi mọi người ở nhà, họ có nhiều thời gian hơn để tạo ra hàng đống rác thải”. Theo Xu, công ty xử lý rác Ai Fenlei của anh mỗi ngày xử lý khoảng 800 tấn rác.
Theo SCMP, kể từ tháng 2, khi thủ đô Trung Quốc bước vào tình trạng phong tỏa một phần, lượng rác mà Ai Fenlei xử lý mỗi ngày đã tăng thêm 20%, phần lớn xuất phát từ việc đóng gói giao hàng.
Do các cửa hàng tạm thời đóng cửa và người tiêu dùng phải chôn chân trong nhà, đại dịch Covid-19 đã giúp khẳng định vị thế của dịch vụ giao hàng như một phần không thể thiếu của đời sống đô thị. Tuy nhiên, nó cũng bổ sung thêm rác thải vào biển hộp bìa, hộp đựng bằng nhựa và ni lông gói mà ngành giao nhận trị giá hơn 100 tỷ USD của Trung Quốc đã tạo ra.
Sự dựa dẫm vào đóng gói có thể gây tác động hơn nữa tới môi trường và xã hội.
Ngành chuyển phát hàng hóa ở Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh trong hai thập niên qua. Năm 2019, các bưu tá đã chuyển 60 tỷ gói hàng, tăng 1/4 so với một năm trước, thống kê của Cục Bưu chính quốc gia Trung Quốc cho thấy. Theo một phân tích của Greenpeace, nhựa chiếm khoảng 1/10 vật liệu đóng gói được sử dụng. Đa số rác thải không thể phân hủy – khoảng 850.000 tấn được vứt ra bãi rác hoặc lò thiêu mỗi năm.
Ông Tang Damin, một nhà vận động của Greenpeace ở Đông Á nhận xét, sự bùng nổ của rác thải từ các vật liệu đóng gói bằng nhựa ở Trung Quốc chính là lời cảnh tỉnh với các quốc gia khác.
Video đang HOT
Với 639 triệu người mua sắm qua mạng ở Trung Quốc, đặt hàng qua mạng là bản năng thứ hai của họ, trước khi cả đại dịch xảy ra. “Tôi đặt rất nhiều món đồ qua mạng, rau củ hàng tuần, các gói hàng mỗi ngày”, Zhang Yujian, một nhân viên tài chính ở Thượng Hải cho hay. Cô phải làm việc ở nhà trong tháng 2 và tháng 3 để hạn chế virus corona lây lan. Đại dịch Covid-19 đã bổ sung thêm những món hàng mới vào danh sách mua của Zhang, đó là các chai khử trùng và nhiều hộp khẩu trang. Chỉ với vài lần chạm trên điện thoại, các món hàng trên được đưa tới ba địa chỉ khác nhau, nhà của Zhang, của bố mẹ cô và bố mẹ chồng.
Những người tiêu dùng như Zhang là lý do tại sao ngành kinh doanh chuyển phát ở Trung Quốc nổi lên như những nhân tố thắng lợi hiếm có từ đại dịch. Doanh thu của ngành này tăng 3% dù chi tiêu tiêu dùng giảm 8%.
10 thực trạng đáng báo động buộc con người thay đổi tư duy (P1)
Không thể phủ nhận rằng, những gì con người tác động lên Trái đất đang để lại hậu quả nghiêm trọng.
Những thực trạng đáng báo động này đòi hỏi con người phải thay đổi ngay để đảm bảo môi trường sống an toàn cho muôn loài trên Trái đất, trong đó có chúng ta.
1. Rác thải của con người gây gại nặng nề đến môi trường
Ảnh: BrightSide
Những loại rác thải của con người rất nguy hại bởi chúng không thể phân hủy nhanh chóng và dễ dàng. Tác động nhìn thấy rõ là rác đang ngăn chặn dòng nước, gây lũ lụt và thúc đẩy sự lây lan của bệnh tật. Túi và chai nhựa có thể mất hơn 100 năm để phân hủy. Trên toàn cầu, chúng ta vẫn đang tạo ra một lượng rác thải khổng lồ mỗi ngày.
Lượng chất thải này không chỉ nguy hiểm cho sức khỏe của con người mà còn đe dọa môi trường sống của các sinh vật biển với những "hòn đảo" rác thải nhựa trên khắp các đại dương. Các nghiên cứu cho thấy tầm ảnh hưởng của các loại rác này có thể sâu tới 30 mét, khiến các động vật hoang dã trong đại dương chết hoặc mắc kẹt trong chính môi trường sống hàng ngày.
2. Con người lạm dụng các chế phẩm từ động vật hoang dã
Ảnh: BrightSide
Mặc dù có nhiều vật liệu nhân tạo có thể thay thế cho lông động vật, tuy nhiên mỗi năm chúng ta đang giết chết vô số động vật hoang dã để lấy lông. Tương tự, những loài động vật quý hiếm cũng bị hạ sát để phục vụ thú vui của con người. Đây là hành động khiến số lượng cá thể loài bị sụt giảm nhanh chóng.
3. Các nhà máy làm ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Ảnh: BrightSide
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hiện đang phải hít thở bầu không khí với mức độ ô nhiễm cao từ khói thải xe hơi hoặc khí thải công nghiệp. Điều này có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã cảnh báo, ô nhiễm từ không khí có thể gây hại cho sức khỏe đường hô hấp, thậm chí gây ung thư phổi.
Để khắc phục tình trạng này, Hội nghị Toàn cầu đầu tiên về Ô nhiễm và Sức khỏe đã được tổ chức vào năm 2018, góp phần đẩy lùi ô nhiễm không khí. 25 giải pháp đã được đề xuất, như cải thiện tiêu chuẩn về xử lý khí thải và chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo. Những giải pháp này hứa hẹn sẽ tác động mạnh đến mức độ ô nhiễm không khí trong tương lai.
4. Khai thác tài nguyên biển quá mức
Ảnh: BrightSide
Một nghiên cứu về hệ sinh thái dưới biển cho thấy nghề kéo lưới đang tác động đến đáy biển sâu hơn 2000 mét. Các hẻm núi dưới biển sâu trước đây con người chưa được chạm tới hiện đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì công nghệ đánh bắt được cải thiện. Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy hàm lượng độc tố cao dưới biển sâu (sâu hơn 10.000 mét) có thể gây hại cho sinh vật biển.
5. Sự bất bình đẳng trên thế giới
Ảnh: BrightSide
Tình trạng người vô gia cư trên thế giới cũng đang là vấn đề nan giải. Các nghiên cứu cho thấy rằng có 150 triệu người vô gia cư trên toàn thế giới, chiếm khoảng 2% dân số thế giới. Đây là một con số đáng kinh ngạc. Hiện nay, nhiều tổ chức xã hội và các nhà hảo tâm đang triển khai những kế hoạch hỗ trợ cộng đồng.
(Còn tiếp)
Mối nguy hiếm đáng sợ ở Ấn Độ từ rác thải mùa dịch Covid-19 Tỷ lệ người nhiễm Covid-19 dần tăng cao tại Ấn Độ khiến lượng rác thải họ tạo ra trở thành những mối nguy hại lớn tới sức khỏe cộng đồng. Vào mỗi buổi chiều oi ả tại thành phố Faridabad thuộc bang Haryana miền bắc Ấn Độ, nhân viên thu gom rác thải Ashok lại đi tới từng nhà dân để thu gom...