Trung Quốc dùng Liêu Ninh hay lập vùng phòng không Biển Đông?
Một giáo sư đại học Nhân dân Trung Quốc đưa ra lý do chưa lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông, nhưng Liêu Ninh đã như một con kền kền phủ bóng tại vùng biển này.
Chưa lập chứ không phải không lập trên Biển Đông
Thời Ân Hoằng, giáo sư đại học Nhân Dân tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã có một cuộc trao đổi ngày 26/11 về lý do vì sao Trung Quốc chưa tuyên bố cái gọi là “vùng nhận diện phòng không” tại Biển Đông như những gì đang diễn ra ở Hoa Đông.
Hiện tại, cả thế giới đều biết Trung Quốc đang có những tranh chấp lãnh thổ gay gắt tại hai vùng biển này, Hoa Đông với Senkaku/Điếu Ngư, Biển Đông với đường 9 đoạn.
Trên thực tế, dù Biển Đông chưa bị Trung Quốc lập vùng nhận diện phòng không nhưng đã có những hình thái tương tự như khu cấm đánh bắt cá, khu cấm tàu lạ ra vào mà không có sự cho phép của Hạm đội Nam Hải.
Tuy nhiên, những gì đang diễn ra ở Hoa Đông là nước cờ mới, thể hiện sự ngang ngược, hống hách, bá quyền với quy mô mới, diện mạo mới. Lý do gì khiến Trung Quốc không một công đôi việc, thiết lập vùng phòng không lên cả hai vùng biển đang có tranh chấp?
Trả lời vấn đề này, vị giáo sư Thời Ân Hoằng kia đã cho rằng: “Bạn phải có một lý do để làm điều này. Lập trường khiêu khích của chính phủ ông Shinzo Abe cho chúng tôi lý do. Nhưng ở biển Nam Hải (tên Trung Quốc gọi Biển Đông) không có điều kiện như vậy. Mối quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam đang được cải thiện và Trung Quốc không có nhu cầu đi quá xa để đối phó với Philippines”.
Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc không che giấu việc áp đặt vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông
Vị giáo sư kia chỉ ra rằng Trung Quốc đang thể hiện mình là một nước lớn, chỉ đối phó với những quốc gia ngang tầm, còn với nước yếu, nếu không ngoan ngoãn và tuân phục, Trung Quốc sẽ không chấp nhận và có những hành động thô bạo.
Tuy nhiên, chỉ là Trung Quốc “chưa lập” chứ không phải là “không lập”, bởi trong tuyên bố trước đó, hôm Chủ nhật ngày 24/11, Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết nước này sẽ thiết lập các “khu vực nhận diện phòng không” bổ sung vào thời điểm “hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết”.
Lời tuyên bố này cho thấy Hoa Đông là một dạng thí điểm, một khi thí điểm xong, Trung Quốc sẽ “rút kinh nghiệm” để lần triển khai tiếp theo bài bản hơn. Còn lần triển khai tới, có lẽ Biển Đông sẽ là nạn nhân của thói bá quyền.
Kền kền từ Hoa Đông tới Biển Đông
Một động thái rất đáng chú ý của Trung Quốc khi chiếc tàu sân bay duy nhất của nước này bắt đầu thay đổi địa bàn hoạt động. Thay vì thường xuyên xuất hiện trong khu vực biển Hoa Đông và vùng biển xa Tây Thái Bình Dương, Liêu Ninh đang có hành trình tới Biển Đông để tiến hành huấn luyện.
Quân đội Trung Quốc cho biết tàu Liêu Ninh cùng với 2 tàu khu trục và 2 khinh hạm ngày 26/11 đã rời một quân cảng ở thành phố Thanh Đảo, miền Bắc nước này, để tới biển Đông tiến hành các cuộc thử nghiệm và diễn tập. Phía Trung Quốc khẳng định rằng đây là sứ mệnh thường kỳ.
Tàu Liêu Ninh của Trung Quốc đang trên đường tới Biển Đông
Video đang HOT
Sứ mệnh thường kỳ nhưng Biển Đông chưa từng có bóng dáng của con tàu này trước đó. Còn Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm này là đại diện cho tham vọng của quân đội Trung Quốc. Từ một con tàu nát của Liên Xô trước đây, Trung Quốc tân trang, tô vẽ để nó trở thành Liêu Ninh, đại diện cho sức mạnh không ngừng gia tăng của một quốc gia tự nhận có nền công nghệ quân sự phát triển.
