Trung Quốc dùng thảo dược điều trị Covid-19
Các nhà khoa học cho biết thuốc Lianhua Qingwen (liên hoa thanh ôn) giúp giảm bớt các triệu chứng ở người nhiễm nCoV.
Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí y khoa Phytomedicine ngày 16/5, được thực hiện bởi nhóm chuyên gia đầu ngành bao gồm viện sĩ Chung Nam Sơn, người đứng đầu nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia; nhà dịch tễ học Li Lanjuan, giám đốc Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia về Chẩn đoán và Điều trị Bệnh truyền nhiễm và Zhang Boli, hiệu trưởng Đại học Y học Cổ truyền Thiên Tân.
Lianhua Qingwen là một loại thảo dược của Trung Quốc, thành phần có hoa kim ngân, hoa chuông vàng Nhật Bản và một số loại thực vật khác. Trong tháng 2, các nhà khoa học đã phân tích tình trạng sức khỏe của 284 bệnh nhân Covid-19 tại 23 bệnh viện cả nước. Kết quả cho thấy sau 14 ngày sử dụng, triệu chứng của họ được cải thiện rõ rệt (57% trong ngày thứ 5 và hơn 91% vào ngày cuối cùng của liệu trình).
Thuốc, được bào chế dạng viên nang, giúp rút ngắn cơn sốt một ngày, các triệu chứng như mệt mỏi và ho cũng giảm bớt khoảng ba ngày so với nhóm bệnh nhân đối chứng, được điều trị tiêu chuẩn. Kết quả chụp CT lồng ngực tiến triển tốt. Tuy nhiên, tải lượng virus trong cơ thể các tình nguyện viên vẫn ở mức cao.
“Nghiên cứu chỉ ra độ hiệu quả và an toàn của thuốc, Lianhua Qingwen có thể sử dụng để điều trị Covid-19″, chuyên gia nêu.
Viện sĩ Chung Nam Sơn trong cuộc phỏng vấn với SCMP ngày 26/5. Ảnh: SCMP
Thông thường, các thử nghiệm lâm sàng được thực hiện theo phương pháp “mù đôi”, tức là cả bác sĩ và bệnh nhân đều không biết mình phân phát hay được uống loại thuốc nào. Điều này đảm bảo tính khách quan tuyệt đối của kết quả. Song vì mức độ cấp thiết của đại dịch, nghiên cứu mới không đảm bảo yếu tố này. Thay vào đó, người bệnh được lựa chọn ngẫu nhiên để dùng Lianhua Qingwen hoặc điều trị tiêu chuẩn.
Video đang HOT
Nhóm nhà khoa học thừa nhận đây là một hạn chế, cho rằng cần tìm hiểu sâu để xác định liệu kéo dài thời gian dùng thuốc có hiệu quả hơn hay không.
Trước đó, viện sĩ Chung đã khuyến khích bác sĩ trong nước sử dụng viên nang Lianhua Qingwen cho các bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng sốt.
Tuy nhiên, ý tưởng đã vấp phải sự chỉ trích của nhiều chuyên gia phương Tây. Hồi đầu tháng 5, một bác sĩ người Canada đã cảnh báo thận trọng khi sử dụng Lianhua Qingwen, sau khi sinh viên Trung Quốc được đại sứ quán phân phát loại thuốc này.
Ngày 26/5 vừa qua, Cơ quan Hải Quan và Biên phòng Mỹ đã tịch thu ba bưu kiện chứa 28.000 viên nang Lianhua Qingwen với cáo buộc vi phạm Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm Liên bang.
Đến nay Covid-19 vẫn chưa có phương pháp điều trị chính thức. Hiện có ít nhất 72 thử nghiệm lâm sàng được đăng ký với 9 loại thuốc bao gồm Remdesivir, Favipiravir, Tocilizumab, Baricitinib, Acalabrutinib, Huyết tương, Steroid, Hydroxychloroquine và chloroquine.
Sản phụ đầu tiên nhiễm nCoV sinh con
Lo lắng cho đứa con sắp chào đời, Natasha Ling, 29 tuổi và chồng quyết định lên chuyến bay đêm từ London về Singapore dù sát ngày dự sinh.
Ling cho biết, hai vợ chồng vừa kỷ niệm 5 năm ngày cưới vào tháng trước. Họ dự định sinh con đầu lòng ở London nhưng đã làm thay đổi tất cả. Cả hai quyết định bay về Singapore do số lượng người mắc Covid-19 ở Anh tăng đột biến. Khi đó, nước này có gần 180.000 ca mắc và hơn 28.000 ca tử vong. Bạn bè của hai vợ chồng nói rằng họ bị "điên" khi quyết định điều này.
