Trung Quốc dùng tàu chiến đàn áp ngư dân Lý Sơn
- Mặc dù TQ gia tăng đàn áp nhưng với lòng yêu nước, yêu biển nên ngư dân Lý Sơn vẫn quyết tâm bám ngư trường và không chùn bước trước nguy hiểm.
Ngày 7/7, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết: “Từ khi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, tàu Trung Quốc đã 12 lần đâm va vào tàu cá và cướp tài sản của ngư dân Lý Sơn.
Đặc biệt, vụ việc vào hôm 3/7 vừa qua cho thấy Trung Quốc đang gia tăng sức đàn áp lên ngư dân, chúng ngày càng hung hăng và có những hành động nguy hiểm hơn. Nếu đánh giá về hành động nguy hiểm của Trung Quốc thì năm 2014 hơn gấp 3 lần năm 2013.
Năm 2013, có 6 trường hợp tàu Trung Quốc đâm và gây sự với tàu của ngư dân Lý Sơn ở 2 xã. Trong đó xã An Vĩnh 1 trường hợp, xã An Hải 5 trường hợp”.
Ông Chinh cho biết cụ thể: “Lúc 16h ngày 3/7, tàu QNg 96185 TS do anh Mai Văn Cường làm thuyền trưởng và cũng là chủ phương tiện đang đánh bắt ở khu vực đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bất ngờ tàu chiến Trung Quốc mang số hiệu 1312 tiến đến gần.
Tàu Trung Quốc được trang bị đầy đủ súng, pháo bất ngờ lao tới với tốc độ lớn, chúng áp mạn tàu cá rồi sử dụng chĩa sắt, búa sắt, tay bám lan can nhằm vào cabin nơi thuyền trưởng Cường đang ngồi phóng tới. Đúng là bọn cướp biển!
Tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản quanh khu vực biển thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông
Không những thế, chúng còn chồm qua nhằm thẳng cửa kính cabin và cửa sổ tàu cá đập phá tan hoang. Cũng may toàn bộ anh em đều chui xuống hầm máy nên không hề hấn gì.
Ngoài ra, chúng còn giật hệ thống điện đàm thông tin xa bờ rồi vứt xuống nước. Trước những hành động hung hăng đó của tàu Trung Quốc, tàu 96185 đã phải bỏ lưới và chạy về Lý Sơn vào lúc 15h chiều ngày 5/7″.
Ông Chinh phân tích: “Khi va chạm, tàu của Trung Quốc lớn hơn nên xoay sở chậm, tàu của mình nhỏ hơn nên mình xoay sở được. Chính vì thế nên tàu Trung Quốc dùng cano để trấn áp tàu mình”.
Theo ông Chinh, khu vực Linh Côn là khu vực mà ngư dân Lý Sơn chuyên đánh bắt ở đó, và chỉ đánh trong vùng biển của Việt Nam, chưa từng xâm lấn sang vùng biển của Trung Quốc.
Trước những hành động ngông cuồng của Trung Quốc, ông Chinh nói: “Mặc dù Trung Quốc có những hành động nguy hiểm như vậy nhưng ngư dân Lý Sơn vẫn đấu tranh theo phương pháp hòa bình, không manh động để thu thập lại thông tin, hình ảnh làm dữ liệu kiện cáo họ.
Lẽ ra theo châm ngôn của Trung Quốc là “em ngã anh nâng” nhưng đằng này Trung Quốc cho em chết luôn vậy nên hành động của Trung Quốc là không thể chấp nhận được!
Tuy nhiên, ngư dân Lý Sơn cũng không vì thế mà chùn bước, càng căm phẫn Trung Quốc ngư dân chúng tôi càng cần phải kiên quyết đấu tranh, quyết ra khơi, bám ngư trường trong mọi hoàn cảnh để giữ cuộc sống cũng như giữ chủ quyền của Việt Nam.”
Liên quan đến vụ việc, ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Tổng Cục Kiểm ngư cho biết: “Chúng tôi đang chủ động xác minh việc Trung Quốc gia tăng đàn áp lên ngư dân ở Lý Sơn. Vụ việc này Cục Kiểm ngư không nhận được thông tin nào từ phía ngư dân hay chính quyền Lý Sơn báo cáo. Chúng tôi đang chạy theo thông tin báo chí để xác minh vụ việc”.
Hội Nghề cá yêu cầu TQ thả 6 ngư dân Việt Nam
Video đang HOT
Trước việc gần đây Trung Quốc bắt giữ tàu cá cùng 6 ngư dân Quảng Ngãi, ngày 7/7, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam Võ Văn Trác vừa ra tuyên bố kịch liệt phản đối hành động sai trái này của Trung Quốc.