Liêu Ninh hiện đang là đại diện cho khả năng tác chiến xa bờ như cách gọi của Trung Quốc, nhưng dễ hiểu hơn, là khả năng viễn chinh, chinh phạt, đánh chiếm ở các vùng biển xa.
Điều gì xảy ra khi Liêu Ninh đến Biển Đông? Đây không khác gì một cách thị uy mà Trung Quốc trịch thượng dành cho những quốc gia yếu kém hơn mình. Đồng thời cũng nhấn mạnh ý đồ “điều hành” khu vực của Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho rằng việc tàu Liêu Ninh tới Biển Đông là diễn biến đáng lo ngại, vi phạm các thỏa thuận giữa Trung Quốc và các bên về việc kiềm chế căng thẳng trên biển Đông.
Ông Hernandez nói: “Việc triển khai (tàu Liêu Ninh) làm gia tăng căng thẳng và vi phạm Tuyên bố về cách hành xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Quyết định triển khai này không được vi phạm luật quốc tế, trong đó gồm cả Công ước Liên hợp quốc về Luật biển”.
Động thái này cũng như một lời nhắc nhở cho việc dù chưa lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông, nhưng tương lai, Biển Đông cũng sẽ đón nhận những điều tương tự mà Trung Quốc đã đối xử với Biển Hoa Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez
Nhật Bản có khóa được đường ra Thái Bình Dương của Trung Quốc?
Trước tuyên bố thành lập vùng nhận diện phòng không đầy khiêu khích của Trung Quốc, Nhật Bản cũng đang xem xét mở rộng khu vực này của mình.
Được biết, từ năm 1969, Nhật Bản thành lập khu vực nhận diện phòng không gồm 4 đảo chính và chuỗi đảo Okinawa ở cực Nam nước này, trong đó có Senkaku. Và cho đến nay, khu vực này vẫn được các quốc gia trên thế giới tôn trọng và chấp hành bởi lẽ, Nhật Bản làm điều đó trên lãnh thổ hợp pháp của mình.
Nếu Nhật Bản mở rộng khu vực này, đường ra Thái Bình Dương của Trung Quốc hoàn toàn bị khóa. Trong khi đó, giấc mơ Đại Trung Hoa của Trung Quốc có một mục tiêu tối thiết là giữ vai trò điều khiển Thái Bình Dương.
Theo báo Đất Việt
Khu nhận diện phòng không: Trung Quốc lợi bất cập hại
Trung Quốc có thể nghĩ khu nhận diện phòng không sẽ là một liều thuốc mạnh trong vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, liều thuốc này mang đến cho Trung Quốc nhiều tác dụng phụ hơn những suy tính ban đầu.
Liều thuốc cho Senkaku/Điếu Ngư?
Có thể nói, Senkaku/Điếu Ngư là nút thắt khó gỡ bỏ nhất trong mối quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản. Cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền với quần đảo này, nhưng Nhật Bản đã cao tay hơn khi quốc hữu hóa các hòn đảo của Senkaku từ tháng 9/2012.
Trung Quốc tìm mọi cách để biến khu vực quần đảo này thành hiện trạng đang tranh chấp thay vì thuộc sở hữu của mình Nhật Bản. Từ đó, thế giằng co diễn ra giữa hai quốc gia. Ban đầu, hải giám của Trung Quốc và tuần duyên của Nhật Bản thay nhau thị uy với những màn đấu vòi rồng trên vùng biển thuộc quần đảo này.
Tiếp sau đó, hàng loạt những đòn công kích nhau cả trên không, trên biển và trên bàn ngoại giao diễn ra.
Hồi tháng 9/2013, căng thẳng lên tới đỉnh điểm khi Nhật Bản tổ chức kỷ niệm một năm quốc hữu hóa Senkaku thì máy bay không người lái của Trung Quốc xâm nhập vùng trời quần đảo này. Nhật tuyên bố sẽ bắn hạ, còn Trung Quốc coi hành động đó nếu diễn ra sẽ là tuyên bố chiến tranh .
