Trung Quốc dùng máy bay do thám kiểm soát vùng tranh chấp với Hàn Quốc
Căng thẳng biển đảo lại nổ ra giữa Trung Quốc và Hàn Quốc sau khi các quan chức Hàn Quốc cho hay họ đang kiểm chứng thông tin Bắc Kinh lên kế hoạch triển khai máy bay không người lái để kiểm soát khu vực tranh chấp phía nam đảo Jeju.
Trạm nghiên cứu đại dương trên bãi đá ngầm Ieodo.
Bãi đáo Ieodo, hay Socotra, trong những năm gần đây đã là “điểm nóng” căng thẳng ngoại giao giữa hai nước, do nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của cả Hàn Quốc và Trung Quốc.
“Chúng tôi hiện đang chứng thực thông tin. Trong khi Công ước luật biển của Liên hợp quốc đảm bảo tự do hàng hải và hàng không, việc xác nhận mục đích của các chuyến bay cần phải được làm rõ”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-young cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ.
“Chính phủ sẽ nỗ lực hết sức dựa vào Trạm nghiên cứu đại dương Ieodo. Chúng tôi sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu có vấn đề cho thấy có hành vi thực hiện quyền tài phán đối với Ieodo”, người phát ngôn cho hay.
Trong khi đó trong ngày hôm nay Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak dự kiến triệu tập một cuộc họp an ninh để bàn về vấn đề Triều Tiên và các vấn đề an ninh khác.
Video đang HOT
Theo báo chí Trung Quốc, Trung Quốc dự kiến dùng máy bay không người lái để thực hiện giám sát biển và mở rộng sự hiện diện của nước này ở các vùng biển cho tới năm 2015, chủ yếu là ở quần đảo tranh chấp ở Hoa Đông, Nhật gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, và bãi đá ngầm Hoàng Nham/Scarborough, bãi đá tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc.
Trong khi đó bãi đá chìm Ieodo nằm ở nam đảo Jeju và dưới mực nước biển 4,6m, là nền móng của Trạm nghiên cứu hải dương, được chính phủ Hàn Quốc phát triển vào năm 2003, nhằm nghiên cứu các dòng biển và thu thập dữ liệu thời tiết, bảo vệ môi trường và bảo tồn thủy sản.
Hôm chủ nhật vừa qua Cục hải dương nhà nước Trung Quốc (SOA) cho biết đã hoàn thành chương trình do thám vào hôm chủ nhật, theo đó cơ quan này đã triển khai máy bay không người lái ở Liên Vân Cảng, thành phố ven biển ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Cơ quan này dự kiến sẽ thiết lập quy định hoạt động và quy định cho các căn cứ giam sát dọc bờ biển nước này từ nay đến 2015, Tân Hoa xã dẫn lời Yu Qingsong, người đứng đầu một đơn vị liên quan cho biết.
Hồi tháng 3 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã triệu đại sứ Bắc Kinh ở Hàn Quốc Zhang Xinsen lên để phản đối sau khi, Liu Cigui, giám đốc của SOA, tái tuyên bố chủ quyền đối với Ieodo và cho biết cơ quan của ông sẽ tuần tra khu vực bằng tàu cũng như máy bay.
Tháng 7/2011, Trung Quốc cử 3 tàu tuần tra tới vùng biển gần Ieodo, nơi công nhân Hàn Quốc đang cố gắng trục vớt một tàu bị đắm tại đây. Căng thẳng tiếp tục leo thang vào tháng 11 cùng năm khi Bắc Kinh tuyên bố kế hoạch triển khai tàu giám sát 3.000 tấn tới khu vực.
Chương trình máy bay không người lái được công bố vào thời điểm tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo tăng cao. Chính phủ Nhật đã mua đảo Senkaku/Điếu Ngư vào đầu tháng này, gây ra các cuộc biểu tình bạo lực ở Trung Quốc. Các công ty Nhật tại Trung Quốc như Toyota, Honda và Nissan hiện cho biết đang xem xét rút hoặc giảm hoạt động tại đây.
