Trung Quốc dùng quả đấm thép bọc nhung
Cách tiếp cận ngoại giao hiện nay của TQ thường phức tạp hơn nhiều so với những gì giới lãnh đạo Bắc Kinh thể hiện, đó là chính sách “quả đấm thép bọc nhung”. Một ví dụ là tính toán của Bắc Kinh với Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Việc TQ triển khai giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế của VN một lần nữa làm căng thẳng Biển Đông leo thang nguy hiểm. Động thái này được nhiều nhà bình luận coi là minh chứng mới nhất cho cách tiếp cận ngày một gây hấn của Bắc Kinh với các lợi ích trong khu vực. Từ cuối những năm 1990 và hầu hết những năm 2000, TQ thực hiện “cuộc tấn công quyến rũ” khi tìm cách phát triển tốt các mối quan hệ với láng giềng.
Với trưởng đoàn TQ, ông Abe sẽ đối mặt với một đối thủ đáng gờm.
Tuy nhiên, từ khoảng năm 2009, Bắc Kinh đã đặt dấu chấm hết cho giai đoạn này, cứng rắn hơn với các tranh chấp khu vực, tăng tốc yêu sách chủ quyền và áp đặt lập trường cứng rắn với trật tự khu vực hiện tồn. Việc triển khai giàn khoan dầu là diễn biến mới nhất trong hàng loạt vụ việc TQ gây ra ở châu Á. Nó cho thấy một Bắc Kinh ngày càng muốn phô diễn sức mạnh và đảo lộn các thỏa thuận khu vực hiện có.
Cách tiếp cận của TQ với khu vực cũng phức tạp hơn. Nhà quan sát TQ tại Đại học Harvard, Alastair Iain Johnston lập luận rằng, chính sách ngoại giao TQ trong suốt những năm 2000 không hoàn toàn là mềm mỏng cũng như sự quả quyết của Bắc Kinh hiện tại không đặc biệt mới mẻ.
Cách tiếp cận ngoại giao hiện nay của TQ thường phức tạp hơn nhiều so với những gì giới lãnh đạo Bắc Kinh thể hiện, đó là chính sách “quả đấm thép bọc nhung”. Một ví dụ điển hình là tính toán của Bắc Kinh với Đối thoại Shangri-La (SLD) lần này ở Singapore.
SLD là một diễn đàn an ninh liên chính phủ tổ chức hàng năm bởi một tổ chức cố vấn độc lập – Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS). Nó là cơ hội để các bộ trưởng quốc phòng châu Á, quan chức, nhà ngoại giao, hoạch định chính sách trao đổi về tất cả các vấn đề an ninh.
Năm nay, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe là diễn giả chính trong đêm khai mạc. Tại thời điểm căng thẳng tăng cao giữa TQ và Nhật Bản, phát biểu của ông Abe rất đáng chú ý. Ông thường xuyên chỉ trích các hành động của TQ ở Hoa Đông và Biển Đông. Ông nỗ lực tăng cường các khả năng quân sự của Nhật trước một TQ gây hấn, tìm cách nới lỏng các hạn chế với sức mạnh quân sự Nhật nhằm mục tiêu đối phó với TQ.
Video đang HOT
Toan tính trật tự mới
Đã có một số suy đoán rằng, Bắc Kinh có thể tẩy chay SLD năm nay để phản đối sự xuất hiện của Thủ tướng Nhật như đã làm hồi đầu những năm 2000 để phản đối sự tham dự của đoàn Đài Loan.
Tuy nhiên, thay vào đó, Bắc Kinh thông báo sẽ cử đoàn đại biểu lớn dẫn đầu là bà Phó Oánh. Hiện là chủ tịch Ủy ban các vấn đề đối ngoại của quốc hội TQ, bà Phó điển hình cho chính sách tiếp cận mềm dẻo trong ngoại của TQ những năm 2000.
Cho dù vậy, vẫn có một quả đấm thép giấu trong chiếc găng tay nhung của bà. Tại lúc đỉnh điểm cuộc bế tắc năm 2012 giữa các tàu Philippines và TQ ở bãi cạn Scarborough, con người thông thường khá mềm dẻo ấy đã nhắc nhở Manila rằng “không nên đánh giá sai tình hình” và không “làm leo thang căng thẳng mà không cân nhắc tới hậu quả”.
Đầu năm nay, bà cũng công khai chỉ trích quá khứ quân phiệt của Nhật. Nghĩa là, với trưởng đoàn TQ, ông Abe sẽ đối mặt với một đối thủ đáng gờm.
Liệu cách tiếp cận của Bắc Kinh với SLD sắp tới sẽ thể hiện rõ quỹ đạo hiện tại của chính sách đối ngoại TQ? Nó cho thấy một TQ đang tham gia vào cấu trúc trật tự khu vực hiện tồn, nhưng không sẵn sàng đi theo trật tự ấy.
Mặc dù do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tổ chức và thông thường khá độc lập, thì Bắc Kinh vẫn xem SLD là nơi thể hiện nguyên trạng hiện có và qua đó củng cố ưu thế khu vực của Mỹ.
Trong một động thái thay đổi từ việc miễn cưỡng cử phái đoàn cấp thấp tham dự sang việc điều động một đội ngũ hùng hậu với bà Phó Oánh làm trưởng đoàn, TQ đang thực hiện tham vọng của mình là tìm kiếm không gian để tự do hoạt động từ những “nguyên trạng” hạn chế.
Cách tiếp cận của TQ với Đối thoại năm nay truyền tải một thông điệp tinh vi nhưng đơn giản. Họ muốn một trật tự khu vực khác với trật tự hiện tồn. Và họ đang ngày càng sẵn sàng cũng như có khả năng tìm kiếm lợi ích, không gian cho mình theo cách riêng biệt.
