Trung Quốc ‘được lòng’ giới trẻ Arab hơn Mỹ
Một cuộc khảo sát về giới trẻ trong khu vực Trung Đông cho thấy nhiều thanh niên Arab coi Trung Quốc là đồng minh của nước họ thay vì Mỹ.
Trung Quốc vẫn chưa chấp thuận khôi phục liên lạc quân sự với Mỹ Nhu cầu dầu Nga của Trung Quốc đột ngột giảm Hành động cân bằng của Đức với Trung Quốc
Trung Quốc “ghi điểm” ngoại giao với thỏa thuận giữa Iran và Saudi Arabia. Ảnh: Reuters
Theo kết quả cuộc khảo sát thanh niên Arab do công ty quan hệ công chúng ASDA’A BCW trụ sở tại Dubai thực hiện, Mỹ đứng thứ bảy trong số các quốc gia được coi là thân thiện trong khi Trung Quốc đã vươn lên đứng thứ 2. Cụ thể, 80% số người được hỏi coi Trung Quốc là đồng minh của quốc gia, trong khi 72% coi Mỹ là đồng minh. Cuộc khảo sát được thực hiện trên 3.600 người Arab trong độ tuổi 18-24 thuộc 53 thành phố ở 18 quốc gia Arab.
Mặc dù vẫn xếp hạng cao song nhiều quốc gia khác đã vượt qua Mỹ trong một vài năm trở lại đây. Thổ Nhĩ Kỳ được cho là quốc gia mà hầu hết thanh niên Arab coi là đồng minh, với tỷ lệ 82%. Trong số những người được thăm dò ý kiến, 61% cho biết họ ủng hộ việc Mỹ rút quân khỏi Trung Đông.
Trước đó, theo một cuộc khảo sát tương tự vào năm 2018, có tới 4/5 quốc gia được giới trẻ Arab mong muốn làm đồng minh đều là các quốc gia nằm trong khu vực, ngoại trừ Nga. Vào thời điểm đó, cả Trung Quốc và Mỹ đều không nằm trong top 5.
Những kết quả mới đây cũng một phần phản ánh sự ủng hộ của người trẻ Arab dành cho Trung Quốc đã dần tăng lên trong những năm qua khi Bắc Kinh mở rộng dấu ấn của mình trong khu vực.
Video đang HOT
Charles Dunne, một cựu nhà ngoại giao Mỹ từng phục vụ ở Trung Đông, lập luận những bước đột phá ngoại giao gần đây của Trung Quốc trong khu vực cho thấy quốc gia châu Á này đang thấy vai trò của Mỹ ở khu vực suy giảm và chính vì vậy, họ tìm kiếm cơ hội để xây dựng ảnh hưởng của riêng mình ngang hàng với Mỹ.
Không giống như Washington, Bắc Kinh đề xuất một chương trình nghị sự trong khu vực với trọng tâm là kinh tế và không có sự ràng buộc nào. Một tuyên bố chung dài 4.000 từ giữa Saudi Arabia và Trung Quốc vào tháng 12/2022 khẳng định họ sẽ “bảo vệ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, các quy tắc của luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế”.
Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ trong khu vực. Thương mại của nước này với Saudi Arabia đã tăng từ 4,1 tỷ USD năm 2001 lên 87,3 tỷ USD vào năm 2021 – nhiều hơn cả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cộng lại.
Mặc dù là một bên tham gia kinh tế trong khu vực, song Bắc Kinh đã bắt đầu mạo hiểm tham gia vào chính sách ngoại giao ở Trung Đông – từ lâu được coi là lãnh địa của Mỹ.
Vào tháng 3, Trung Quốc đã giành được một chiến thắng ngoại giao khi làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình giữa hai đối thủ lâu năm là Iran và Saudi Arab. Tiếp đến tháng 4, Trung Quốc đề nghị làm trung gian hòa giải giữa Israel và Palestine.