PGS. TS Võ Văn Trác cho biết, theo báo cáo của ngư dân và Hội Nghề cá Quảng Ngãi vào sáng ngày 3/7/2014, tàu cá của gia đình ông Võ Đạt trú tại xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) mang số hiệu QNg-94912 TS do con ruột là Võ Tấn Tèo làm thuyền trưởng cùng 5 ngư dân đang đánh bắt hải sản trên ngư trường truyền thống Vịnh Bắc Bộ đã bị phía Trung Quốc bắt giữ cả tàu và người đưa về Trung Quốc.
Theo Phó Chủ tịch Võ Văn Trác, đây là lần đầu tiên Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam kể từ sau khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Người thân những ngư dân bị Trung Quốc bắt đang rất lo lắng ngóng chờ tin tức.
“Hội Nghề cá Việt Nam kính đề nghị các cơ quan chức năng cần lên tiếng phản đối, ngăn chặn ngay những hành động vi phạm của Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc thả người và tàu cá Việt Nam đồng thời có biện pháp bảo hộ an toàn tính mạng cho 6 ngư dân bị bắt giữ trên”, PGS. TS Võ Văn Trác kêu gọi.
Hội Nghề cá Việt Nam cũng kịch liệt phản đối những hành động sai trái, ngang ngược của phía Trung Quốc đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động xâm lược, quấy phá, cản trở, cướp phá tài sản, bắt giữ ngư dân Việt Nam trái phép.
Mặt khác, Hội Nghề cá yêu cầu phía Trung Quốc phải chịu đền bù những thiệt hại về người và tài sản cho ngư dân Việt Nam.
Thanh Giang
Theo Vietbao
Khoảnh khắc đời thường của Tướng Giáp
Những bức ảnh trong cuốn sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp" xuất bản nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đại tướng phần nào phác họa chân dung nhà chỉ huy quân sự tài ba lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn giải phóng dân tộc.
Ngày 10-3-1977, đoàn đại biểu quân sự Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu sang thăm Liên Xô theo lời mời của Nguyên soái Dmitriy Ustinov
Đại tướng cùng Anh hùng Phạm Tuân thăm Trung tâm huấn luyện Gagarin (Liên Xô) tháng 7-1980
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trò chuyện với Chủ tịch Fidel Castro trong chuyến thăm Cu Ba
Đại tướng tiếp Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara năm 1995. Trong dịp gặp các phái đoàn Mỹ, đại tướng đã giải thích cho họ hiểu rõ hơn về chiến tranh nhân dân Việt Nam: "Vị tướng giỏi nhất Việt Nam là nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Người Mỹ thua Việt Nam bởi vì chưa hiểu vị tướng ấy".
Năm 2006, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã tặng đại tướng Võ Nguyên Giáp phiên bản thanh bảo kiếm của anh hùng Simón Bolívar
Đại tướng thường đi thăm các chiến trường xưa. Năm 2004, ông trở lại Điện Biên Phủ, thăm hầm tướng De Castries - Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Đại tướng nghỉ trưa trong lần thăm di tích địa đạo Củ Chi (TP HCM)
Ông thăm mẹ Việt Nam anh hùng Võ Thị Hồi (96 tuổi) ở Củ Chi
Khi đại tướng thăm đền Hai Bà Trưng (Phúc Thọ, Hà Tây cũ), một lão nông tặng ông đĩa bánh trôi tượng trưng cho lòng kính trọng của dân làng
Đại tướng gặp ông Bùi Duy Ly, phóng viên ảnh chiến trường báo Quân đội nhân dân
Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975-1995)
Dù có tuổi nhưng đại tướng vẫn miệt mài làm việc...
...hay đọc sách
Bên cạnh việc ngồi thiền, đi bộ là môn thể dục ưa thích của đại tướng
Lúc rảnh rỗi, ông ngồi thư giãn bên cây đàn piano
Còn đây là phút thư giãn của đại tướng tại biệt thự 11 Phan Đình Phùng (Vũng Tàu)
Bữa cơm của hai ông bà
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ... thường xuyên tới thăm hỏi đại tướng. Trong ảnh, ông Trương Tấn Sang (nay là Chủ tịch nước) thăm đại tướng năm 2008
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm đại tướng năm 2008
Năm 2010, cán bộ và nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tặng đại tướng bài thơ: "Đại tướng anh hùng dễ mấy ai/ Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài/ Thắng hai đế quốc, bách niên thọ/ Hoàn cầu có một, không có hai"
Theo Người lao động
Những dấu mốc trong cuộc đời tướng Giáp Năm 14 tuổi bắt đầu hoạt động cách mạng, đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành một trong những nhà chiến lược quân sự tài ba nhất lịch sử Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911, quê ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến...