Trung Quốc dùng tàu cá “độc chiếm” biển Đông
Chính quyền Trung Quốc hỗ trợ tài chính, hệ thống vệ tinh cho các tàu cá và động viên các thuyền trưởng đánh bắt cá trong các vùng biển tranh chấp nhằm thực hiện mưu đồ bành trướng trên biển Đông, theo Reuters.
Tại đảo Hải Nam của Trung Quốc, một thuyền trưởng tàu cá giấu tên cho phóng viên Reuters thấy chiếc tàu cũ kỹ của mình.
Mặc dù tàu cũ, nhưng tàu cá được chính quyền Trung Quốc trang bị miễn phí hệ thống định vị vệ tinh giúp ông thuyền trưởng liên lạc trực tiếp với lực lượng tuần duyên Trung Quốc. Hệ thống này sẽ rất hữu dụng nếu tàu cá Trung Quốc đi vào khu vực thời tiết xấu hoặc chạm trán với tàu tuần tra của Việt Nam hay Philippines khi đi đánh cá trong khu vực tranh chấp trên biển Đông.
Tàu cá của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp ở Hoàng Sa – Ảnh: Độc Lập
Vào cuối năm 2013, hệ thống vệ tinh Beidou của Trung Quốc đã được lắp đặt trên 50.000 tàu cá nước này, Tân Hoa xã cho hay.
Hệ thống vệ tinh Beidou vẫn được coi là đối thủ của Hệ thống định vị toàn cầu – GPS (Mỹ) và hệ thống định vị GLONASS (Nga). Quân đội Trung Quốc sử dụng Beidou nhiều nhất, theo Reuters.
Tại Hải Nam, cửa ngõ ra biển Đông, các thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc chỉ chi trả 10% chi phí đánh bắt cá. Chính quyền hỗ trợ số còn lại.
Video đang HOT
Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tăng cường hỗ trợ tài chính cho ngư dân khi họ đi đánh bắt cá và tìm kiếm ngư trường xa bờ trên biển Đông, theo Reuters.
Chính quyền Hải Nam còn khuyến khích ngư dân đánh bắt cá trong khu vực tranh chấp trên biển Đông, các thuyền trưởng cho Reuters hay trong các cuộc phỏng vấn tại cảng Quỳnh Hải, Hải Nam.
Chính quyền Trung Quốc còn hỗ trợ xăng dầu để các tàu cá có thể đánh bắt xa bờ, các thuyền trưởng Trung Quốc cho biết thêm.
Gần đây, tàu cá Trung Quốc đã được điều động lảng vảng quanh khu vực mà Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam.
Tàu cá Trung Quốc quanh giàn khoan đã đâm húc và thậm chí đâm chìm tàu cá Việt Nam trong vòng trên hai tháng cho đến Bắc Kinh cho rút giàn khoan vào ngày 15/7, Reuters cho hay.
“Cá rất quan trọng đối với Trung Quốc. Rõ ràng là đội tàu cá Trung Quốc được chính quyền nước này động viên và tài trợ để đánh bắt cá trong vùng biển tranh chấp”, giáo sư Alan Dupont, chuyên gia về an ninh quốc tế thuộc Đại học New South Wales (Úc), nhận định.
“Chính quyền Trung Quốc làm điều này vì động cơ thương mại và địa chính trị”, theo ông Dupont.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Trung Quốc thực hiện một loạt động thái phi pháp ở Hoàng Sa
Trong vài ngày qua Trung Quốc đã công bố một loạt động thái phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, như thành lập Ủy ban dân cư khu vực đảo Hữu Nhật, khai thông tuyến hàng hải tại đảo Duy Mộng...
Tân Hoa xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, đưa tin, ngày 22/7 Trung Quốc chính thức thành lập Ủy ban cư dân khu vực đảo Hữu Nhật. Theo giới thiệu, cái gọi là Ủy ban cư dân khu vực đảo Hữu Nhật sẽ phối hợp các cơ quan hữu quan của cái gọi là thành phố Tam Sa, sẽ triển khai công tác bảo vệ di sản văn hóa và thực vật trên đảo Hữu Nhật và khu vực biển lân cận.
Đảo Hữu Nhật là một đảo san hô thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa. Đảo này có diện tích khoảng 0,3 km. Hiện trên đảo này có 12 ngư dân Trung Quốc chiếm đóng
Theo người phụ trách của cái gọi là thành phố Tam Sa, hiện Trung Quốc đã thành lập 9 Uỷ ban cư dân trên các đảo như đảo Phú Lâm, đảo Duy Mộng, đảo Vành Khăn, phân bố tại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Cũng ngày 22/7, trang web Chinanews của Trung Quốc cho hay nước này chính thức khai thông tuyến đường hàng hải tại đảo Duy Mộng, điều đó có nghĩa toàn bộ tuyến đường hàng hải của các đảo có người ở thuộc quần đảo Hoàng Sa đều được khai thông.
Chinanews cho hay tuyến đường hàng hải Duy Mộng có chiều dài 1700 m, thời gian thi công là 43 ngày, với tổng kinh phí khoảng 280.000 Nhân dân tệ.
Tưởng Duy Quyền, với chức danh phía Trung Quốc dựng lên là Chủ nhiệm Ủy ban quản lý, Phó Bí thư Ủy ban công tác Nhóm đảo Lưỡi Liềm ngang nhiên tuyên bố: tuyến đường hàng hải này khai thông sẽ giải quyết vấn đề đi lại cho người dân, và cũng là để "xây dựng chủ quyền" (trái phép) của Trung Quốc.
Ông này còn cho biệt, hiện tại tuyến đường này chỉ có thể phục vụ các tàu cá và ca-nô, xuồng, còn những tàu có trọng tải lớn thì không thể sử dụng được.
Tưởng Duy Quyền còn giới thiệu, theo quy hoạch của cái gọi là thành phố Tam Sa, chính quyền "Tam Sa" sẽ hoàn thiện điều kiện đi lại trên biển cho các đảo thuộc Nhóm Lưỡi Liềm trong vòng 3 năm tới và đến lúc hoàn thiện, sẽ có tàu du lịch, tàu thu hồi rác và tàu chấp pháp thực thi pháp luật trên vùng biển này.
Trước đó, vào ngày 21/7, truyền thông Trung Quốc cũng đưa tin Trung tâm giám sát môi trường tỉnh Hải Nam sẽ tiến hành hoạt động giám sát môi trường sinh thái biển tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và vùng biển lân cận
Được biết, Cơ quan này chủ yếu sẽ tiến hành các hoạt động giám sát chất lượng môi trường biển tại các đảo như đảo Phú Lâm, Đảo Đá, đảo Bắc, đảo Cây... thuộc quần đảo Hoàng Sa. Nội dung giám sát bao gồm: giám sát các yếu tố môi trường như: tiếng ồn, nước biển, trầm tích biển, sinh vật biển, thể sinh vật biển còn xót lại, mạch nước ngầm, thổ nhưỡng và các yếu tố môi trường sinh thái khác.
Đây là bước đi tiếp theo của Trung Quốc tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhằm hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền phi pháp của nước này.
Hương Giang
Theo Dantri
Quảng Ngãi: Ngư dân trắng tay trở về khi bị Trung Quốc bắt giữ Khoảng 12h ngày 17-7, 6 ngư dân trên tàu cá QNg 94912 ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi, bị Trung Quốc bắt giữ đã về đến nhà an toàn và khoẻ mạnh. Mừng vì cuối cùng được về đến nhà, nhưng toàn bộ con tàu trị giá gần 2 tỷ đồng và số 2 tấn hải sản bắt được vẫn...