Trong khi đó, các quốc gia Arab, đặc biệt là các quốc gia ở vùng Vịnh, lại thất vọng khi nghĩ rằng Mỹ đã giảm dần sự quan tâm tới khu vực. Trong những năm gần đây, các nước này đã bắt đầu vạch ra chính sách đối ngoại của riêng mình, từ chối chọn phe trong cuộc chiến Ukraine và xích lại gần Trung Quốc hơn, nhấn mạnh rằng thế giới đang tiến tới đa cực. Các nhà phân tích chỉ ra chính sách Trung Đông của Mỹ tiếp tục triển khai không được các nước trong khu vực “mặn mà”, đặc biệt là sự ủng hộ Mỹ đối với Israel.
Anna Jacobs, nhà phân tích cấp cao tại nhóm chuyên gia tư vấn Nhóm Khủng hoảng Quốc tế vùng Vịnh, cho biết: “Suy nghĩ Mỹ đang xoay trục chiến lược khỏi Trung Đông dường như đang len lỏi từ chính phủ cho đến người dân trong khu vực. Tuy nhiên, suy nghĩ này vẫn chỉ là một hạt cát trên sa mạc. Quyền lực mềm của Mỹ và vai trò của nước này với tư cách là người bảo đảm an ninh trong khu vực khó có thể bị thay thế bởi các cường quốc toàn cầu khác như Trung Quốc hay Nga”.
Nữ chuyên gia nhận định: “Trung Đông đã là một đấu trường cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng các nước trong khu vực đã nói rõ rằng họ sẽ không để bị dồn vào chân tường rồi cuối cùng phải chọn một bên trong cuộc cạnh tranh quyền lực lớn. Họ có quá nhiều lợi ích ở cả phương Đông, phương Tây và cảm thấy phải duy trì quan hệ cân bằng với tất cả các cường quốc”.
Thành công, thất bại và thách thức trong 75 năm của lực lượng 'mũ nồi xanh'
Trong 75 năm, Liên hợp quốc (LHQ) đã điều động hơn 2 triệu lính gìn giữ hòa bình đến hỗ trợ các quốc gia thoát khỏi xung đột, có những sứ mệnh thành công như tại Liberia và Campuchia nhưng cũng có những thất bại không thể nào quên như Nam Tư cũ và Rwanda.
Lực lượng gìn giữ hòa bình thực hiện nhiệm vụ tuần tra tại Juba, Nam Sudan. Ảnh: AFP
Ngày nay, lực lượng "mũ nồi xanh" phải đối mặt với những thách thức mới tại hàng chục điểm nóng, với môi trường bạo lực hơn, tin giả tràn ngập và một thế giới bị chia rẽ.
Ngày 25/5 năm nay đánh dấu kỷ niệm 75 năm ngày gìn giữ hòa bình của LHQ. Vào ngày này, một buổi lễ vinh danh hơn 4.200 binh sĩ gìn giữ hòa bình đã hy sinh kể từ năm 1948 - thời điểm Hội đồng Bảo an LHQ đưa ra quyết định lịch sử gửi các quan sát viên quân sự đến Trung Đông để giám sát việc thực hiện các thỏa thuận đình chiến giữa Israel và Arab - sẽ được tổ chức.
Trong một thông điệp gửi tới những người tham gia sứ mệnh cao cả này, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã gọi lực lượng gìn giữ hòa bình là "trái tim đang đập trong cam kết vì một thế giới hòa bình hơn", nhấn mạnh đến những trợ giúp của lực lượng đối với các cộng đồng bị rung chuyển bởi xung đột và biến động trên toàn cầu.
Trong 75 năm qua, các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ đã tăng lên đáng kể. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào đầu những năm 1990, LHQ có 11.000 binh sĩ gìn giữ hòa bình. Đến năm 2014, quân số đã tăng lên 130.000 người tham gia 16 chiến dịch. Ngày nay, quân số đang ở mức 87.000 binh sĩ hoạt động trong 12 khu vực xung đột ở châu Phi, châu Á, châu Âu và Trung Đông.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 24/5 với hãng tin AP, người đứng đầu lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ Jean-Pierre Lacroix cho biết lực lượng này đã đóng góp bình ổn trật tự tại các quốc gia bao gồm Liberia, Sierra Leone, Bờ Biển Ngà, Mozambique, Angola và Campuchia. Không chỉ vậy, các binh sĩ còn phụ trách giám sát và duy trì một lệnh ngừng bắn ở miền nam Liban và đảo Síp. Trong quá trình hoạt động, lực lượng gìn giữ hòa bình cũng gặp một số thất bại như không thể ngăn chặn nạn diệt chủng Rwanda năm 1994 đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 800.000 người Tutsis và Hutus hay như vụ thảm sát năm 1995 đối với ít nhất 8.000 đàn ông và trẻ em phần lớn là người Hồi giáo tại Srebrenica trong cuộc chiến ở Bosnia.
