Trung Quốc dừng ‘hiệp ước dẫn độ’ với New Zealand
Bắc Kinh thông báo sẽ đình chỉ “hiệp ước dẫn độ” với Wellington để phản ứng việc New Zealand dừng hiệp ước dẫn độ với Hong Kong.
Quyết định được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân thông báo trong buổi họp báo ở Bắc Kinh hôm nay. Tuy nhiên, “hiệp ước dẫn độ” giữa Trung Quốc và New Zealand không tồn tại trong thực tế.
Bộ Ngoại giao New Zealand chưa bình luận về sự việc.
Phát ngôn viên Vương Văn Bân họp báo ở Bắc Kinh hôm 31/7. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Video đang HOT
Động thái diễn ra sau khi Ngoại trưởng New Zealand hôm 28/7 thông báo đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong để phản đối luật an ninh mà Trung Quốc ban hành tại đặc khu này. New Zealand cũng thay đổi cách kiểm soát xuất khẩu các mặt hàng nhạy cảm như công nghệ quân sự hoặc hàng hóa “ứng dụng kép” có thể phục vụ mục đích quân sự. Những mặt hàng này khi xuất khẩu sang Hong Kong sẽ được đối xử như xuất đến Trung Quốc.
Wellington cũng nâng khuyến cáo đi lại để c ảnh báo người dân về những rủi ro do luật an ninh mới. Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại New Zealand cho biết công dân có nguy cơ bị bắt và truy tố vì một loạt hoạt động và người bị bắt có thể bị đưa sang Trung Quốc đại lục. Hình phạt tối đa theo luật an ninh Hong Kong là tù chung thân.
Hiệp ước dẫn độ giữa New Zealand và Hong Kong được ký ngày 28/8/1998, cho phép dẫn độ nghi phạm bị cáo buộc tội giết người, hỗ trợ hoặc xúi giục tự sát, tấn công gây thương tích, bắt cóc, tấn công tình dục, buôn bán ma túy và nhiều tội danh khác.
New Zealand và Trung Quốc có một hiệp ước, song không cùng mức độ như hiệp ước New Zealand – Hong Kong. Bộ trưởng Tư pháp mỗi nước có thể tùy ý quyết định dẫn độ hay không.
Các đồng minh của New Zealand trong liên minh an ninh Ngũ Nhãn gồm Mỹ, Canada, Australia và Anh, trước đó cũng đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong do luật an ninh mới. Đức cũng đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong cuối tuần qua.
Trung Quốc chấm dứt hiệp ước dẫn độ giữa Hong Kong với Canada, Australia và Anh để đáp trả, tuyên bố các nước này “chính trị hóa hợp tác tư pháp với Hong Kong” và “làm tổn hại nghiêm trọng nền móng hợp tác tư pháp”.
Luật an ninh Hong Kong được ban hành cuối tháng 6, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các “trường hợp nghiêm trọng” thuộc về chính quyền trung ương.
Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong khẳng định luật an ninh mới chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ, trong khi quyền lợi, tự do của người Hong Kong cũng như lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, Mỹ và nhiều các nước châu Âu chỉ trích luật này, gọi đây là sự hủy hoại tự chủ, tự do của Hong Kong và làm suy yếu nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
New Zealand tuyên bố 'quét sạch' Covid-19
New Zealand dự kiến dỡ bỏ mọi hạn chế khi lần đầu ghi nhận không còn ca nhiễm Covid-19 nào.
New Zealand hôm nay ghi nhận ngày thứ 17 liên tiếp không có ca nhiễm mới. Suốt 10 ngày qua, người dân đất nước đang háo hức chờ đợi báo cáo về tình trạng của một phụ nữ trong độ tuổi 50 ở Auckland, người duy nhất còn cách ly vì nCoV ở quốc gia này. Bộ Y tế New Zealand hôm nay thông báo người này đã bình phục.
"Bộ Y tế được cơ quan y tế Auckland thông báo ca nhiễm duy nhất còn lại đã hết triệu chứng trong 48 giờ qua và được công nhận là khỏi bệnh", trích thông báo của Bộ Y tế New Zealand. "Hiện người này đã không còn bị cách ly".
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern trong cuộc họp báo Covid-19 ở Wellington hôm 20/5. Ảnh: AFP.
Thủ tướng Jacinda Ardern dự kiến sẽ tuyên bố dỡ bỏ mọi hạn chế trong nội địa vào 11/6. Lệnh kiểm soát biên giới nghiêm ngặt vẫn giữ nguyên. Bà Arden ra lệnh phong tỏa đất nước hôm 25/3 khi số ca nCoV ở New Zealand vẫn ở mức thấp, và nới lỏng hạn chế từng bước.
Covid-19 xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 7 triệu người nhiễm và hơn 400.000 người chết. New Zealand ghi nhận chưa tới 1.500 ca Covid-19, 22 ca tử vong.
Trung Quốc ngỏ ý giúp Mỹ điều tra hạt giống lạ Bưu chính Trung Quốc ngỏ ý giúp điều tra nguồn gốc các gói hạt giống lạ gửi tới hòm thư của người dân Mỹ. "Bưu chính Trung Quốc đã đề xuất với Bưu chính Mỹ hoàn lại những gói hàng giả này về Trung Quốc để điều tra", Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Văn Bân hôm 28/7 cho biết. Ông Vương cho hay...