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân tuyên bố thành lập khu nhận diện phòng không
Ngay sau đó, hai quốc gia thi nhau tập trận. Tuy tình trạng giữa hai bên luôn căng thẳng, nhưng một điều dễ nhận biết, cả hai quốc gia đều tránh một cuộc va chạm thực sự. Đấu sức không được, Trung Quốc thi hành một kế cao hơn: khu nhận diện phòng không, được áp dụng ngay trên vùng biển mà Nhật tuyên bố chủ quyền.
Thực tế, Trung Quốc đã làm một điều tương tự như nước Nhật khi quốc hữu hóa Senkaku: công bố chủ quyền với không phận biển Hoa Đông, trong đó có Điếu Ngư.
Như vậy, Trung Quốc đặt Senkaku/Điếu Ngư vào tình trạng tranh chấp khi cả hai bên đều khẳng định chủ quyền bằng những hành động thực tế, thay cho tuyên bố ngoại giao. Nếu các hãng hàng không, các quốc gia thông báo lịch trình bay cho Trung Quốc, đồng nghĩa với việc công nhận chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo này.
Nhật Bản chắc chắn sẽ quyết liệt phản đối, như vậy Senkaku/Điếu Ngư rơi vào thế đang tranh chấp, đúng với mục đích mà Trung Quốc cố gắng từ bao lâu nay.
Khi khu nhận diện phòng không được xác lập, giới chức Bắc Kinh có lẽ đang hân hoan về việc tìm ra liều thuộc đặc trị cho vấn đề Senkaku/Điếu Ngư.
Tác dụng phụ: lợi bất cập hại
Tuy nhiên, liều thuốc này có nhiều tác dụng phụ hơn những gì Trung Quốc mong đợi. Đã có những hãng hàng không đầu tiên gửi lịch trình bay đến chính quyền Trung Quốc, trong đó có Japan Airlines, All Nippon Airways của Nhật, Korean Air của Hàn Quốc, Qantas Airways Ltd của Australia...
Những hãng hàng không này chấp hành điều lệ của Trung Quốc theo kiểu "tránh voi chẳng xấu mặt nào". Phát ngôn viên của All Nippon Airways cho hay: "An toàn là ưu tiên hàng đầu, chúng tôi không muốn bị máy bay quân sự Trung Quốc đuổi theo yêu cầu tuân theo mệnh lệnh trên lộ trình bay qua khu vực này."
Khu vực "nhận dạng phòng không" của Trung Quốc và Nhật Bản chồng chéo nhau sẽ khiến cho sự đối đầu càng căng thẳng.
Nhưng những gì Trung Quốc không mong nhận được lại là sự phản đối của rất nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước lớn. Sự phản đối của Nhật Bản là một chuyện, và chắc chắn Trung Quốc cũng không cần nghe Nhật đang nói gì. Nhưng người thứ hai lên tiếng lại là nước Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 25/11 thẳng thừng tuyên bố động thái của Trung Quốc là hành vi "gây bất ổn" và sẽ không có chuyện máy bay Mỹ tuân thủ các quy định do Bắc Kinh đưa ra. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi máy bay của Mỹ vẫn đi qua khu vực này mà không "xin phép"?
Trung Quốc có liều lĩnh điều chiến đấu cơ kèm cặp máy bay dân sự của Mỹ. Hành động này không khác gì thúc Mỹ can thiệp sâu hơn, hiện diện quân sự nhiều hơn ở châu Á - Thái Bình Dương với một lý do rất dễ hiểu: "Mỹ cần đảm bảo an toàn cho các chuyến bay thương mại của mình".
Quốc gia thứ hai Trung Quốc cần lưu tâm là Australia. Ngày 26/11, chính phủ nước này đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc để phản đối hành động trên.
"Việc Trung Quốc công bố vùng nhận dạng phòng không là hành vi không có lợi xét trên bối cảnh căng thẳng khu vực và không đóng góp vào sự ổn định của khu vực" - Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tuyên bố.
"Úc đã thể hiện rõ thái độ phản đối với bất kỳ hành vi đơn phương hay mang tính cưỡng bức nào nhằm thay đổi hiện trạng trên biển Hoa Đông" - Ngoại trưởng Bishop nhấn mạnh.