Nói về tương lai, ông Lacroix chỉ ra thách thức lớn mà lực lượng gìn giữ hòa bình đang và sẽ phải đối mặt là một cộng đồng quốc tế bị chia rẽ và đặc biệt là sự chia rẽ trong Hội đồng Bảo an LHQ.
"Kết quả từ việc chia rẽ là chúng tôi không thể đạt được cái gọi là mục tiêu cuối cùng của công việc giữ hòa bình - được triển khai, hỗ trợ một tiến trình chính trị đi lên, và sau đó dần dần giảm sự liên quan khi quá trình chính trị đó hoàn tất. Chúng tôi không thể làm điều đó bởi vì diễn biến hòa bình không tiến triển hoặc diễn ra không đủ nhanh", nhà chức trách nhấn mạnh.
Theo ông Lacroix, về cơ bản, lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ hài lòng với những mục tiêu trung gian mà lực lượng đã đạt được, bao gồm duy trì liên tục lệnh ngừng bắn, bảo vệ dân thường và cố gắng hết sức để hỗ trợ các nỗ lực chính trị ở bất cứ đâu.
Bên cạnh một thế giới chia rẽ, lực lượng gìn giữ hòa bình còn phải đối mặt với các thách thức khác như môi trường họ hoạt động đang ngày càng bạo lực, nguy hiểm và phức tạp hơn. Tin giả và thông tin sai lệch "là mối đe dọa lớn đối với người dân và lực lượng gìn giữ hòa bình". Các mối đe dọa cũ bao gồm hoạt động tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán ma túy, vũ khí, khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên và tác động của biến đổi khí hậu cũng góp phần cản trở quá trình thực hiện sứ mệnh của lực lượng "mũ nồi xanh".
Về trách nhiệm, LHQ cần tiếp tục cải thiện hiệu suất của việc gìn giữ hòa bình và thực hiện các sáng kiến trong công tác chống tin giả, cải thiện an ninh, đồng thời tuyển dụng nhiều nữ giới hơn cho lực lượng.
Gowan làm việc trong Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế nói với AP rằng rõ ràng LHQ đang "bị mắc kẹt" ở một số quốc gia như Mali và Congo - nơi không có đủ lực lượng gìn giữ hòa bình để ngăn chặn các chu kỳ bạo lực tái diễn.
Tuy nhiên, ông Gowan nhấn mạnh đối với ý kiến hủy bỏ hoàn toàn các hoạt động của LHQ là không nên. "Chúng ta đã học được một bài học từ Afghanistan, rằng ngay cả các lực lượng phương Tây được vũ trang mạnh mẽ thế nào cũng không thể áp đặt hòa bình. Thành tích của LHQ có thể không hoàn hảo, nhưng không ai khác giỏi hơn tổ chức này trong việc xây dựng sự ổn định ở các quốc gia đang hỗn loạn", chuyên gia Gowan kết luận.
Sau 10 năm cắt quan hệ, Syria và Saudi Arabia mở lại Đại sứ quán Syria và Saudi Arabia ra thông cáo cho biết đã đồng ý mở lại Đại sứ quán ở mỗi nước sau gần 10 năm cắt đứt quan hệ. Ngoại trưởng Syria Faisal Mekdad (trái) trong cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia Waleed Al-Khuraiji hôm 12/4. Ảnh: AP Trong một thông cáo ngày 10/5, Bộ Ngoại giao Syria xác nhận việc...