"Tôi tin rằng nếu ở Singapore thì mọi thứ sẽ ổn", Ling nói.
Ở Anh, để mua được khẩu trang còn khó khăn hơn nhiều so với đặt vé máy bay. Họ đã đi rất nhiều hiệu thuốc và cuối cùng mỗi người chỉ mua được một chiếc khẩu trang với giá 20 bảng.
Sau khi đo thân nhiệt an toàn, cả hai về nhà và thực hiện cách ly 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế Singapore. Riêng Pele thì bị mất khứu giác. Ngay trong đêm, anh sốt nhẹ và được đưa tới Trung tâm Bệnh truyền nhiễm Quốc gia để xét nghiệm.
Trưa hôm sau, Pele nhận kết quả dương tính với nCoV. Xe cứu thương tới và đưa anh đến bệnh viện.
"Tôi cảm thấy mình đang ở trong phân cảnh của một bộ phim. Mọi người đều mặc bộ đồ bảo hộ kín mít và không thể biết đâu là bác sĩ, y tá vì chỉ nhìn thấy đôi mắt của họ", Pele chia sẻ.
Giống như chồng, Ling cũng bị mất khứu giác và không có triệu chứng nào khác. Cô là thai phụ đầu tiên mắc Covid-19 ở Singapore. Ling không hối hận khi trở về bởi "nếu bỏ lỡ chuyến bay đó, hai vợ chồng có thể bị kẹt ở London và không thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra".
Ling được đưa tới Bệnh viện Đại học Quốc gia để điều trị. Cô phải ngồi đợi trong xe cứu thương khoảng 20 phút trước khi một nhóm nhân viên y tế tới đưa cô vào viện. "Không ai nói cho tôi về những gì sắp xảy ra. Tôi cảm thấy mọi thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của mình", Ling nhớ lại về thời điểm khó khăn đó.
Tuy nhiên, cô vẫn tự an ủi mình phải giữ bình tĩnh nếu không sẽ ảnh hưởng đến em bé. Cô hy vọng sẽ sinh con khi đã khỏi bệnh. Theo bác sĩ, em bé sinh ra phải xét nghiệm âm tính trong 7 ngày thì hai mẹ con mới được gặp nhau.
Vài ngày sau, Pele cũng được "đoàn tụ" với vợ tại bệnh viện nhưng phải cách ly ở 2 phòng đối diện nhau. Họ có thể trò chuyện với nhau qua hành lang rộng 2 m. Y bác sĩ cũng quyết định xét nghiệm cho cặp đôi hàng ngày, thay vì cứ hai ngày một lần.
Pele và vợ trò chuyện với nhau qua hành lang rộng 2m trong bệnh viện. Ảnh: Straits Times
Sau 10 ngày điều trị, Ling được thông báo đã 2 lần âm tính với nCoV. "Cô ấy đứng ở hành lang bên kia và nói trong nước mắt rằng không muốn về nhà nếu không có tôi", Pele nhớ lại. May mắn là ngày hôm sau, anh cũng nhận được kết quả hai lần âm tính liên tiếp.
Bác sĩ cho biết trong vòng 5 ngày sau, nếu Natasha Ling chuyển dạ trước ngày dự sinh (17/4), cô sẽ tiếp tục bị xem là bệnh nhân Covid-19 và em bé sẽ phải cách ly ngay lập tức. Để an toàn, cặp đôi quyết định ở lại bệnh viện theo dõi.
5 ngày sau em bé vẫn chưa chào đời. Ling phải đi bộ 6 km mỗi ngày để kích thích quá trình sinh.
Hơn một tuần sau, bác sĩ quyết định mổ cấp cứu lấy thai. Em bé chào đời ngày 26/4, nặng 3,7kg và hoàn toàn khỏe mạnh.
Gia đình Natasha Ling hạnh phúc với con trai chào đời khỏe mạnh. Ảnh: Straits Times
Sau xét nghiệm, Boaz cũng không bị nhiễm bệnh. Đây cũng là đứa trẻ đầu tiên được sinh ra ở Singapore có bố mẹ đều mắc Covid-19.
Trẻ em mắc Covid-19 có thể không chỉ bắt đầu bằng triệu chứng ho Các nhà nghiên cứu cho biết trẻ em bị tiêu chảy, sốt hoặc có tiền sử phơi nhiễm với virus corona chủng mới nên nghi ngờ đã bị nhiễm Covid-19. Trong khuyến nghị của một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Frontiers in Pediatrics liên quan đến việc mắc Covid-19, triệu chứng rối loạn tiêu hóa cần được quan tâm...