Trung Quốc dừng nhập, giá mít Thái miền Tây còn 7.000 đồng/kg
Thị trường hơn 1 tỷ dân Trung Quốc ngừng thông quan hàng hoá, trong đó có mặt hàng mít do ảnh hưởng bởi dịch viêm phổi do virus Corona gây nên, khiến mặt hàng này đang gặp khó khăn trong tiêu thụ. Hiện giá mít Thái tại một số tỉnh miền Tây đang giảm từ 5-7 lần, song cũng rất khó bán.
Năm công mít Thái (5.000 m2) của gia đình ông Nguyễn Văn Khanh, xã Phú Hữu (huyện Châu Thành, Hậu Giang) đến kỳ thu hoạch đợt thứ nhất với sản lượng khoảng 5 tấn nhưng không bán được, khiến ông “đứng ngồi không yên”.
Ông Khanh cho biết, nhằm ngăn chặn dịch viêm phổi do virus Corona gây ra, thị trường Trung Quốc ngưng nhập hàng, nhiều cửa khẩu tạm dừng thông quan hàng hoá, các vựa ở địa phương ngưng hoạt động, thương lái cũng không mua mít nữa.
Mít Thái trồng tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang được bao trái. Ảnh: Cửu Long
“Mít thu hoạch giờ chỉ bán cho các chợ và quầy sạp dọc đường với giá rất thấp; giá ngày 30/1 là 10.000 đồng mỗi kg, nay giảm còn 7.000 nhưng không ai mua”, ông Khanh nói và cho biết vào thời điểm này năm ngoái, nông dân Hậu Giang bán mít với giá 50.000-70.000 đồng mỗi kg, thương lái lùng tới nhà đặt cọc, trả tiền trước.
Nhiều nông dân khác ở huyện Châu Thành đốn bỏ vườn cây ăn trái đặc sản như măng cụt, chôm chôm, bưởi Năm Roi… để trồng mít Thái cũng đang rất lo lắng vì đầu ra ách tắc.
“Trước đây, vào vụ cơ sở, tôi thu mua khoảng 10 tấn mít mỗi ngày. Nhưng trước Tết Nguyên đán 2020, đầu mối bên Trung Quốc thông báo ngưng nhập hàng, chờ đến khi dịch viêm phổi được khống chế nên mình phải ngưng mua vào”, ông Trần Văn Thanh, chủ vựa mít ở Hậu Giang nói.
Video đang HOT
Một vườn mít Thái vừa xuống giống ở Hậu Giang. Ảnh: Cửu Long
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang Trần Chí Hùng cho biết, trước tình hình đột xuất này bà con nông dân cần hết sức bình tĩnh, cắt vụ, dưỡng cây. Chờ khi thị trường khôi phục trở lại thì tập trung cho mít ra trái để có sản phẩm bán.
“Hiện diện tích mít Thái quá lớn, trên 3.000 ha, tăng hơn 2.000 ha so với năm 2018 (chủ yếu ở hai huyện Châu Thành và Châu Thành A), nhưng đầu ra sản phẩm chủ yếu phụ thuộc Trung Quốc“, ông Hùng nói và khuyến cáo để tránh rủi ro, người dân không nên ồ ạt phá bỏ vườn cây ăn trái đặc sản chuyển qua trồng mít.
Tại Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang…, nhiều nông dân trồng mít Thái cũng đang lo lắng vì khó tiêu thụ dù giá giảm mạnh.
Theo Cửu Long (Vnexpress)
Nhiều nơi học sinh được nghỉ, phụ huynh nháo nhào tìm người trông con
Sau khi Thủ tướng Chính phủ công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, nhiều tỉnh thành khắp cả nước cho học sinh nghỉ học 1 tuần từ ngày 3/2.
Học sinh đeo khẩu trang kín mít trong giờ học
Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Lào Cai, Cao Bằng, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long, Hải Phòng, Đồng Nai, Tây Ninh... đã có thông báo cho học sinh nghỉ học.
Tối 2/2, UBND thành phố Hà Nội quyết định cho học sinh toàn thành phố nghỉ học 1 tuần (từ ngày 3/2 đến hết ngày 9/2). Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, toàn thành phố có khoảng 2 triệu học sinh từ mầm non đến THPT. Cùng ngày, UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 01 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra trên địa bàn thành phố.
Theo đó, UBND thành phố chỉ đạo Sở GD&ĐT Hà Nội thực hiện nghiêm việc các học sinh, sinh viên có biểu hiện nhiễm bệnh không đến trường; áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch như: đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, sử dụng chất sát khuẩn; phun thuốc khử khuẩn tất cả các trường học trên địa bàn; thường xuyên theo dõi nắm tình hình dịch bệnh tại các trường học, cơ sở giáo dục và phối hợp với cơ quan y tế có biện pháp xử lý kịp thời; chủ trì phối hợp với Sở Y tế xem xét sẵn sàng thực hiện việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học khi dịch bùng phát; chỉ đạo các trường học, cơ sở đào tạo có học sinh, sinh viên đi về từ vùng có dịch để phối hợp tổ chức quản lý, giám sát nhằm phát hiện sớm trường hợp bệnh.