Theo Dantri
Tàu tuần tra Nhật - Trung chỉ cách nhau nửa hải lý
Khi các tàu hải giám của Trung Quốc đến khu vực quần đảo tranh chấp, chúng được theo sát bởi ba tàu và ba trực thăng của lực lượng tuần duyên Nhật. Khoảng cách của tàu hai nước có lúc chỉ một nửa hải lý.
Các tàu Trung Quốc đến vùng nước tranh chấp gần đảo Senkaku/Điếu Ngư gồm Hải giám 50, 15, 26, 27, 51 và 66. Ảnh: Xinhua
Chi tiết chuyến đi của các tàu hải giám Trung Quốc ra khu vực Điếu Ngư/ Senkaku được Xinhua đưa chi tiết hôm qua, cùng lời khẳng định lực lượng này "đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ".
Các tàu của Trung Quốc được điều ra vùng tranh chấp hôm 14/9, ba ngày sau khi Nhật công bố mua ba trong số 5 đảo thuộc quần đảo không người ở. Giới chức Trung Quốc cho hay tàu của Trung Quốc đến nơi cách đảo 1,55 hải lý.
Tàu của Nhật và Trung Quốc đã trao đổi những lời cảnh báo, xua đuổi. Sau một ngày, các tàu của Trung Quốc rời đi.
Lực lượng Hải giám Trung Quốc được thành lập từ năm 1998, với hơn 10.000 nhân viên và 300 tàu cùng 9 máy bay tuần tra. Các tàu và máy bay của CMS bắt đầu những chuyến tuần tra tại vùng biển của Trung Quốc từ năm 2006 và duy trì giám sát 24 giờ/ngày.
Sau khi Nhật mua đảo Senkaku/Điếu Ngư, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố "theo dõi chặt chẽ các diễn biến của tình hình và có quyền đưa ra hành động đáp trả". Lực lượng Hải giám Trung Quốc cho hay cơ quan này đã lên một kế hoạch hành động, đồng thời sẽ có những việc làm cụ thể tùy thuộc vào diễn biến tình hình tại Senkaku/Điếu Ngư.
Về phía Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda khẳng định "sẽ duy trì sự cảnh giác cao nhất và áp dụng tất cả các biện pháp có thể nhằm đảm bảo an ninh" ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Koichiro Gemba kêu gọi đôi bên hãy bình tĩnh.
Ngoài những phản đối từ phía chính phủ, làn sóng biểu tình chống Nhật trong dân chúng nổi lên ở nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc. Xe ô tô của đại sứ Nhật Bản ở Bắc Kinh từng bị cướp cờ và hơn 20 cuộc biểu tình chống Nhật đã diễn ra ở nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc trong hơn một tháng qua.
Hàng chục nghìn người tham gia biểu tình tại hàng chục thành phố trên khắp Trung Quốc trong hai ngày 15-16/9. Những người này giận dữ tấn công các nhà hàng, trung tâm thương mại Nhật Bản và ô tô của Nhật sản xuất.
Trước tình hình những cuộc biểu tình chống Nhật ngày càng nhiều, Nhật Bản đã yêu cầu cơ quan an ninh Trung Quốc đảm bảo an toàn cho công dân Nhật trên lãnh thổ Trung Quốc. Cơ quan đại diện của Nhật ở Thượng Hải cũng phát đi lời cảnh báo công dân nước mình nên cảnh giác và tìm cách giữ gìn an toàn cho chính bản thân mình.
Theo VNE
Căng thẳng biển đảo, Nhật mua 4 tàu đổ bộ tấn công Căng thẳng tranh chấp biển đảo giữa Tokyo với Bắc Kinh và Seoul đã khiến Bộ Quốc phòng nước này quyết định tăng cường tiềm lực quân sự và trước mắt sẽ là mua các tàu đổ bộ tấn công. Nhật Bản lên kế hoạch mua các tàu đổ bộ lưỡng cư cho Lực lượng phòng vệ mặt đất (GSDS) và sẽ danh...