Trung Quốc đừng “đánh thức” Mỹ
Tư lệnh Các chiến dịch hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson, sẽ thăm Bắc Kinh và TP Nam Kinh, đồng thời gặp gỡ người đồng cấp Trung Quốc là Phó Đô đốc Thẩm Kim Long và các lãnh đạo của Ủy ban Quân ủy trung ương Trung Quốc.
Chuyến đi bắt đầu từ ngày 13 đến 16-1 này có mục đích “giảm nguy cơ thông qua đối thoại”, theo thông báo của Hải quân Mỹ.
Trung Quốc lâu nay khó chịu với sự hiện diện của hải quân Mỹ ở châu Á, đặc biệt là các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên biển Đông và sự ủng hộ về quốc phòng dành cho Đài Loan. Trong tuần rồi, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin tên lửa diệt hạn DF-26 đã được triển khai đến miền Tây Bắc nước này và có thể “ngắm” tàu Mỹ trên biển Đông. Trước đó, một số tướng lĩnh “diều hâu” của Trung Quốc liên tiếp lên tiếng đe dọa Mỹ. Trong khi thiếu tướng hải quân La Viện hiến kế đánh chìm 1 hoặc 2 tàu sân bay Mỹ ở biển Đông thì đại tá không quân Đới Húc bày mưu cho tàu chiến Trung Quốc đâm vào tàu hải quân Mỹ.
Các máy bay chiến đấu F/A-18 bay phía trên tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ Ảnh: HẢI QUÂN MỸ
Video đang HOT
Bà Bonnie Glaser, Giám đốc dự án Sức mạnh Trung Quốc, nói với trang Business Insider rằng tuy những bình luận trên không phải tiếng nói chính thức từ Bắc Kinh song cũng cũng không thể hoàn toàn bỏ qua. Chuyên gia John Hemmings của Hiệp hội Henry Jackson chung nhận định: “Việc để cho tướng lĩnh phát ngôn nguy hiểm như vậy cho thấy tâm thế chủ nghĩa dân tộc đang lèo lái chính sách về khu vực của Trung Quốc”.
Cũng theo Business Insider, tại Mỹ có một số ý kiến lo ngại việc tàu sân bay bị đánh chìm có thể bẻ gãy ý chí nước này. Tuy nhiên, các chuyên gia khác chỉ ra rằng Mỹ từng mất tàu sân bay trước đây nhưng họ chưa bao giờ bị loại khỏi vòng chiến. “Tấn công tàu sân bay Mỹ là quyết định mà bất cứ cường quốc nước ngoài nào cũng phải dè dặt nhất. Họ phải biết rằng nếu chọn mục tiêu đó, cơn thịnh nộ sẽ giáng xuống họ (…)” – ông Bryan McGrath, Giám đốc điều hành của Công ty Tư vấn quốc phòng và an ninh The FerryBridge Group LLC (Mỹ), mạnh miệng không kém tướng La Viện. Tương tự, chuyên gia Hemmings cho rằng chiến thuật đánh chìm tàu sân bay (nếu thực sự xảy ra) sẽ phản tác dụng bởi “hải quân Trung Quốc đơn giản là chưa sẵn sàng cho một trận chiến thực sự”. Ông Hemmings ví von: “Nếu Trung Quốc đánh chìm tàu sân Mỹ, mãnh thú sẽ bừng tỉnh!”.
Hải Ngọc
Theo nld.com.vn
Truyền thông Trung Quốc tung tin triển khai tên lửa diệt hạm sau khi Mỹ tuần tra Biển Đông
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng, quân đội nước này đã triển khai các tên lửa chống hạm tầm trung DF-26 ở khu vực cao nguyên và sa mạc và có tầm bắn có thể bao trùm Biển Đông. Thông tin được đưa ra ngay sau khi tàu hải quân Mỹ tuần tra tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế chiến lược này.
Hệ thống tên lửa DF-26 của Trung Quốc (Ảnh: CSIS)
Thời báo Hoàn Cầu dẫn nhận định của một chuyên gia quân sự giấu tên nói rằng: "Ngay cả khi triển khai ở sâu trong đất liền Trung Quốc, tầm bắn của DF-26 vẫn đủ bao trùm Biển Đông".
Thông tin trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS McCampbell của Hải quân Mỹ hôm 7/1 đã tiến hành tuần tra tự do hàng hải gần Hoàng Sa, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Các hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Hải quân Mỹ ở Biển Đông được cho là một trong các động thái nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý và hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hệ thống tên lửa DF-26 ban đầu được đưa vào biên chế của Lực lượng Tên lửa thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hồi tháng 4 năm ngoái. Tên lửa này đã xuất hiện trong một lễ diễu binh năm 2015 ở Bắc Kinh.
Theo báo cáo của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế (CSIS - Mỹ), Trung Quốc có thể mới chỉ đang phát triển tên lửa DF-26 phiên bản chống hạm và mới đưa vào thử nghiệm năm 2017.
Mặc dù truyền thông Trung Quốc ca ngợi tên lửa này là "sát thủ diệt hạm" có thể tấn công mục tiêu ở cách xa hơn 5.00km, song chuyên gia quân sự Carl Schuster, cựu giám đốc tại Trung tâm tình báo chung thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, tỏ ra hoài nghi về năng lực chống hạm của tên lửa này.
"Hãy nhớ, Liên Xô chưa bao giờ phát triển thành công tên lửa đạn đạo chống hạm, và chưa nước nào ở phương Tây làm được điều này", ông Schuster nói. Theo chuyên gia này, việc tung tin triển khai DF-26 có thể chỉ là "chiêu" qua mặt dư luận của Bắc Kinh.
Giới chuyên gia cho rằng, bất chấp những đe dọa này của Trung Quốc, Mỹ dường như sẽ không ngừng thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
"Chính quyền Tổng thống Trump sẽ không lùi bước trước sức ép của Trung Quốc", Malcolm Davis, một chuyên gia phân tích cấp cao tại Viện nghiên cứu chính sách chiến lược ở Canberra, nhận định.
Minh Phương
Theo Dantri/ Sputnik
Tàu hải quân Mỹ cấp tập vào Biển Đen Thêm một tàu hải quân Mỹ tiến về hướng Biển Đen trong bối cảnh căng thẳng dâng cao tại đây sau khi Nga bắt giữ 3 tàu Ukraine với cáo buộc xâm phạm lãnh hải vào cuối tháng 11, theo trang Navy.mil. Tàu đổ bộ USS Fort McHenry HẢI QUÂN MỸ Sứ mệnh của tàu đổ bộ USS Fort McHenry tại Biển Đen...