Theo Vietnamnet
Trung Quốc hành xử "không thể tin được"
Diễn đàn toàn cầu Boston ở Mỹ kêu gọi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) điều tàu hải quân đến biển Đông để đóng vai trò quan sát viên.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 27-5 bày tỏ lo ngại trước việc tàu Trung Quốc ngang ngược đâm chìm tàu cá Việt Nam và chỉ trích Bắc Kinh đang là bên khiêu khích trong căng thẳng hiện nay ở biển Đông.
Vụ việc đáng báo động
Tại cuộc họp báo ở Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết: "Chúng tôi tiếp tục quan ngại về cách hành xử của tàu thuyền Trung Quốc trong khu vực. Chúng tôi kêu gọi các bên cùng kiềm chế, giảm căng thẳng, giải quyết vấn đề một cách an toàn và có trách nhiệm".
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu kiểm ngư Việt Nam hôm 28-5 Ảnh: CNN
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera bày tỏ sự lo ngại sâu sắc trước việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam. Ông cho biết: "Chúng tôi cho rằng đây là một vụ việc đáng báo động. Một tàu cá Việt Nam bị nhiều tàu cá Trung Quốc bao vây rồi đâm chìm ngay khi có mặt tàu hải giám. Chúng ta cần phải đặt câu hỏi là tại sao một tàu cá, lẽ ra chỉ làm công việc đánh bắt cá, lại đâm vào tàu cá khác như thế. Thật là không thể tin được". Phát biểu trước quốc hội ngày 28-5, Thủ tướng Shinzo Abe cho hay sẽ cân nhắc mở rộng hoạt động của quân đội Nhật Bản ở nước ngoài để đóng góp nhiều hơn cho hòa bình và ổn định của thế giới. Ông Abe cũng nói Tokyo sẽ hợp tác với ASEAN để bảo đảm luật pháp quốc tế được tôn trọng ở biển Đông giữa lúc Trung Quốc "đang dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng" khu vực này.
Vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam đã trở thành tâm điểm mới của truyền thông quốc tế. Báo Zeit của Đức hôm 27-5 đưa tin một tàu của Trung Quốc rõ ràng đã đâm và làm chìm một tàu cá Việt Nam ở biển Đông. Khi vụ việc xảy ra có khoảng 40 tàu cá Trung Quốc vây quanh một nhóm tàu của Việt Nam. Báo Spiegel cùng ngày đăng tin ảnh về vụ việc, đồng thời dẫn lời một quan chức cấp cao Việt Nam lên án "hành động khủng bố" của Bắc Kinh cũng như khẳng định "Việt Nam sẽ sử dụng mọi kênh ngoại giao để phản đối hành động này". Trong bản tin của Deutsche Welle, ngoài thông tin về hành động ngang ngược mới nhất của Trung Quốc, đài này còn khẳng định việc Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với hơn 2/3 diện tích biển Đông đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước ven biển như Việt Nam và Philippines.
Sáng kiến hòa bình cho biển Đông
Trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông và Hoa Đông gia tăng do sự ngang ngược của Trung Quốc, Diễn đàn toàn cầu Boston (BGF) - một diễn đàn của các học giả tại Mỹ - cho hay sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế vào ngày 2-7 để bàn về những giải pháp bảo đảm hòa bình trên biển Đông và biển Hoa Đông với sự tham gia của các lãnh đạo Liên Hiệp Quốc, Mỹ và châu Á. Hai giáo sư hàng đầu Michael Dukakis và Joseph Nye sẽ điều phối trao đổi trong khi BGF định mời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chủ trì hội thảo.
Mục tiêu của BGF là tìm cách giảm nhẹ nguy cơ xung đột thông qua việc cung cấp cơ chế đối thoại mở giữa những nước liên quan. Hội thảo nói trên sẽ được phát trực tiếp để công dân toàn thế giới theo dõi và thảo luận thông qua các mạng xã hội và website của BGF. Bên cạnh hội thảo, BGF đồng thời kêu gọi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) điều các tàu hải quân đến biển Đông để làm quan sát viên, đặc biệt là tại nơi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Nỗ lực trên của BGF diễn ra giữa lúc có những chỉ trích chính sách đối ngoại của Mỹ quá thụ động và chính quyền Tổng thống Barack Obama không ngăn chặn hiệu quả sự khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông. Tuy nhiên, các quan chức Nhà Trắng bác bỏ chỉ trích, đồng thời chỉ ra Washington vẫn đang phản đối mạnh mẽ những bước đi sai trái của Trung Quốc ở biển Đông.
Tàu Nhật đến biển Đông
Báo Yomiuri hôm 28-5 đưa tin Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ điều tàu vận tải đổ bộ Kunisaki chở 140 binh sĩ Mỹ và Úc đến biển Đông tham gia diễn tập ứng phó thiên tai quốc tế. Tàu Kunisaki dự kiến rời căn cứ hải quân Yokosuka của Mỹ ở tỉnh Kanagawa - Nhật Bản hôm 29-5 và đến Việt Nam vào ngày 6-6 rồi sau đó là Campuchia và Philippines. Cuộc diễn tập nhiều khả năng sẽ thể hiện sự đoàn kết giữa Nhật Bản, Mỹ và Úc trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Trang tin quân sự Strategy Page (Mỹ) bình luận Trung Quốc lo ngại Nhật hơn hẳn Philippines và Việt Nam. Là một cường quốc công nghiệp và thương mại, Nhật có khả năng kêu gọi quốc tế trừng trị hành vi hiếu chiến của Trung Quốc, trong đó có cấm vận kinh tế dù biện pháp này cũng sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ xấu đến kinh tế thế giới.
Theo Người Lao Động