Những năm qua, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia có rất nhiều cởi mở. Đặc biệt trong những năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối thập niên trước, xuất khẩu nguyên liệu, khoáng sản, hàng tiêu dùng của Australia vẫn đảm bảo bởi có một nguồn nhập khẩu dồi dào là Trung Quốc. Nền kinh tế thứ hai thế giới đang là đối tác lớn của nền kinh tế Australia.
Ngoại trưởng Australia, Julie Bishop khẳng định: "Australia kịch liệt phản đối Trung Quốc".
Đồng thời, trong xã hội Australia cũng có những làn sóng phản đối việc Mỹ sử dụng căn cứ quân sự trong lãnh thổ quốc gia này. Tuy nhiên, những hành động đơn phương, ngang ngược và bá quyền của Trung Quốc như trên chỉ làm tăng thêm sự nghi kỵ không chỉ trong lãnh đạo nhà nước mà còn cả xã hội. Khi sự nghi kỵ vẫn còn, đồng nghĩa với việc sự hiện diện của quân đội Mỹ tại quốc gia này chắc chắn sẽ còn lâu dài.
Mỹ, Nhật, Australia đã lên tiếng phản đối. Các quốc gia nhỏ bé cũng trong cảnh bị bắt nạt như Việt Nam, Philippines... chắc chắn sẽ xích lại gần nhau hơn.
Thực tế, Biển Hoa Đông Trung Quốc lập khu nhận diện phòng không, nhưng tại Biển Đông, Trung Quốc đã có nhiều khu vực cấm khác như cấm đánh bắt cá, cấm tàu lạ... Hơn ai hết, những quốc gia này hiểu những gì sắp đến với mình. Và họ sẽ buộc phải hành động.
Philippines đã gắn bó chặt chẽ với đồng minh Mỹ, Nhật Bản. Việt Nam có những bước hợp tác quan trọng với Ấn Độ, Nga. Các quốc gia ASEAN liên tiếp xác lập mối quan hệ hợp tác toàn diện song phương (chỉ sau quan hệ đồng minh).
Có thể Trung Quốc đạt được mục tiêu biến Senkaku/Điếu Ngư thành khu vực tranh chấp. Nhưng sự ngang ngược, ngạo mạn của quốc gia này chỉ khiến họ chuốc lấy những sự kỳ thị, cảnh giác của cả thế giới. Trong bối cảnh thế giới đa cực chồng chéo những mối quan hệ, việc tự cô lập sẽ chỉ mang đến những kết cục không tốt đẹp.
Ngẫm lại cách nước Mỹ ngoại giao, khi họ chuyển hướng châu Á - Thái Bình Dương, quốc gia này lập tức làm dịu khu vực Trung Đông bằng việc thân thiện với Iran, phớt lờ Israel, hờ hững với Syria. Từ đó, việc tẩy chay, kỳ thị nước Mỹ trong con mắt các quốc gia Hồi giáo sẽ giảm nhẹ.
Đồng thời, xét về đồng minh, nước Mỹ còn cả khối NATO sẵn sàng liều mình sống chết.
Trong khi đó, Trung Quốc giàu, mạnh, nhưng thân cô thế cô. Trung Quốc đầu tư ồ ạt, hi vọng dùng đồng Nhân dân tệ để xây dựng lòng tin, nhưng chỉ một hành động đơn phương, bá quyền, Trung Quốc có thể mất tất cả.
Liều thuốc này của Trung Quốc, có thể coi rằng được cái lợi trước mắt, nhưng để lại mối nguy lâu dài. Người Trung Quốc thâm sâu chắc chắn hiểu điều này, nhưng cũng có thể vì tham mọng, vì giấc mơ Đại Trung Hoa quá nồng cháy mà họ bỏ qua.
Theo Báo Đất Việt
Nhận diện nhóm TSB Trung Quốc "hùng hổ" ra Biển Đông Hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh ra Biển Đông là 2 tàu khu trục mang tên lửa S-300 và 2 tàu hộ vệ hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc. Nhóm tàu sân bay Trung Quốc đã rời cảng Thanh Đảo vào ngày hôm qua và dự kiến sẽ tới huấn luyện tới Biển Đông trong vài ngày tới. Đây là lần...