Trung Quốc dùng “chiêu” gì để biến Campuchia từ thù địch thành đồng minh?
Hôm 1/9, The Diplomat đã đăng tải bài bình luận của David Hutt, một chuyên gia về quan hệ đối ngoại tại Phnom Penh, Campuchia, về cách thức Trung Quốc khiến Campuchia từ nước từng thù địch sang trung thành nhất với Bắc Kinh.
Trong một tuyên bố hôm 15/7, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết, Trung Quốc đã hoàn tất khoản viện trợ trị giá 600 triệu USD cho nước này sau khi ông gặp Thủ tướng Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh ASEM tại Mông Cổ.
Đến ngày 24/7, theo Reuters, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 49 (AMM-49) tại Vientiane, Lào, Campuchia phản đối việc đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài theo phụ lục VII về Biển Đông trong văn bản tuyên bố chung của hội nghị dù đây là cuộc gặp đầu tiên của ASEAN kể từ khi phán quyết được công bố.
Theo The Diplomat, trước những lời chỉ trích, ông Hun Sen khẳng định, những cáo buộc cho rằng chính phủ của ông bị “mua chuộc” là không công bằng đối với Campuchia. Ông nói thêm: “Tôi sẽ không cho phép bất cứ ai xúc phạm Campuchia. Tôi không hỗ trợ bất kỳ quốc gia nào”. Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Bu Jianguo ca ngợi và cho rằng lập trường về Biển Đông của Phnom Penh rất trung lập và công bằng. Bà này còn nhấn mạnh: “Không chỉ chính phủ Trung Quốc, mà hàng triệu người dân Trung Quốc đánh giá cao lập trường của Thủ tướng Hun Sen”.
Video đang HOT
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Campuchia sẽ một lần nữa muốn giành được sự “đánh giá” cao của Trung Quốc tại Hội nghị Cấp cao ASEAN và Đông Á dự kiến diễn ra từ ngày 6-8/9 tới.
Trong những tháng gần đây, Chính phủ Campuchia liên tục có những tuyên bố thể hiện sự ngưỡng mộ và mật thiết đối với Trung Quốc. Ngày 3/8, Phó Thủ tướng Hor Namhong nói rằng sự phát triển của Campuchia “không thể tách rời” sự viện trợ của Trung Quốc. Phát ngôn viên Hội đồng Bộ trưởng Campuchia Phay Siphan khẳng định: “Nếu không có viện trợ của Trung Quốc, chúng ta sẽ chẳng đi đến đâu”. Những nhận xét như vậy là ví dụ rõ ràng nhất cho thấy tính chất của mối quan hệ Campuchia – Trung Quốc.
Điều đáng nói, mối quan hệ này ở thời “không xưa lắm” lại hoàn toàn khác. Năm 1988, ông Hun Sen đã từng miêu tả Trung Quốc là “gốc rễ của tất cả mọi thứ ma quỷ” đang tồn tại ở đất nước ông. Mười hai năm sau, năm 2000, ông Hun Sen đã thay đổi khi gọi Trung Quốc là “người bạn đáng tin cậy nhất” của Campuchia? Vậy tại sao lại có sự thay đổi như vậy?
Sau những mâu thuẫn về một số vấn đề trong quá khứ, mối quan hệ Campuchia – Trung Quốc bắt đầu có những chuyển biến trong khoảng năm 1996, 1997. Ngày 18/7/1996, ông Hun Sen đã được mời tới thăm Trung Quốc. Bắc Kinh lúc đó khẳng định rằng, ông Hun Sen là người có thể tác động để cải thiện mối quan hệ hai nước.
Hội nghị Cấp cao ASEAN khai mạc ngày 6/9/2015.
Bắc Kinh đã cử cả máy bay ra đón, khiến ông Hun Sen rất hài lòng. Ngay trước khi lên máy bay, ông đã tuyên bố rằng chuyến thăm sẽ kết thúc những hoài nghi trong quá khứ. Trong 5 ngày ở Trung Quốc, ông đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng, ký một thỏa thuận mới về thương mại và đầu tư.
Theo ông David, phấn chấn với kết quả chuyến thăm Trung Quốc, tháng 71997 Thủ tướng Hun Sen đã phát động một cuộc đảo chính chống lại Funcinpec, lật đổ các chính trị gia của đảng này trong hệ thống chính phủ. Kết quả, Campuchia bị cắt giảm tài trợ từ phương Tây. ASEAN cũng tạm ngừng kết nạp nước này. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã có cơ hội thân thiết hơn với Phnom Penh bằng các gói viện trợ. Từ đó, ông Hun Sen tự tin rằng, Bắc Kinh sẽ sát cánh cùng với chính phủ của ông.
The Diplomat cho rằng dù ông Hun Sen cho rằng “Không ai có thể mua chuộc Campuchia”, nhưng hầu hết chuyên gia đều không nhận định như vậy.
The Diplomat dẫn lời chuyên gia người Campuchia Sophal Ear, phó giáo sư về ngoại giao và quan hệ quốc tế tại trường Occidental College ở California nhận định, Campuchia dường như đang thực hiện thay các chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Ông nói: “Một đất nước không có chính sách đối ngoại riêng”.
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Campuchia, nhưng trong những năm gần đây Trung Quốc đã dần trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở đây.
Bài luận có tựa đề “Những lợi ích chiến lược của Trung Quốc ở Campuchia” của ông Sophal cùng đồng nghiệp Sigfrido có đoạn viết: “Các tập đoàn nhà nước khổng lồ của Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ USD vào các đập nước, các mỏ dầu, đường cao tốc, ngành dệt may…của Campuchia”. Quanh thủ đô Phnom Penh có rất nhiều biển bằng chữ Trung Quốc quảng cáo cho hàng loạt dự án từ các căn hộ sang trọng tới các con đường hay các bệnh viện điều trị ung thư.
Giáo sư Bronson Percival, Cố vấn cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược (trước đây là Trung tâm Phân tích Hải quân) tại Virginia, Mỹ, mô tả Trung Quốc là “người bảo lãnh an ninh của Campuchia”. Có nghĩa là, dưới sự bảo trợ của Trung Quốc, ông Hun Sen sẽ thoải mái hơn nếu phải đối mặt với các chỉ trích quốc tế. Quan trọng hơn, đầu tư của Trung Quốc giúp Campuchia đạt được những tiến bộ về kinh tế. Trong khi đó, các cử tri nước này lại quan tâm tới những thứ như con đường mới, các hàng hóa nhập khẩu giá rẻ thay vì ngoại giao của Campuchia.
Theo The Diplomat, tình hình hiện tại cho thấy chính phủ Campuchia sẽ không thay đổi, thậm chí còn phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. The Diplomat bắt đầu ra mắt từ năm 2002 và cho đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà bình luận, nhà hoạch định chính sách và các học giả chuyên sâu về các vấn đề trong khu vực này.
Theo Infonet