Tại Hà Nội, trong 2 ngày cuối tuần, các đơn vị đã phun thuốc khử trùng khoảng 3.000 trường học. Một số trường ngoài công lập ở Hà Nội đã thông báo lùi lịch học của học sinh từ 7 đến 10 ngày. Bà Vương Hương Giang, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cho biết, trên địa bàn có 39 trường công lập, 5 trường tư thục. Trong 2 ngày trở lại trường học sau Tết, số học sinh nghỉ lên đến 3.944 em. Các trường ngoài công lập như: Đoàn Thị Điểm, Vinschool, Trường liên cấp Newton, Trường PTLC Olympia... cũng đã thông báo lùi lịch học.
Chiều tối 2/2, ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM ký văn bản chính thức cho phép học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ học thêm 1 tuần. Văn bản ghi rõ: "Học sinh, sinh viên, học viên các cấp học, bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT, GDTX và các đơn vị trực thuộc trên địa bàn thành phố được nghỉ học từ ngày 3/2 đến hết ngày 9/2. Sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng GD&ĐT quận, huyện, các cơ sở giáo dục trên địa bàn phối hợp với ngành y tế địa phương tổ chức tốt các biện pháp phòng, chống dịch nCoV".
Các trường học tại TPHCM những ngày qua đã khử khuẩn, tổng vệ sinh và liên lạc thông tin cho phụ huynh, học sinh về dịch bệnh cũng như hướng dẫn các cách phòng tránh.
Ngày 1/2 và 2/2, nhiều trường tư thục, quốc tế trên địa bàn có văn bản cho học sinh nghỉ học thêm 1 tuần so với thời gian đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết. Riêng các trường đại học, nhiều trường cũng đã chủ động cho sinh viên nghỉ học thêm 1 tuần.
Ngày 2/2, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận cho phép trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mầm non, học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, sinh viên trong toàn tỉnh được nghỉ học từ ngày 3 đến 9/2.
Tại Đồng Nai, Phòng GD&ĐT thành phố Biên Hòa đã ra thông báo về việc cho học sinh nghỉ học trong hai ngày 3 và 4/2 để thực hiện các biện pháp phòng dịch như: phun xịt hóa chất khử trùng trường học, chuẩn bị nước rửa tay, khẩu trang, khảo sát lịch trình học sinh nghỉ Tết xem học sinh có đi đến các vùng có dịch hoặc tiếp xúc với người đến từ vùng có dịch.
Ông Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, cho biết, ngành y tế tạm cấp hóa chất cho Trung tâm Y tế các huyện, thành phố trong tỉnh để khử trùng trường học. Đồng thời hướng dẫn nồng độ phun và hỗ trợ máy cho một số địa phương.
Tại cuộc họp ngày 2/2, ông Huỳnh Thanh Tạo, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona tỉnh Hậu Giang cho biết, học sinh, sinh viên trên địa bàn sẽ nghỉ học thêm 1 tuần sau kỳ nghỉ Tết.
Theo bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hậu Giang, Sở thông báo và yêu cầu tất cả các trường học trong thời gian học sinh nghỉ học phải vệ sinh, dọn dẹp trường lớp nhiều hơn nữa, đồng thời đề xuất ngành y tế phun xịt khử trùng toàn bộ trường học trên địa bàn.
ến ngày 2/2, tại Hậu Giang chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh, song tỉnh tích cực phòng chống dịch bệnh, vì tỉnh có nhiều người nước ngoài, trong đó có người Trung Quốc cư trú, làm việc.
Ngày 2/2, Sở GD&ĐT Kiên Giang và Sở GD&ĐT Vĩnh Long có công văn về việc cho phép học sinh nghỉ học một tuần và bố trí học bù vào thời gian thích hợp.
Tạm dừng lễ hội, công bố đường dây nóng
Trước đó, ngày 1/2, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành công văn yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành đoàn thể cấp tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tạm dừng tổ chức các lễ hội chưa khai mạc, trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ; các hoạt động tập trung đông người, các lễ hội, hội thảo... để tập trung phòng, chống dịch. Đối với các lễ hội đã tổ chức khai mạc, phải giảm quy mô, thời gian tổ chức lễ hội, giảm các hoạt động trong lễ hội; hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung đông người tham gia, đảm bảo các điều kiện về phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. UBND tỉnh cũng đã ra thông báo về việc tạm dừng tổ chức chương trình nghệ thuật "Kiên Giang 20 năm lấn biển dựng quê hương" vào lúc 20 giờ ngày 3/2.
Tại Hậu Giang, nhằm đảm bảo việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết, để kịp thời phát hiện những hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với trang thiết bị y tế, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang thông báo tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân qua số điện thoại đường dây nóng 0939.884.555 và 0939.838.979, tiếp nhận 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần và được bảo đảm bí mật theo quy định.
Theo Tiền phong
"Tắc đường" sang Trung Quốc, giá dưa hấu 1.000 đồng/kg vẫn ế Trung Quốc tạm dừng hoạt động giao thương để tập trung xử lý bệnh dịch do virus Corona gây ra, do vậy thương lái mua dưa hấu ở Việt Nam "tắc đường" sang Trung Quốc, thậm chí giá bán nội địa chỉ còn 1.000đồng/kg nhưng vẫn ế ẩm. Theo ông Lê Đình Chiến ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), 1 thương lái lớn...