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trước giờ công bố phán quyết luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Tổng thống Trump sa thải hàng loạt quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia

Hàn Quốc nâng mức cảnh báo an ninh cao nhất trong ngày phán quyết về Tổng thống Yoon Suk Yeol

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chính thức bị bãi nhiệm sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp

Gần 100.000 người đăng ký 20 ghế theo dõi phiên tòa luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol

Israel tuyên bố bước vào 'giai đoạn mới' ở Gaza

Thâm hụt thương mại tháng 2 của Mỹ thu hẹp

Trung Quốc sẽ hành động như thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ?

Chính sách thuế của Mỹ: Washington để ngỏ cửa đàm phán với các nước

Khám phá Hàng Châu: Từ 'Thung lũng Silicon Trung Quốc' đến Trung tâm AI đột phá

Mỹ: Thâm hụt thương mại giảm trước khi áp dụng chính sách thuế mới

Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump
Có thể bạn quan tâm

Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, tuyệt chủng hơn 120 năm bất ngờ tái xuất: Vẻ ngoài nhỏ bé nhưng rất khỏe và khá "nóng nảy"
Lạ vui
12 phút trước
Giám đốc bỏ phố về ngoại ô Hà Nội, dành 6 năm làm khu vườn 3.500m2 'trong mơ'
Sáng tạo
19 phút trước
5 gam màu ai cũng mặc hè này
Thời trang
44 phút trước
1 nữ diễn viên bị tịch thu 15kg vàng trong người ngay tại sân bay: Cảnh sát khám xét nhà riêng phát hiện thêm 14 tỷ đồng
Sao châu á
1 giờ trước
Myra Trần ra sao sau những thăng trầm?
Nhạc việt
1 giờ trước
NSƯT Bùi Thạc Chuyên nói gì về các tình tiết dễ gây tranh cãi ở "Địa đạo"?
Hậu trường phim
1 giờ trước
Hang Sơn Đoòng được bình chọn vào top điểm đến siêu thực
Du lịch
1 giờ trước
JVevermind: "Mạng xã hội không còn vui nữa", thế ngày xưa thì vui cỡ nào?
Netizen
1 giờ trước
Lý do concert "em gái BLACKPINK" tại TP.HCM ế ẩm, chưa có hạng vé nào sold-out sau 1 tuần mở bán
Nhạc quốc tế
1 giờ trước
Ngọc Trinh quay lại đường cũ: Slay thì ít, sốc thì nhiều!
Sao việt
1 giờ trước